15 triệu chứng rối loạn lipid máu (mỡ máu) thường gặp
Triệu chứng rối loạn lipid máu không biểu hiện rõ ràng, hầu hết trường hợp bị rối loạn mỡ máu thường được phát hiện thông qua quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Tuy nhiên, thông qua những dấu hiệu đặc trưng của các biến cố tim mạch và một số bệnh lý toàn thân, chúng ta có thể nhận diện được tình trạng tăng mỡ máu trong cơ thể.
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu được định nghĩa là sự rối loạn chuyển hóa các thành phần mỡ máu, cụ thể như sau:
- Tăng Cholesterol toàn phần: Dưới 200mg/dL hay dưới 5.2mmol/L là chỉ số bình thường, trên 240mg/dL hay trên 6.2mmol/L là tăng bất thường.
- Tăng LDL-Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng thấp): Dưới 130mg/dL hay 3.3mmol/L là chỉ số bình thường, trên 260mg/dL hay trên 4.1mmol/L là tăng bất thường.
- Tăng triglyceride: Dưới 160mg/dL hay trên 2.2mmol/L là chỉ số bình thường, trên 200mg/dL hay trên 2.3mmol/L là tăng bất thường.
- Giảm HDL-Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng cao): Trên 50mg/dL hay trên 1.3mmol/L là chỉ số bình thường, dưới 40mg/dL hay dưới 1mmol/L là giảm bất thường.
Khi có biểu hiện bất thường ở một hoặc nhiều thành phần mỡ máu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu (RLMM). Hậu quả nghiêm trọng của RLMM là gây xơ vữa động mạch, và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chuyên gia cho hay, mỡ máu cao không còn là vấn đề của riêng người lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), mà đã trở thành nỗi lo chung của toàn cộng động, bởi ngày càng có nhiều người trẻ độ tuổi 20 bị RLMM. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt mối lo ngại này bằng lối sống khoa học, kết hợp giải pháp điều hòa mỡ máu từ thiên nhiên.
Kiến thức về các thành phần mỡ máu
|
15 triệu chứng rối loạn lipid máu thường gặp
Giống như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu diễn ra trong âm thầm, nên hầu hết người bị tăng mỡ máu không biết mình mắc bệnh cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng rối loạn mỡ máu đáng chú ý hầu hết đều từ tình trạng toàn thân phát sinh khi mỡ máu tăng cao.
1. 9 triệu chứng rối loạn mỡ máu biểu hiện bên ngoài
Biểu hiện của rối loạn mỡ máu mà chúng ta có thể nhìn thấy ở bên ngoài cơ thể chủ yếu là hiện tượng đục rìa giác mạc (Corneal Arcus) và u vàng da (Xanthomas) là các nốt sần rắn chắc màu vàng nhạt xếp thành dải hoặc mảng tại nhiều vị trí trên cơ thể.
-
Đục rìa giác mạc (Corneal Arcus)
Đây là một vòng tròn hay vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh bao quanh giác mạc mắt, tạo thành bởi cholesterol lắng đọng trong giác mạc. Vòng tròn này thường rất mờ, thế nên đa số người bệnh không biết đến sự tồn tại của nó.
Vòng cung trắng xám bao quanh giác mạc tố cáo tình trạng rối loạn lipid
-
U vàng gân gót (Achilles Tendon Xanthomas)
U vàng gân gót là cục u mỡ to nổi lên ở phần gân gót (có thể ở 1 bên gót chân hoặc cả 2 gót chân). Triệu chứng rối loạn lipid máu này chủ yếu bắt gặp ở những bị tăng mỡ máu do di truyền.
-
U vàng gân (Tendon Xanthomas)
Là những cục u màu vàng nhạt, nằm rải rác ở gân hoặc dây chằng tại các vị trí như khớp đốt bàn tay và bàn chân. U vàng này không phổ biến như u vàng xuất hiện ở gân gót chân.
-
U vàng dưới màng xương
Loại u vàng này được tìm thấy ở củ chày trước (củ trước xương chày tức xương cẳng chân) hoặc đầu xương trên của mỏm khuỷu (mỏm khuỷu là nơi bám trụ của gân cơ tam đầu cánh tay). U vàng dưới màng xương ít gặp hơn u vàng gân và u vàng gân gót.
-
U vàng lòng bàn tay
Những dải u vàng này “định cư” trong lòng bàn tay và nếp gấp mặt trong các ngón tay. U vàng lòng bàn tay có thể đậm hoặc mờ, thưa hoặc dày tùy vào mức độ rối loạn mỡ máu của mỗi người.
-
U vàng mí mắt (Xanthelasma of the Eyelid)
Triệu chứng rối loạn mỡ máu này là những cục u hoặc mảng màu vàng, phân bố ở mí mắt trên hoặc mí mắt dưới và khóe mắt. U vàng mí mắt thường tệp vào da (không nổi cao lên khỏi bề mặt da) với nhiều kích thước. Không chỉ bệnh nhân tăng cholesterol, mà ngay cả những người có mức cholesterol bình thường đôi khi cũng xuất hiện u vàng ở mí mắt.
-
U vàng phát ban (Eruptive xanthomas)
Những người có mức triglyceride cao là đối tượng dễ bị u vàng phát ban. Đây là những nốt sẩn nhỏ, màu vàng trên nền da đỏ, ngứa và rất nhạy cảm. Chúng có thể bùng phát ở nhiều vị trí trên cơ thể, chẳng hạn: lưng, khuỷu tay, mông, đầu gối, bàn tay và bàn chân, nhưng hiếm khi xuất hiện ở mặt. Đặc trưng của u vàng phát ban là đến rất nhanh và tự biến mất sau vài tuần.
-
U vàng thể củ (Tuberous xanthomas)
Đặc điểm của u vàng thể củ là nhô cao lên khỏi bề mặt da, màu vàng hoặc vàng-đỏ, sờ vào cứng và không đau. Người bệnh có thể bắt gặp triệu chứng rối loạn lipid này ở những vùng da bị tì, đè nhiều như khuỷu tay hoặc đầu gối.
-
U vàng thể phẳng (Plane xanthomas)
Đúng như tên gọi, loại u vàng này là các dát mỏng, không sần lên da. Chúng có màu vàng, tương đối mềm và nơi trú ngụ “yêu thích” là ở cổ, thân, vai và nách.
Nhóm triệu chứng tăng lipid máu bên ngoài không biểu hiện ở tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu, sự tồn tại của những dấu hiệu này không rõ nét, thế nên khi nhận thấy đục rìa giác mạc hay u vàng trên da cũng là lúc mức độ rối loạn mỡ máu đã chuyển nặng.
2. 6 triệu chứng rối loạn mỡ máu bên trong
Rối loạn lipid máu nghiêm trọng hoặc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm với những triệu chứng cụ thể như sau:
- Bệnh động mạch vành/ động mạch cảnh: Nếu mảng xơ vữa gây hẹp và tắc nghẽn động mạch vành đưa máu đến tim, gây ra nhồi máu cơ tim với biểu hiện là đau thắt ngực, đau lan hàm, khó thở và cuối cùng là một cơn đau tim. Nếu mảng xơ vữa gây tắc động mạch cảnh dẫn máu lên não, gây đột quỵ nhồi máu não với các triệu chứng như nuốt khó, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, giảm cảm giác nửa người…
- Bệnh động mạch ngoại vi: Hẹp động mạch ở chi do mảng xơ vữa khiến tay chân tê bì và đau nhức, nhất là khi vận động. Nếu động mạch bị tắc, cần phải xử lý thông mạch máu cấp cứu thì mới mong giữ được phần chi bị tắc mạch máu.
- Bệnh gan: Rối loạn mỡ máu có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ có thể biểu hiện bằng triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, vàng da và ói mửa.
- Bệnh viêm tụy: Biểu hiện của căn bệnh này đau bụng dữ dội, buồn nôn và có thể đi kèm với sốt.
- Bệnh mắt: Nhiễm lipid võng mạc là bệnh mắt thường gặp ở người có hàm lượng Triglycerides cao. Giai đoạn đầu, soi đáy mắt sẽ thấy hiện tượng co thắt động mạch, còn ở giai đoạn sau, thị lực sẽ bị giảm sút, khiến mắt nhìn mờ.
- Bệnh sỏi mật: Tăng mỡ máu có thể gây ra kết tủa chất béo trong dịch mật, tạo ra sỏi mật với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, sốt…
Sỏi mật do tăng mỡ máu gây ra triệu chứng đau bụng và buồn nôn
Khi xuất hiện những triệu chứng rối loạn mỡ máu bên trong có nghĩa bệnh đã biến chứng, ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Lúc này, người bị tăng mỡ máu cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu
Ban đầu, người bệnh rối loạn lipid sẽ không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nhưng theo thời gian, nồng độ mỡ máu tăng cao sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng trầm trọng.
1. Xơ vữa động mạch
Biến chứng nặng nề nhất và trực tiếp nhất của rối loạn mỡ máu là xơ vữa động mạch. Khi cholesterol và triglyceride tăng cao, lắng đọng trên thành động mạch sẽ tạo ra mảng xơ vữa, đồng thời làm thành mạch trở nên xơ cứng, dễ hình thành cục máu đông. Sự hiện diện của các mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến những biến cố sức khỏe có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, bao gồm:
- Thiếu máu cục bộ: Lòng động mạch bị thu hẹp bởi mảng xơ vữa, làm giảm lưu lượng máu đến tim hoặc não, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc thiếu máu não.
- Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa ngày một lớn, “chặn đứng” hoàn toàn lưu thông dòng máu sẽ gây ra 2 trường hợp: Một là nhồi máu cơ tim nếu tắc nghẽn xảy ra ở động mạch vành và hai là đột quỵ (tai biến mạch máu não) nếu tắc nghẽn xảy ra ở động mạch não. Cả hai trường hợp này đều tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao và đang có xu hướng trẻ hóa.
2. Tăng huyết áp
Mảng xơ vữa khiến thành mạch kém đàn hồi, làm giảm tốc độ và lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Để cải thiện tình hình, cơ thể tự động bật chế độ ứng cứu bằng cách tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim, tăng giữ nước… Những hoạt động quá mức này là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp có thể phải đối mặt với nguy cơ suy thận, mù lòa, tai biến mạch máu não…
3. Gan nhiễm mỡ
Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ lắng đọng chất béo trong gan. Khi hàm lượng chất béo tích lũy trong gan vượt 5% trọng lượng của gan đồng nghĩa với việc bạn đã bị gan nhiễm mỡ. Căn bệnh này trực tiếp gây suy giảm chức năng gan, làm xơ gan và dẫn đến tử vong.
4. Sỏi mật
Khi triệu chứng rối loạn lipid máu chuyển biến xấu, mọi người cũng cần cảnh giác với bệnh lý sỏi mật.Cholesterol được gan tiết vào dịch mật nhằm loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Để vận chuyển được thì cholesterol phải được hòa tan trong dịch mật, nên cần có acid mật và lecithin. Do đó nếu số lượng cholesterol quá nhiều không tương xứng với acid mật và lecithin thì cholesterol không tan sẽ tồn đọng lại trong túi mật và kết dính với nhau dần tạo thành sỏi. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật và có nguy cơ tắc ống dẫn mật.
5. Đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường (tiểu đường) rất phổ biến ở người bị rối loạn mỡ máu. Khi mỡ máu bị rối loạn sẽ làm tăng lượng chất béo tự do trong máu, đồng thời làm chết hoặc rối loạn chức năng của tế bào tụy. Tế bào tụy bị tổn thương sẽ giảm bài tiết insulin, dần dần gây ra bệnh lý tiểu đường.
Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến biến cố tim mạch cùng nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm, có thể tước đoạt sinh mệnh của người bệnh bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động điều hòa mỡ máu, phòng chống rối loạn mỡ máu từ sớm để đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn mỡ máu hiệu quả?
Thay đổi lối sống, kết hợp bổ sung dưỡng chất thiên nhiên chuyên biệt có khả năng điều hòa mỡ máu là biện pháp phòng ngừa rối loạn mỡ máu hiệu quả nhất hiện nay.
1. Thay đổi lối sống
Một lối sống khoa học có thể giúp kiểm soát và cân bằng tốt các thành phần mỡ máu. Mọi người hãy bắt đầu xây dựng lối sống lành mạnh từ những điều đơn giản sau đây.
-
Chế độ ăn uống phù hợp
Thực đơn phòng chống rối loạn mỡ máu được các chuyên gia khuyến nghị là nên tăng cường chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) có trong cá, quả hạch, hạt óc chó, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu. Cùng với đó, nên bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Đặc biệt, nên tránh tiêu thụ mỡ động vật, nội tạng động vật (gan, óc, thận…), sữa béo, lòng đỏ trứng, đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, pizza, mì tôm… ), đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn thức uống nhiều đường (nước ngọt, trà sữa, bánh kem… ).
Thực đơn ăn uống lành mạnh góp phần ngăn ngừa rối loạn mỡ máu hiệu quả
-
Tập thể dục đều đặn
Đừng chờ đến khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn lipid máu mới tập luyện thể dục, hãy chăm chỉ vận động ngay hôm nay để kiểm soát tốt mỡ máu. Mỗi người nên đặt ra mục tiêu tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, đều đặn tất cả các ngày trong tuần hoặc tối thiểu 5 ngày/tuần. Tùy vào thể trạng và sức khỏe của bản thân để lựa chọn bài tập và cường độ tập thích hợp, không nên tập luyện quá sức.
-
Hạn chế uống rượu và bỏ hút thuốc lá
Rượu bia và thuốc lá là những tác nhân làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Vậy nên, muốn ngăn chặn rối loạn chuyển hóa mỡ, mọi người cần hạn chế hoặc không uống rượu bia và từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
-
Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý
Nếu bị thừa cân/ béo phì, bạn nên nghiêm túc giảm cân để đạt chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI từ 18,5-22,9) và vòng bụng không quá 90cm ở nam giới, 75cm ở nữ giới. Quá trình giảm cân có thể là thử thách đối với nhiều người, nhưng hãy kiên trì để sở hữu chỉ số mỡ máu đẹp và nền tảng sức khỏe tốt.
-
Uống đủ nước
Nước giúp quá trình bài tiết diễn ra trơn tru, tuần hoàn máu dễ dàng và điều hòa mỡ máu hiệu quả hơn. Lượng nước mỗi người nên uống có thể tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể theo tỉ lệ 40ml nước/1kg/ngày. Nếu cường độ vận động cao, bạn có thể tăng lượng nước để đảm bảo hoạt động của cơ thể.
-
Thăm khám định kỳ
Như đã phân tích, triệu chứng rối loạn lipid máu rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, để phát hiện sớm căn bệnh này, mọi người cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ để tiến hành xét nghiệm các chỉ số mỡ máu.
Đối với trẻ em và thanh niên, nên kiểm tra chỉ số mỡ máu 5 năm/lần. Đối với người trung niên và người cao tuổi, nên kiểm tra mỡ máu mỗi năm hoặc 2 năm/lần. Dựa vào kết quả thăm khám lần 1, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tái khám cụ thể cho từng trường hợp.
2. Bổ sung tinh chất điều hòa mỡ máu
Song song với việc duy trì lối sống khoa học, mọi người nên bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng điều hòa mỡ máu từ sớm. Giải pháp này giúp ổn định các thành phần mỡ máu, hỗ trợ phòng chống rối loạn mỡ máu hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, sản phẩm FAZ với thành phần chính là GDL-5 đang là lựa chọn hàng đầu trong xu hướng dự phòng rối loạn mỡ máu từ thiên nhiên. Bằng công nghệ sản xuất hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã phân lập và tinh chiết thành công hợp chất sinh học GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ. Nhờ giữ được nguyên vẹn 5 thành phần quan trọng là Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol và Hexacosanol, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-Cholesterol và tăng hoạt động của HDL-Cholesterol, giúp điều hòa mỡ máu hiệu quả. Nhờ đó hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, sỏi mật, tiểu đường…
FAZ- sản phẩm điều hòa mỡ máu an toàn từ thiên nhiên giúp phòng chống tăng lipid máu, ngăn hình thành xơ vữa từ gốc
Chúng ta không thể nhận biết sớm các triệu chứng rối loạn lipid máu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này thông qua việc xây dựng lối sống lành mạnh và chủ động bổ sung tinh chất điều hòa mỡ máu từ sớm. Biến cố sức khỏe do rối loạn mỡ máu gây ra là vô cùng hệ trọng, thế nên mọi người hãy nâng cao ý thức phòng ngừa tăng mỡ máu ngay khi còn trẻ!
FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH
Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889


