3 cách điều trị rối loạn lipid máu và phòng ngừa hiệu quả
Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim. Chính vì vậy, ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu từ sớm giúp giảm tối đa nguy cơ biến chứng khó lường
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn Lipid máu (rối loạn mỡ máu) là tình trạng rối loạn chuyển hóa các thành phần mỡ máu như tăng cholesterol toàn phần hoặc tăng triglycerid, giảm nồng độ cholesterol tỷ trọng cao (HDL – C) hoặc tăng nồng độ cholesterol tỷ trọng thấp (LDL – C) làm tăng quá trình xơ vữa động mạch. Cụ thể:
Tăng Cholesterol toàn phần:
- Bình thường: Cholesterol trong máu dưới 5.2 mmol/l hay dưới 200 mg/dl
- Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5.2 – 6.2 mmol/l hay 200 – 239 mg/dl
- Tăng bất thường: nồng độ cholesterol trong máu trên 6.2 mmol/l hay trên 240 mg/dl
Tăng Triglycerid trong máu:
- Bình thường: Triglycerid trong máu dưới 1.7 mmol/l hay dưới 150 mg/dl
- Tăng giới hạn: Triglycerid trong máu từ 1.7 – 2.25 mmol/l hay từ 150-199 mg/dl
- Tăng cao: Triglycerid trong máu từ 2.26 – 5.64mmol/l hay từ 200 – 499 mg/dl
- Tăng rất cao: Triglyceride trong máu trên 5.65 mmol/l hay trên 500 mg/dl.
Giảm HDL-C:
- Bình thường: HDL-C trên 1.3mmol/L hay trên 50 mg/dL
- Giảm bất thường: HDL-C dưới 0.9 mmol/l hay dưới 35 mg/dl
Tăng LDL–C:
- Bình thường: LDL-C dưới 3.4 mmol/l hay dưới 130 mg/dl
- Tăng giới hạn: LDL-C từ 3.4 – 4.1 mmol/l hay từ 130 – 159 mg/dl
- Tăng bất thường: LDL-C trên 4.1 mmol/l hay trên 160 mg/dl
Rối loạn lipid máu hỗn hợp: là một sự kết hợp tăng cholesterol với tăng triglyceride
Rối loạn lipid máu là tình trạng một hay nhiều thông số lipid trong máu vượt khỏi giá trị bình thường
3 cách điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn
Điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình liên tục, để khống chế được bệnh, người bệnh cần thay đổi lối sống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có thể kết hợp bổ sung dưỡng chất thiên nhiên chuyên biệt có khả năng điều hòa mỡ máu tại nhà.
1. Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Để góp phần hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh nên tiêu thụ các chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) có trong các loại cá béo, hạt óc chó, quả hạch, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu…. Bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho bệnh, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ chất béo no thường có trong thức ăn nguồn gốc động vật (mỡ, thịt, nội tạng của heo, bò, cừu,…), sữa béo, lòng đỏ trứng, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, pizza, mì tôm… ), đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo không bão hòa dạng trans (TFA), được chứng minh có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
- Thường xuyên luyện tập thể dục:
Thường xuyên luyện tập thể dục giúp cơ thể “đốt” bớt mỡ dư thừa, kích hoạt quá trình phân hủy triglyceride bằng cách sử dụng chúng làm năng lượng thay vì lưu trữ dưới dạng chất béo, đồng thời giúp gia tăng hàm lượng cholesterol “tốt” trong cơ thể. Mức độ tập luyện thường tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, tốt nhất một ngày cần tập ít nhất 30 phút, tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi.
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý:
Lượng chất béo dư thừa tồn đọng trong cơ thể sẽ giải phóng các hormone và protein gây tăng LDL – C trong máu. Do đó, giảm cân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu. Hãy cố gắng giảm cân, giữ chỉ số khối cơ thể ở mức lý tưởng (BMI từ 18,5 – 22,9), vòng bụng không quá 90 ở nam giới và không quá 75cm ở nữ giới.
- Loại bỏ các thói quen có hại:
Bỏ thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu, làm giảm HDL cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình điều trị rối loạn lipid máu. Hạn chế tiêu thụ rượu bia, vì các loại thức uống chứa cồn này có thể làm tăng lượng triglyceride trong máu hoặc “kích hoạt” chứng viêm tụy phát sinh.
Từ bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia khi bị rối loạn lipid máu
2. Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Nếu các biện pháp hỗ trợ điều trị tăng lipid máu tại nhà ở trên không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc người bệnh bị rối loạn mỡ máu nghiêm trọng, có yếu tố nguy cơ tim mạch bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu như:
- Nhóm statin (HMG – CoA reductase inhibitors)
Cơ chế tác dụng của thuốc statin là ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase (đây là một loại enzym ở gan đóng vai trò tổng hợp Cholesterol toàn phần), làm giảm Cholesterol toàn phần nội sinh và kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-C, từ đó tăng thu giữ LDL-C tại gan. Nhờ đó, làm giảm LDL-C, cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng HDL-C.
Statin là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu, bao gồm các thuốc atorvastatin, rosuvastatin, pitavastatin, simvastatin…
- Nhóm fibrate
Fibrat có tác dụng giảm triglycerdis, giảm LDL-C và tăng HDL-C. Nhóm thuốc này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác. Nhóm fibrat bao gồm các thuốc như: fenofibrat, ciprofibrat, bezafibrat…
- Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP)
Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm Triglycerid, giảm LDL-C và tăng HDL-C. Nhóm thuốc này có thể được dùng kết hợp với thuốc nhóm statin hoặc dùng đơn độc trong các trường hợp người bệnh không dung nạp với statin.
- Nhóm Resin
Nhóm Resin thường được chỉ định điều trị trong trường hợp tăng LDL-C. Bao gồm các thuốc cholestyramin, colestipol…
- Nhóm ức chế hấp thu cholesterol
Nhóm ức chế hấp thu cholesterol (điển hình như ezetimibe) thường dùng phối hợp với nhóm statin hoặc không dung nạp với statin. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế hấp thụ Cholesterol toàn phần tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C. Thuốc Ezetimibe được chỉ định điều trị tăng LDL-cholesterol.
3. Bổ sung hoạt chất thiên nhiên giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu
Song song với việc duy trì lối sống khoa học, tuân thủ hướng dẫn điều trị rối loạn lipid từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể kết hợp bổ sung thêm các các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng tăng hoạt hóa receptor tế bào, ổn định các thành phần mỡ máu, hỗ trợ phòng ngừa rối loạn lipid máu hiệu quả và an toàn.
Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và tinh chiết thành công tinh chất thiên nhiên GDL-5 (policosanol) từ phấn mía Nam Mỹ. Tinh chất này được chứng minh có khả năng hỗ trợ cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Qua đó, GDL-5 giúp làm giảm đáng kể số lượng LDL-C và gia tăng số lượng của HDL-C trong máu, góp phần điều hòa mỡ máu hiệu quả.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, FAZ là sản phẩm đầu tiên có chứa hoạt chất quý GDL-5, được hàng triệu người tin tưởng sử dụng để hỗ trợ cải thiện rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Đặc biệt, FAZ có thể sử dụng chung với các loại thuốc điều trị mỡ máu cao và còn giúp nâng cao hiệu quả của thuốc. Điển hình như nhóm statin, khi sử dụng loại thuốc này lâu dài có thể làm tăng PCSK9 – một enzyme thủy phân protein ở gan, gây phân hủy các LDL-Receptor trên bề mặt tế bào, khiến hiệu quả giảm LDL-c của statin chỉ tăng nhẹ khi tăng liều statin cao hơn. Nhờ thành phần GDL-5 thiên nhiên, FAZ sẽ hỗ trợ giảm PCSK9 và tăng hoạt hóa LDL-Receptor tế bào, nâng cao hiệu quả giảm cholesterol trong máu và độ an toàn cao.
Cách phòng ngừa rối loạn lipid máu
Cách phòng ngừa rối loạn lipid máu tốt nhất chính là xây dựng một lối sống khoa học từ ăn uống đến sinh hoạt, tập luyện như:
- Thay các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, bằng các loại thực phẩm chứa chất béo tốt.
- Ăn ít các thức ăn chứa chất bột đường, thay vào đó nên tăng cường rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là những thực phẩm chứa chất xơ.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì
- Bỏ các thói quen gây hại (hút thuốc lá, uống rượu bia…).
- Dành thời gian tập thể dục thể thao với cường độ trung bình khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
- Ngủ đủ 7 – 9 tiếng/ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh áp lực, căng thẳng.
- Người bình thường nên xét nghiệm lipid máu định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, riêng người bệnh rối loạn mỡ máu nên theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên, khoảng 6 – 8 tuần một lần.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có.
- Khi phát hiện bị rối loạn lipid máu, cần tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng biến chứng.
Chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau củ quả có thể giúp phòng ngừa rối loạn lipid máu hiệu quả
Một số thắc mắc liên quan đến cách điều trị rối loạn lipid máu
1. Bệnh rối loạn lipid máu có chữa khỏi được không?
Rối loạn lipid máu là một trong những bệnh lý nguy hiểm, bởi không chỉ diễn tiến trong âm thầm mà còn là nguồn gốc của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim mạch. Do đó, câu hỏi “rối loạn lipid máu có chữa khỏi được không” là thắc mắc mà hầu hết người bệnh quan tâm. Và may mắn là bệnh rối loạn lipid máu có thể kiểm soát và chữa khỏi nếu phối hợp đồng bộ các biện pháp: cải thiện lối sống, sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu.
2. Sử dụng lâu dài các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu có ảnh hưởng gì không?
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu giúp đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng bình thường và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu… Đặc biệt, lạm dụng thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan, tổn thương tế bào gan làm tăng men gan, tiêu cơ, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, xuất huyết não, đạm niệu… Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Trường hợp rối loạn lipid máu nhẹ, không mắc kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… người bệnh có thể chưa cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu mà nên thay đổi lối sống, sinh hoạt và kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu một cách an toàn như FAZ.
Trường hợp chỉ số mỡ máu ở mức cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị để đưa chỉ số về ngưỡng an toàn. Lúc này, người bệnh vẫn có thể kết hợp sử dụng FAZ để nâng hiệu quả của thuốc điều trị, vừa giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tăng liều, hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở về cách điều trị và phòng ngừa rối loạn lipid máu ở trên có thể giúp ích được cho bạn. Ngoài ra, nếu cần tư vấn cách sử dụng FAZ – hỗ trợ điều hòa mỡ máu, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 1800 556 889


