Mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là nguy hiểm?
Nhiều người đã nghe đến khái niệm mỡ máu, lipid máu, nhưng không phải ai cũng biết cụ thể chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về các chỉ số mỡ máu, cũng như cách phòng trị rối loạn mỡ máu đúng cách.
Mỡ máu là gì?
Mỡ máu (lipid máu) là thành phần chất béo lưu thông bên trong dòng máu. Mỡ trong máu có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào và các tổ chức, đặc biệt là cấu tạo màng tế bào, màng nhân, màng ty thể…
Để biết được tình trạng mỡ máu của cơ thể, bạn cần được xét nghiệm các chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và Triglyceride.
Ý nghĩa của các chỉ số mỡ máu
1. Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần phản ánh tổng lượng cholesterol trong máu của cơ thể, thường được ước tính bằng tổng lượng cholesterol gắn với các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL cholesterol), với lipoprotein tỷ trọng cao (HDL cholesterol) và với lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL cholesterol).
2. LDL – Cholesterol
Cholesterol gắn với lipoprotein tỷ trọng thấp viết tắt là LDL-C: Khi có quá nhiều LDL cholesterol trong lòng mạch sẽ làm tích tụ chất béo, lâu dần sẽ xuất hiện mảng xơ vữa. Quá nhiều mảng xơ vữa dẫn đến tắc nghẽn dòng máu lưu thông trong lòng mạch, dẫn đến nguy cơ bị đau thắt ngực hoặc đột quỵ. Do đó, LDL-C còn được gọi là Cholesterol “xấu”.
3. HDL – Cholesterol
Cholesterol gắn với lipoprotein tỷ trọng cao được gọi là HDL-C: Mức HDL Cholesterol cao có lợi cho sức khỏe vì giúp loại bỏ mảng bám dư thừa khỏi động mạch, làm chậm quá trình tích tụ và giúp bảo vệ chống lại cơn đau thắt ngực. Khi chỉ số HDL-C càng cao, nguy cơ tiến triển bệnh tim càng thấp nên HDL-C còn được gọi là Cholesterol “tốt”.
4. Triglyceride
Triglyceride (còn gọi là chất béo trung tính), chiếm 95% lượng chất béo mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Triglyceride có vai trò cung cấp năng lượng và chuyên chở chất béo để trao đổi chất. Tuy nhiên, nếu Triglycerides dư thừa nhiều trong máu sẽ gây rối loạn mỡ máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Mỡ máu bao nhiêu là cao, nguy hiểm? Bao nhiêu là bình thường?
Sau khi xét nghiệm, mỗi người có thể tự kiểm chứng trị số mỡ máu của mình đang là bình thường hay cao thông qua bảng thông tin dưới đây:
Nguyên nhân khởi phát bệnh mỡ trong máu
Bệnh mỡ máu (rối loạn mỡ máu) thường được chia thành hai loại:
1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Di truyền là yếu tố gây ra rối loạn mỡ máu nguyên phát. Các nguyên nhân phổ biến của rối loạn mỡ máu nguyên phát bao gồm:
- Bất thường LDL
– Chứng tăng mỡ máu gia đình: có thể gây nên tình trạng cholesterol tăng cao xuất hiện sớm ở thanh thiếu niên và người trẻ.
– Chứng tăng abetalipoprotein gia đình: là một đột biến trong nhóm lipoprotein LDL được gọi là apolipoprotein.
– Chứng tăng triglyceride máu gia đình: dẫn đến tình trạng triglyceride tăng cao.
– Chứng tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử hoặc đa gen, đột biến ở các thụ thể LDL.
- Lipoprotein tồn lưu
– Rối loạn beta lipoprotein type III
– Thiếu lipase gan
- Lipoprotein giàu triglyceride
– Thiếu lipase lipoprotein
– Thiếu apo C-II
– Thiếu apo A-V
- Bất thường HDL
– Bệnh Tangier, thiếu HDL gia đình
– Hội chứng thiếu LCAT gia đình
– Thiếu CETP
– Bệnh Niemann-Pick type A và B
– Bệnh Niemann-Pick type C…
2. Rối loạn mỡ máu thứ phát
Rối loạn mỡ máu thứ phát bắt nguồn từ các thói quen sống hàng ngày hoặc bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến nồng độ mỡ trong máu.
Các nguyên nhân phổ biến của rối loạn mỡ máu thứ phát bao gồm:
- Lạm dụng rượu bia quá mức và các chất kích thích.
- Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo bão hòa sẽ làm tăng LDL-cholesterol. Chất béo chuyển hóa hoặc axit béo chuyển hóa làm tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol.
- Thừa cân – béo phì, đặc biệt là số đo vòng eo lớn
- Chứng phình động mạch chủ bụng
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Hội chứng chuyển hóa
- Rối loạn nội tiết.
- Bệnh tiểu đường
- Suy giáp
- Bệnh viêm ruột, thường được gọi là IBS
- Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như HIV.
Các nguyên nhân khác cũng làm mỡ trong máu tăng cao bao gồm:
- Lười vận động: Khi cơ thể không vận động hoặc vận động không đủ sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein LDL cholesterol và làm giảm nồng độ HDL cholesterol.
- Hút thuốc lá: Làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL), gây tích tụ nhiều mảng bám trong động mạch.
- Uống thuốc điều trị bệnh: Một số loại bệnh như tiểu đường, suy giáp, bệnh thận… khi dùng thuốc điều trị có thể làm tăng cholesterol cho cơ thể.
Các triệu chứng của rối loạn mỡ máu
Mỡ máu cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, trừ khi bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Hầu hết những người bị rối loạn mỡ máu đều không biết rằng mình mắc bệnh cho đến khi thực hiện các xét nghiệm máu.
Bệnh mỡ máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại vi (PAD). Nếu xuất hiện biến chứng là 2 nhóm bệnh này, có thể bạn sẽ gặp một số biểu hiện bất thường như:
- Xuất hiện các bất thường ở chân: Đau chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc đứng lâu, sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, bụng và tĩnh mạch cổ.
- Các dấu hiệu bất thường ở tim mạch: Tim đập nhanh, có đau ngực, tức ngực và khó thở
- Cảm giác đau, căng tức và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng
- Hệ thống tiêu hóa có nhiều bất thường: buồn nôn, khó tiêu và ợ chua
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Khó ngủ vào ban đêm và kiệt sức vào ban ngày, đôi khi còn bị đổ mồ hôi lạnh
- Chóng mặt, ngất xỉu.
Mỡ trong máu có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau thắt ngực và đột quỵ.
Đối tượng nào thường bị bệnh mỡ trong máu
- Những người thừa cân, béo phì, sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa… làm lượng triglyceride trong máu vượt quá mức cho phép, đây là những đối tượng có nguy cơ đối mặt với rối loạn mỡ máu.
- Bệnh mỡ máu cũng xuất hiện ở những người bị đái tháo đường, suy tuyến giáp, hội chứng thận hư, tăng urê máu, bệnh gan…
- Người nghiện rượu, sử dụng thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc chứa thiazid (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ).
- Người mang yếu tố gen di truyền cũng dễ gặp bệnh mỡ máu hơn những người khác.
Cách xét nghiệm tình trạng rối loạn mỡ máu
Nhằm đảm bảo cho việc chẩn đoán mỡ máu chính xác hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nên nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi xét nghiệm toàn bộ các chỉ số mỡ máu. Nếu bạn chỉ kiểm tra mức HDL-C và cholesterol toàn phần, bạn có thể ăn trước đó.
Mẫu máu dùng để kiểm tra mỡ trong máu.
Trước khi xét nghiệm, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của cơ thể:
- Có triệu chứng gì bất thường hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn đang gặp phải hay không
- Tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh lý tim mạch hay không
- Tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang dùng
Trường hợp đang dùng các loại thuốc có thể làm tăng mức cholesterol, chẳng hạn như thuốc tránh thai, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc vài ngày trước khi xét nghiệm.
Để kiểm tra mức cholesterol, bác sĩ sẽ cần lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bệnh nhân bằng một cây kim nhỏ. Sau khi kim được đâm vào da, một lượng máu nhỏ sẽ được thu thập vào ống nghiệm hoặc lọ, lúc này bạn có thể cảm thấy hơi châm chích khi kim đi vào hoặc đi ra. Thông thường, bệnh nhân sẽ được lấy máu vào buổi sáng và phải nhịn ăn từ đêm hôm trước.
Cách phòng ngừa, điều trị tình trạng mỡ máu cao
Thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng lối sống khoa học là bước đầu tiên bạn nên làm để giảm cholesterol xấu và Triglyceride.
1. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý cùng với lối sống khoa học sẽ có tác động tích cực đến việc giúp giảm mức mỡ máu dư thừa. Biện pháp này có thể được chỉ định ở mọi lứa tuổi, bao gồm:
- Bổ sung chất béo không bão hòa đơn
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, giúp giảm mức LDL-C có hại và tăng mức HDL-C lành mạnh. Theo nghiên cứu khác, chất béo không bão hòa đơn cũng có thể làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol. Cholesterol bị oxy hóa có thể phản ứng với các gốc tự do và góp phần làm tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch hoặc các vấn đề tim mạch.
Dưới đây là một số nguồn chất béo không bão hòa đơn bạn có thể sử dụng thường xuyên: dầu ô liu, các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt điều, hồ đào và macadamias, dầu canola, bơ hạt…
- Ưu tiên chất béo không bão hòa đa, đặc biệt là omega-3
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên 115 người lớn về việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, mức độ cholesterol toàn phần và LDL-C đã giảm khoảng 10%. Ngoài ra, thói quen này còn giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong hải sản và dầu cá bổ sung như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ biển sâu như vây xanh hoặc cá ngừ albacore, động vật có vỏ như tôm, sò, cua… Các nguồn omega-3 có nguồn gốc thực vật thường có trong các loại hạt, trừ đậu phộng.
Chọn nguồn chất béo không bão hòa đa để tăng cường sức khỏe cho bạn.
- Tránh chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa đã được biến đổi sau quá trình hydro hóa. Chất béo này có dạng rắn khi ở nhiệt độ phòng, thường có trong các sản phẩm như bánh ngọt và bánh quy. Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C và làm giảm HDL-C có lợi.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấm chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến sẵn ở Hoa Kỳ kể từ năm 2018. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra lời kêu gọi toàn cầu về việc loại bỏ chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp khỏi nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu vào năm 2023.
Những thực phẩm thường chứa chất béo chuyển hóa bao gồm: Bơ thực vật và bơ ở thể rắn, bánh ngọt và các loại bánh nướng, bắp rang bơ và các loại thức ăn chiên qua dầu mỡ, bánh pizza, kem cà phê nondairy…
Một nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa, cùng với không đủ chất béo không bão hòa đa và chất béo bão hòa dư thừa, là nguyên nhân đáng kể gây tử vong do bệnh tim mạch vành trên toàn cầu.
- Nên ăn chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan là một nhóm các hợp chất khác nhau trong thực vật hòa tan trong nước và các vi khuẩn có lợi sống trong ruột có thể tiêu hóa được chất xơ hòa tan này. Một đánh giá nghiên cứu đã xác nhận những phát hiện trước đó rằng ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, giúp làm giảm cả mức cholesterol toàn phần, giảm LDL-C và giữ được mức độ cholesterol tốt HDL-C.
Một số nguồn chất xơ hòa tan tốt bao gồm: ngũ cốc yến mạch, đậu lăng, bắp cải Brucxen, trái cây, đậu Hà Lan, hạt lanh… Các chất bổ sung chất xơ như psyllium cũng là nguồn chất xơ hòa tan lý tưởng.
- Hạn chế uống rượu bia
Rượu bia có ảnh hưởng rất nhiều đến cholesterol trong máu. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu và dẫn đến các tình trạng như tăng huyết áp và rung nhĩ.
2. Tập thể dục
Vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần có thể giúp đốt cháy mỡ thừa và nâng cao mức HDL-C. Đặc biệt là kết hợp một số hoạt động aerobic sau đây vào thói quen tập luyện thường xuyên của bạn như chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, nhảy dây, kickboxing…
3. Ngưng hút thuốc
Theo các nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng LDL-C và cholesterol toàn phần và giảm HDL-C đáng kể. Do đó, nếu bạn hiện đang hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ thuốc lá và tránh xa việc hút thuốc thụ động.
4. Sử dụng thuốc theo chỉ định
Nếu các chỉ số mỡ máu của bạn vẫn cao sau khi bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, thì bạn nên được kết hợp dùng thuốc điều trị. Việc dùng thuốc gì và liều lượng như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức mỡ trong máu và các yếu tố nguy cơ khác (những thứ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim) của mỗi người.
Nếu bạn có cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Các nhóm thuốc được phép sử dụng trong điều trị mỡ máu cao là:
Statin: Thuốc statin là loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị rối loạn mỡ máu, giúp ngăn chặn một chất mà cơ thể bạn cần để tạo ra cholesterol.
Chất cô lập axit mật: Những loại thuốc được chỉ định thường là: cholestyramine (Prevalite), colesevelam (Welchol)… Tuy nhiên, sử dụng chất cô lập axit mật trong thời gian dài có thể gây ra ợ nóng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, bệnh tiêu chảy…
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Thông thường nhóm thuốc này sẽ được kết hợp với statin.
Niacin: Niacin là một loại vitamin nhóm B có thể giúp tăng HDL cholesterol. Song, thuốc vẫn kèm một số tác dụng phụ như là: đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và ói mửa, tăng lượng đường trong máu.
Thuốc chẹn protein: Thuốc ức chế PCSK9: Thuốc ức chế một loại protein gọi là PCSK9 mang lại tác dụng hỗ trợ loại bỏ LDL cholesterol khỏi máu.
Fibrates: Fibrates là thuốc dùng để làm giảm nồng độ của chất béo trung tính và tăng cholesterol HDL trong máu.
Chất ức chế ATP citrate lyase (ACL): Các chất ức chế ACL sẽ ngăn gan xử lý cholesterol để hỗ trợ giảm LDL cholesterol. Những người bị tăng mỡ máu do yếu tố di truyền và bệnh tim mạch do xơ vữa (ASCVD) có thể nhận thấy lợi ích khi dùng thuốc này.
Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu
Ngoài việc thay đổi lối sống, vận động đều đặn, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ… việc bổ sung dưỡng chất thiên nhiên được xem là xu hướng mới giúp kiểm soát mỡ máu, giảm cholesterol, từ đó cải thiện tình trạng mỡ dư thừa bất thường, phòng ngừa bệnh tim mạch và bảo vệ sức khỏe từ sớm.
Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện tinh chất thiên nhiên từ GDL-5 (Policosanol) có vai trò trong hỗ trợ điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu vượt trội. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau 12 tuần sử dụng GDL-5, giúp giảm 10% cholesterol toàn phần, giảm 20% LDL-c và tăng 19.7% HDL-c.
Hiện nay, FAZ là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa GDL-5, được tinh chiết và sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Mỹ giữ lại được 5 thành phần quý là: Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol và Hexacosanol giúp phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-C (Cholesterol “xấu”), giảm triglyceride, từ đó giúp hạn chế được nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ do mỡ máu tăng cao.
- Góp phần kiểm soát và làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
FAZ chứa GDL-5 thiên nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, điều hòa mỡ máu một cách tự nhiên
Các hậu quả đáng chú ý của tình trạng cholesterol tăng cao là đột quỵ hoặc bệnh lý tim mạch. Vì vậy, nếu có người thân mắc bệnh tim, cholesterol cao, tăng huyết áp… bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và duy trì sử dụng 1 viên FAZ mỗi ngày để hỗ trợ điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ mỡ trong máu tăng cao, giúp bảo vệ sức khỏe từ sớm.
FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc Thành phần và công dụng: FAZ với thành phần Policosanol thiên nhiên (GDL-5) có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, giúp hỗ trợ:
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày). * Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen. Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889 |


