Mua Faz

Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? 16 loại lá tự nhiên nên dùng

Rối loạn mỡ máu là sự mất cân bằng các thành phần mỡ máu, bao gồm: Tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-Cholesterol, tăng Triglyceride, giảm HDL-Cholesterol. Mỡ máu cao có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Để giảm mỡ máu nhiều người tìm đến các loại lá cây. Vậy uống nước lá cây có thực sự đem lại hiệu quả và nên uống nước lá gì để giảm mỡ máu?

uống nước lá gì để giảm mỡ máu

Các loại lá cây giúp giảm mỡ máu như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu, một số thành phần, hoạt chất, chất chống oxy hóa trong một vài loại nước có thể hỗ trợ giảm nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride, đồng thời hỗ trợ tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống lipid máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để tránh trường hợp dùng sai cách, không đúng liều, từ đó không đem lại tác dụng chữa bệnh mà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? 16 loại nước lá giúp hỗ trợ bệnh

Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Một số loại nước lá hỗ trợ giảm mỡ máu bạn có thể tham khảo như:

1. Lá trà xanh

Các chất chống oxy hóa có trong trà xanh như: Catechin, Epigallocatechin gallate (EGCG) có khả năng ức chế enzym liên quan đến quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể, giúp giảm nồng độ LDL-cholesterol (xấu) và triglyceride trong máu.

Ngoài ra, trà xanh còn có thể tăng cường quá trình oxy hóa chất béo và đốt cháy calo, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa mỡ. Nhờ đó, có thể hỗ trợ giảm mỡ máu.

Lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng ức chế enzym tổng hợp cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu

Xem thêm: 26 loại trà giảm mỡ máu tốt cho sức khỏe và lưu ý khi dùng

2. Lá sen

Đừng bỏ qua nước lá sen khi bạn đang thắc mắc uống nước lá gì để giảm mỡ máu. Bên trong lá sen có chứa hợp chất flavonoid, saponin và chất oxy hóa có tác dụng giảm mỡ máu. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá sen còn có khả năng chống co thắt cơ trơn, tăng cường đào thải cholesterol ra khỏi máu và hỗ trợ điều hòa huyết áp.

3. Lá dâu tằm

Từ xa xưa, lá dâu tằm đã được biết đến như một vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu ngày nay đã chỉ rõ, lá dâu tằm có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu nhờ vào các thành phần như: acid hữu cơ, vitamin C, chất xơ.

4. Lá diếp cá

Lá diếp cá có chứa chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 có thể giúp giảm tổng hợp LDL- cholesterol (xấu), đồng thời tăng HDL-cholesterol (tốt). Nhờ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy, nước lá diếp cá là một trong những đáp án của câu hỏi uống nước gì để giảm mỡ máu?

5. Lá cây chó đẻ (diệp hạ châu)

Lá cây chó đẻ có chứa các thành phần hợp chất như: Flavonoid, Alcaloid phyllanthin, Hypophyllanthin, Niranthin, Tamin, axit hữu cơ… có tác dụng hỗ trợ điều hòa mỡ máu và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

6. Lá đắng (mật gấu)

Terpene, Teroid, Coumarin, Flavonoid, Acid Phenolic, Lignan, Xanthone, Anthraquinone, Adotide… là những hợp chất được tìm thấy trong lá đắng. Chúng được cho là có tác dụng trong việc ổn định đường huyết, giảm cholesterol, cải thiện trình trạng mỡ máu cao.

Lá đắng mật gấu

Lá mật đắng chứa nhiều hợp chất giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ kiểm soát mỡ trong máu

7. Lá cát cánh

Lá cát cánh chứa các chống oxy hóa mạnh có khả năng giảm tổng hợp LDL-cholesterol (xấu), tăng HDL-cholesterol (tốt), nhờ đó góp phần cải thiện tình trạng mỡ máu cao như Flavonoid và Polyphenol.

8. Giảo cổ lam 

Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Thử tham khảo giảo cổ lam. Các hoạt chất có trong giảo cổ lam có khả năng tác động đến quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể như: giảm tổng hợp LDL-cholesterol (xấu) và triglyceride, tăng HDL-cholesterol (tốt). Nhờ đó, cải thiện tình trạng mỡ máu cao và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

9. Lá Atiso

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, Atiso chứa chất Cynarin, Cyanidin và Luteolin có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và phòng ngừa một số bệnh ung thư.

10. Lá xoài

Lá xoài chứa nhiều hoạt chất như: Phenol, Flavonoid, vitamin A, vitamin B, vitamin C có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Nhờ đó, hỗ trợ cải thiện mỡ máu cao và điều hòa huyết áp.

11. Lá đu đủ

Lá đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu và hạn chế mảng bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, lá đu đủ còn chứa hợp chất phenolic, polyphenol, có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Lá đu đủ

Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Đừng bỏ qua lá đu đủ

12. Lá cỏ cà ri

Lá cỏ cà ri chứa nhiều hợp chất như: Linalool, alpha-terpinene, myrcene, mahanimbine, caryophyllene, murray ancol và alpha-pinene… có khả năng làm giảm cholesterol xấu. Nhờ đó, hỗ trợ giảm mỡ trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

13. Húng quế

Chất chống oxy hóa anthocyanins và beta caroten trong húng quế được cho là có khả năng làm giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó, hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

14. Cỏ thi

Lá cỏ thi chứa các hoạt như: tanin, photphat, nitrat, achilles giúp làm giảm tổng hợp cholesterol, cải thiện mỡ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch.

15. Lá bồ công anh

Hai hợp chất sinh học trong bồ công anh là Axit citric và Chlorogenic có thể giúp hạn chế quá trình tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột, nhiều carb. Điều này có thể góp phần vào khả năng giảm lượng đường trong máu.

16. Lá oliu

Nước lá oliu cũng là một gợi ý khi bạn đang tìm câu trả lời cho thắc mắc uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Lá oliu chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol. Theo nghiên cứu, axit béo trong dầu oliu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, chiếm 73% tổng hàm lượng dầu có tác dụng làm giảm sự hấp thu của đường ruột đối với cholesterol, nhờ đó giúp phòng tránh các bệnh lý về tim mạch.

Lá oliu

Lá oliu có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu

Lưu ý khi uống nước lá để giảm mỡ máu

Khi sử dụng nước lá để giảm mỡ máu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn:

1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi sử dụng bất kỳ loại nước lá nào để làm giảm mỡ máu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn có phù hợp với tình trạng bệnh lý, sức khỏe hiện tại hay không, cũng như liều lượng phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

2. Hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn

Rượu bia và các đồ uống chứa cồn có thể làm giảm rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, chúng còn tác động đến tim, khiến tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm muối lắng đọng ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.

3. Bỏ thuốc lá

Chất nicotin trong thuốc lá làm mất cân bằng chuyển hóa, khiến tình trạng rối loạn mỡ máu nghiêm trọng hơn.

4. Tránh stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn chuyển hóa lipoprotein, làm tăng tỷ lệ cholesterol toàn phần, LDL-c và triglyceride, đồng thời giảm tỷ lệ HDL-cholesterol tốt cho cơ thể.

5. Tăng cường vận động

Luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đi xe đạp chậm.

6. Bổ sung các hoạt chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu

Bên cạnh lối sống lành mạnh và sử dụng các loại nước lá để kiểm soát mỡ máu. Người bệnh nên bổ sung thêm các hoạt chất sinh hoạt thiên nhiên có tác dụng tăng hoạt hóa receptor tế bào, ổn định các thành phần mỡ máu để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa rối loạn lipid máu hiệu quả hơn.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất thiên nhiên GDL-5 (bên trong sản phẩm FAZ), có khả năng điều hòa men HMG-CoA reductase giúp giảm tổng hợp cholesterol nội sinh; đồng thời, tăng hoạt hóa thụ thể LDL-cholesterol ở màng tế bào, giúp tăng cường chuyển hóa LDL-cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó, làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (cholesterol “xấu”), tăng số lượng HDL-c (cholesterol “tốt”) trong máu, giúp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp.

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi và có đối chứng với giả dược cho thấy, sau 12 tuần sử dụng, GDL-5 giúp giảm 10% cholesterol toàn phần, giảm 20% LDL-c, đồng thời tăng 19.7% HDL-c.

faz hỗ trợ giảm mỡ máu

FAZ – Viên uống hỗ trợ điều hòa mỡ máu từ Mỹ

FAZ – Viên uống hỗ trợ điều hòa mỡ máu từ Mỹ chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có tác dụng hỗ trợ tăng cholesterol tốt HDL- C và giảm cholesterol xấu LDL- C chỉ sau 4-8 tuần sử dụng liên tục

Hy vọng những chia sẻ về thắc mắc uống nước lá gì để giảm mỡ máu trên giúp ích được cho bạn trong quá trình cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Để hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nước lá giảm mỡ máu, đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung 1 viên FAZ mỗi ngày.

15:50 23/11/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest