15 đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu cần sớm kiểm soát và chữa trị
Dựa vào 4 thông số chính của xét nghiệm mỡ máu là Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol, có thể xác định bạn có bị rối loạn lipid máu hay không. Vì vậy, những người nằm trong nhóm các đối tượng dễ bị rối loạn lipid máu cần chú ý tình trạng lipid máu thường xuyên, để có cách cải thiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
- Rối loạn lipid máu là gì?
- 15 đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu bạn cần chú ý
- 1. Người hút thuốc lá
- 2. Nghiện rượu bia
- 3. Chế độ ăn thiếu lành mạnh
- 4. Thừa cân béo phì
- 5. Thiếu vận động
- 6. Căng thẳng thường xuyên
- 7. Do di truyền
- 8. Do thuốc điều trị bệnh
- 9. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- 10. Người mắc bệnh suy giáp
- 11. Người mắc xơ gan mật nguyên phát
- 12. Bệnh thận mạn tính
- 13. Người bệnh tiểu đường
- 14. Lupus ban đỏ
- 15. Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Các biến chứng của rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là sự mất cân bằng của các thành phần như cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c), cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c) và triglyceride. Thông thường, rối loạn lipid máu là mức LDL-c hoặc triglyceride tăng cao hơn so với mức cho phép và mức HDL-c sụt giảm.
15 đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu bạn cần chú ý
Rối loạn lipid máu có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc với khói thuốc lá, yếu tố di truyền… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với các biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây là nhóm các đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu:
1. Người hút thuốc lá
Ngoài tác động đến phổi, hút thuốc lá còn có thể gây rối loạn mỡ máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trước khi phổi hấp thụ các độc chất thoát ra trong khói thuốc lá, những chất này có khả năng:
- Giảm mức HDL-c (cholesterol “tốt”)
- Tăng mức LDL-c (cholesterol “xấu”)
- Làm cho máu đặc hơn và dễ hình thành các cục máu đông bên trong lòng mạch
- Làm hỏng các tế bào trong thành mạch máu, đồng thời làm dày thành mạch và co thắt thu hẹp lòng mạch.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong thuốc lá có chứa một hợp chất có tên là acrolein có tác động đến mức cholesterol trong cơ thể. Acrolein có tính phản ứng cao ngăn cản HDL-c vận chuyển cholesterol ra khỏi động mạch và chuyển đến gan.
Đây là lý do khiến thói quen hút thuốc lá làm tăng tích tụ LDL-c, đồng thời giảm hoạt động của HDL-c, tăng tổn thương thành mạch.
Tỷ lệ rối loạn lipid máu [1] ở người hút thuốc hiện nay là khoảng 54,9%, cao hơn người hút thuốc trước đây là 43,9%.
2. Nghiện rượu bia
Mức lipid trong máu có liên quan đến việc uống rượu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Uống rượu bia gây ức chế protein trung chuyển cholesteryl ester (CETP - có vai trò lấy các triglyceride từ các lipoprotein), hậu quả là làm gia tăng lượng triglyceride trong máu.
3. Chế độ ăn thiếu lành mạnh
Người ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao.
Tiêu thụ chất béo bão hòa (còn gọi là “chất béo xấu”) có thể khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều LDL-c hơn và giảm số lượng LDL-receptor - một loại thụ thể giúp thu nhận các LDL-c và vận chuyển chúng vào . Các nguồn chất béo bão hòa phổ biến mà bạn nên hạn chế tiêu thụ là các sản phẩm động vật (bơ, dầu dừa, mỡ lợn, thịt bò, thịt cừu, da gà…) và các thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt và bánh quy.
Hầu hết chất béo chuyển hóa được sản xuất bằng cách chuyển đổi dầu không bão hòa thành chất béo bão hòa. Những chất béo không tự nhiên này không chỉ làm tăng cholesterol “xấu” mà còn làm giảm mức độ cholesterol “tốt” trong cơ thể. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực phẩm hàng ngày.
4. Thừa cân béo phì
Những người bị thừa cân - béo phì có tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành cao hơn và nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này là do rối loạn lipid máu. Nhiều dẫn chứng cho thấy, có khoảng 60-70% [2] bệnh nhân béo phì bị rối loạn lipid máu. Các bất thường về lipid máu ở bệnh nhân béo phì bao gồm tăng triglyceride, VLDL, apolipoprotein B và mức HDL-c thấp. Nghiên cứu [3] người béo phì dựa trên chỉ số BMI, có gấp 9,8 lần nguy cơ có mức cholesterol "tốt" thấp và 4,6 lần có mức triglyceride cao. Các con số này đều cho thấy người béo phì chính là đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu.
Rối loạn chuyển hóa lipoprotein ở những người béo phì có thể do sự kết hợp của việc sản xuất quá mức LDL và VLDL, giảm sự dị hóa của các phần tử chứa apoB và tăng sự dị hóa của các phần tử HDL. Những bất thường này có thể là hậu quả của tác động chuyển hóa kháng insulin và dư thừa chất béo nội tạng.
Sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân béo phì một phần là do rối loạn lipid máu
5. Thiếu vận động
Các nhà khoa học kết luận rằng, lười vận động có liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là tăng rối loạn lipid máu. Những người ít tập luyện thể thao khiến cơ thể “ù lì”, gia tăng sản sinh LDL-c góp phần vào cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch thông qua xơ vữa động mạch.
Lối sống ít vận động và ăn uống không lành lành dễ gây ra rối loạn lipid máu - yếu tố nguy cơ được xác nhận liên quan các bệnh tim mạch (CVD)
6. Căng thẳng thường xuyên
Căng thẳng được biết là làm tăng cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là cholesterol “xấu”. Mức độ căng thẳng và thời gian căng thẳng tỷ lệ thuận với mức LDL-c và triglyceride.
Stress, căng thẳng kéo dài kích thích cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn (gồm glucose và axit béo) đến cơ và máu để tạo thành nhiên liệu trao đổi chất, khiến gan sản xuất và tiết ra nhiều cholesterol “xấu” hơn. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể cản trở khả năng đào thải lipid của cơ thể.
Nghiên cứu [4] năm 2017 cho thấy, tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ dẫn đến gia tăng mức độ triglyceride và LDL-c, nhưng lại làm giảm tỷ trọng của HDL-c hay còn gọi là cholesterol “tốt”.
Không chỉ vậy, khi căng thẳng cơ thể có thể hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và lựa chọn thực phẩm không tốt cho sức khỏe - tất cả đều ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn.
7. Do di truyền
Rối loạn lipid máu nguyên phát là một bệnh di truyền do đột biến gen (đơn gen hoặc đa gen), thường xảy ra ở người có tiền sử gia đình có người mắc rối loạn lipid máu. Bất thường di truyền này dẫn đến bất thường lipid máu khiến cơ thể sản xuất quá nhiều LDL cholesterol hoặc triglyceride hoặc không thể loại bỏ những chất này.
Đối tượng dễ bị rối loạn lipid máu mang yếu tố di truyền thường khởi phát rối loạn mỡ máu sớm và nặng, do đó dễ dẫn đến khởi phát sớm các bệnh lý tim mạch.
8. Do thuốc điều trị bệnh
Người sử dụng thuốc để điều trị bệnh tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật, hormone và một số loại thuốc ức chế miễn dịch… được biết là có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu.
Khi sử dụng các nhóm thuốc này để điều trị, người bệnh cần quan sát những thay đổi tiêu cực trong xét nghiệm lipid máu trong khi điều trị, nếu có nhiều bất lợi bác sĩ có thể khuyến cáo thay thế bằng một liệu pháp mới. Hoặc nếu không có liệu pháp thay thế và phải ưu tiên điều trị bệnh lý, thì việc theo dõi nồng độ lipid máu là cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên hơn.
9. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Rối loạn lipid máu là một bất thường về chuyển hóa rất phổ biến ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), chiếm khoảng 70% [5]. Kháng insulin là cơ chế bệnh sinh của PCOS, do đó rối loạn lipid máu có thể tương tự với phụ nữ bị PCOS.
Một nghiên cứu [6] gần đây cho thấy, phụ nữ bị PCOS là đối tượng dễ bị rối loạn lipid máu, biểu hiện thông qua mức độ rối loạn của các thành phần lipid máu bao gồm giảm HDL-c, triglyceride cao, và LDL-c tăng cao đáng kể.
10. Người mắc bệnh suy giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến lipid cũng như một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Hormon tuyến giáp kiểm soát chuyển hóa lipid bằng cách điều tiết phối hợp các tác động đặc hiệu trên gan và mô mỡ một cách nhịp nhàng. Nguyên nhân suy giáp có thể trực tiếp do các bệnh lý về tuyến giáp, hoặc cũng có thể do hậu quả của việc điều trị các bệnh lý về tuyến giáp gây nên.
Tỷ lệ bệnh nhân suy giáp bị béo phì dao động trong khoảng 10,5 - 25%. Điều này có liên quan đến sự thay đổi nồng độ trong huyết thanh của cholesterol toàn phần, LDL-c, HDL-c và triglyceride. Sự thay đổi này còn gọi là rối loạn lipid máu.
Rối loạn lipid máu được xác định ở 96,1% bệnh nhân mắc suy giáp, thường gặp nhất là hạ cholesterol HDL và tăng triglyceride máu.
11. Người mắc xơ gan mật nguyên phát
Xơ gan mật nguyên phát là một bệnh gan mạn tính có quá trình tiến triển bệnh liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn lipid máu. Vì vậy, người mắc bệnh này cũng là một trong những đối tượng dễ bị rối loạn lipid máu.
12. Bệnh thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính (CKD) có liên quan đến rối loạn lipid máu bao gồm triglyceride cao, HDL-c thấp và thành phần lipoprotein bị thay đổi. Người mắc bệnh thận mạn tính có thể tiến triển thành các bệnh tim mạch - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hàng đầu, đặc biệt là ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối.
13. Người bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính kèm theo rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein do những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động và bài tiết insulin, đôi khi là cả hai. Ở bệnh nhân tiểu đường, dạng rối loạn lipid máu phổ biến nhất là tăng triglyceride máu, giảm HDL-c và tăng nồng độ LDL-c.
Tuy nhiên, rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
14. Lupus ban đỏ
Kết quả của nghiên cứu [7] công bố bởi Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện, rối loạn lipid máu thường gặp ở bệnh nhân lupus ban đỏ, với các đặc trưng là sự tăng Triglyceride, giảm HDL-c và apolipoprotein. Do đó, rối loạn lipid máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy tim ở bệnh nhân lupus ban đỏ.
15. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Một nghiên cứu lớn [8] trên nhóm 8.592 người tham gia đã điều tra mối liên hệ giữa chứng ngưng thở và rối loạn lipid máu. Các nhà nghiên cứu kết luận có mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ với rối loạn thành phần lipid máu như sau: cholesterol toàn phần cao, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c) và chất béo trung tính (triglyceride) tăng cao. Trong khi đó, cholesterol tỷ trọng cao HDL-c (cholesterol “tốt”) thấp hơn.
Các biến chứng của rối loạn lipid máu
Mặc dù lipid cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, nhưng khi có quá nhiều LDL-cholesterol sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Trên thực tế, mức cholesterol càng cao, người bệnh càng có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Đối tượng dễ mắc rối loạn lipid máu có thể dẫn đến các bệnh lý khác nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, tai biến mạch máu não, hẹp tắc các mạch máu ngoại vi (tay, chân…), gan nhiễm mỡ, sỏi mật, béo phì, tiểu đường…
Và các triệu chứng phổ biến của những tình trạng này là: đau tức ngực, khó thở, căng tức ở cổ, hàm, vai và lưng, tê hoặc yếu liệt các phần của cơ thể, tê hoặc đau chân khi vận động, khó ngủ ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất xỉu…
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân góp phần gây ra khoảng 17,9 triệu ca tử vong [9] hằng năm liên quan đến bệnh lý tim mạch trên toàn cầu. Vì vậy, phòng ngừa rối loạn lipid máu đúng cách và điều trị kịp thời sẽ có thể giúp ổn định các thành phần mỡ máu, từ đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Giải pháp phòng ngừa và kiểm soát lipid máu an toàn, hiệu quả dài lâu Bên cạnh việc xây dựng một lối sống khoa học, tránh những tác nhân xấu gây hại cho sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu theo phác đồ điều trị của bác sĩ… người dễ bị rối loạn lipid máu cần trang bị giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ sớm. Đó là sử dụng các hoạt chất sinh học có nguồn gốc thiên nhiên như GDL-5. Hoạt chất GDL-5 có chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ, trải qua công nghệ chiết xuất hiện đại của Mỹ giúp giữ trọn dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm 5 thành phần là: Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol, Hexacosanol có trong viên uống FAZ. Các thành phần “hiệp lực” cùng tác động giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim,... |
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889
FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch
ECOGREEN chủ động chăm sóc sức khỏe
Bạn muốn nhận thông tin từ các chuyên gia để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp tư vấn sức khỏe chuyên khoa
Nhằm giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Thiếu máu - Nhồi máu cơ tim, …
Hoạt động Cộng đồng
Faz hân hạnh tài trợ Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 năm 2014
Sự kiện này đã thu hút hơn 2.000 đại biểu tham dự, đánh dấu sự phát triển của ngành Tim mạch Việt Nam...