Mua Faz

Thực đơn cho người rối loạn lipid máu: Khẩu phần dinh dưỡng 1 tuần

Điều chỉnh chế độ ăn uống góp phần cân bằng các thành phần mỡ máu, giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu tốt hơn, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Cụ thể nên ăn gì và kiêng gì, bạn có thể tham khảo thực đơn cho người rối loạn lipid máu được thiết kế chi tiết mà FAZ giới thiệu sau đây.

Thực đơn cho người rối loạn lipid máu

Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch

Tổng quan về rối loạn lipid máu

Lipid máu là một thành phần quan trọng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu được định nghĩa là khi có một hoặc nhiều thành phần mỡ máu tăng hoặc giảm bất thường, cụ thể: Tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride (chất béo trung tính), tăng LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt).

Tình trạng này kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu bị suy giảm hoặc ngưng trệ, dẫn đến các bệnh tim mạch nguy hiểm như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoại tử chi…

Các nguyên nhân khiến thành phần lipid máu mất cân bằng bao gồm: Rối loạn chuyển hóa chất béo gây lắng đọng mỡ trong cơ thể; di truyền; rối loạn nội tiết tố; lối sống thiếu khoa học và căng thẳng quá mức. Trong đó lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống bất hợp lý được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên rối loạn lipid máu.

Xem thêm

Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào với người bị rối loạn lipid máu

Thói quen ăn uống hàng ngày và lượng lipid trong máu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có thể giúp giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”, giữ cholesterol toàn phần ở mức thích hợp. Nhờ đó, hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ rối loạn lipid máu tốt hơn.

Theo chuyên gia, khẩu phần ăn uống tập trung vào các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, chất xơ, vitamin, protein thực vật, chất chống oxy hóa… sẽ giúp ổn định hàm lượng mỡ máu. Trong khi đó, tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường hoặc sử dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng rối loạn mỡ máu.

Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị cũng như ngăn chặn các biến chứng của rối loạn lipid máu. Để lên được thực đơn cho người rối loạn lipid máu cần phải tuân thủ những nguyên tắc khắt khe và bộ nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mỡ máu cao là gì? Độc giả hãy cùng chuyên gia FAZ tìm hiểu cụ thể nhé!

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh rối loạn lipid máu

Phần lớn người Việt ăn uống theo sở thích, rất ít khi chú ý đến giá trị dinh dưỡng của mỗi loại đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, muốn điều trị hiệu quả bệnh rối loạn lipid máu, mọi người cần phải điều chỉnh lại thói quen và nhu cầu ăn uống thường ngày dựa trên bộ quy tắc tiêu chuẩn dưới dây.

1. Giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Cả hai loại chất béo này đều được xếp vào mục chất béo không lành mạnh đối với sức khỏe con người. Nếu thường xuyên dùng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ tăng cholesterol “xấu”, giảm cholesterol “tốt”. Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ chất béo chuyển hóa công nghiệp làm tăng 23% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) và một số sản phẩm từ sữa là “kho chứa” chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Người bị rối loạn mỡ máu nên hạn chế sử dụng nhóm nguyên liệu này trong bữa ăn hàng ngày để quản lý các chỉ số lipid máu.

dinh dưỡng trong điều trị bệnh rối loạn lipid máu

Người bị rối loạn mỡ máu nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ

2. Tăng lượng chất béo không bão hòa

Trái với chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, điển hình là omega-3 có khả năng làm giảm chất béo trung tính (triglyceride), giảm huyết áp và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Nghiên cứu chỉ ra, việc thay thế hầu hết chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có thể làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 9% và cholesterol “xấu” (LDL-cholesterol) xuống 11% chỉ trong 8 tuần.

Chất béo lành mạnh này được tìm thấy nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá trích, dầu ô liu, dầu hạt cải, các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh, hạt chia… Thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ giúp mức cholesterol thấp dần theo thời gian, cải thiện đáng kể triệu chứng rối loạn mỡ máu.

3. Tăng lượng chất xơ hòa tan

Chất xơ có đặc tính dính và mềm giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Cơ chế này được lý giải là khi di chuyển qua đường tiêu hóa, chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ và mang theo mật do gan sản xuất ra ngoài cơ thể. Vì thành phần chính của mật là cholesterol, nên khi gan cần tạo mật sẽ kéo cholesterol ra khỏi máu. Việc chất xơ hòa tan đem theo mật buộc gan phải tăng cường “chế tạo” mật và điều này sẽ giúp làm giảm mức cholesterol trong máu một cách tự nhiên.

Nghiên cứu cho kết quả, tiêu thụ chất xơ hòa tan thường xuyên giúp làm giảm 5-10% cả cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” trong vòng 4 tuần. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan cần tăng cường vào thực đơn cho người rối loạn lipid máu là ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, diêm mạch, gạo lứt…), cà rốt, táo, lê, cam…

4. Tăng tiêu thụ các loại hạt

Các loại hạt không chỉ cung cấp hàm lượng chất béo không bão hòa tuyệt vời, mà còn bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, giúp chúng ta cảm thấy nhanh no và no lâu hơn. Thường xuyên ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt chia… sẽ giúp ổn định cholesterol trong máu. Tuy nhiên, tất cả các loại hạt đều có hàm lượng calo tương đối cao, thế nên mọi người chỉ nên thêm một ít vào món salad hoặc ăn như một món ăn nhẹ, không nên ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

5. Tăng lượng protein thực vật từ đậu nành

Đậu nành rất giàu protein thực vật và Isoflavone – hợp chất có cấu trúc tương tự như Estrogen, có tác dụng giảm cholesterol mạnh mẽ, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trên thực tế, ăn đậu nành mỗi ngày trong ít nhất một tháng có thể làm tăng cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol) lên 1.4 mg/dL và giảm cholesterol LDL “xấu” (LDL-cholesterol) khoảng 4 mg/dL. Người bị rối loạn mỡ máu nên dùng đậu nành nguyên bản, ít chế biến như đậu nành luộc, sữa đậu nành thay vì sử dụng đậu nành đã qua chế biến.

6. Ăn nhiều trái cây và rau quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người trưởng thành tiêu thụ ít nhất bốn khẩu phần trái cây và rau (khoảng 80g/khẩu phần) mỗi ngày có mức cholesterol “xấu” thấp hơn khoảng 6% so với những người ăn ít hơn hai phần mỗi ngày. Trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol “xấu”, nhờ đó phòng chống hình thành các mảng trong động mạch.

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Tăng cường rau xanh và trái cây góp phần giảm cholesterol trong máu một cách tự nhiên

7. Nấu ăn với các loại gia vị thảo mộc

Các loại gia vị thảo mộc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài công dụng giảm cholesterol, gia vị thảo mộc còn giúp ngăn quá trình oxy hóa cholesterol “xấu”, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Vậy nên, mọi người đừng quên cho thêm gừng, tỏi, nghệ, quế, bạc hà, kinh giới, ngò, thì là… để vừa tăng hương vị cho món ăn, vừa giảm mỡ trong máu.

8. Hạn chế đường

Nguyên tắc tiếp theo khi xây dựng chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu đó là hạn chế tối đa lượng đường. Giống như chất béo chuyển hóa, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đối với phụ nữ và trẻ em không nên dùng quá 25 gam đường mỗi ngày và đối với nam giới không nên dùng quá 37.5 gam đường mỗi ngày. Để đạt được mục tiêu này, mọi người cần đọc kỹ bảng thành phần khi lựa chọn thực phẩm và hạn chế tối đa tiêu thụ nước ngọt, trà sữa, bánh kem, các loại nước sốt…

9. Hạn chế đồ uống có cồn

Rượu tác động đến quá trình chuyển hóa lipoprotein, làm tăng mức cholesterol “xấu” và lượng chất béo trung tính trong máu. Uống càng nhiều, cholesterol càng tăng, thế nên hạn chế hoặc không uống rượu bia sẽ giúp giảm dần mức lipid trong máu.

10. Lựa chọn thực phẩm chứa Stanol và Sterol

Sterol và Stanol là những hợp chất tồn tại tự nhiên trong nhiều loại thực vật, có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol. Chuyên gia cho biết, thêm 2 gam Sterol vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol “xấu” từ 5-15%. Những thực phẩm như quả bơ, nước cam, hạt điều, dầu ô liu… sẽ giúp bổ sung lượng đáng kể Sterol và Stanol vào thực đơn cho người rối loạn lipid máu.

Chuyên gia đánh giá, ngay cả những chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý nhất cũng không đủ để đạt được mức lipid mong muốn. Do đó, song song với chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người nên bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng điều hòa mỡ máu, giảm tổng hợp cholesterol, điển hình như GDL-5 trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe FAZ để đạt được mục kiểm soát và điều trị rối loạn mỡ máu.

Lựa chọn thực phẩm chứa Stanol và Sterol

Dưỡng chất trong FAZ giúp điều hòa mỡ máu, giảm tổng hợp cholesterol “xấu”, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả

GDL-5 – chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ, kết hợp với các tinh chất thiên nhiên quý giúp tăng hoạt hóa các thụ thể LDL-cholesterol, đồng thời điều hòa men HMG-CoA reductase. Nhờ đó vừa làm giảm số lượng LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”), vừa gia tăng HDL-cholesterol (cholesterol “tốt”) trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu, hỗ trợ giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim mạch do rối loạn mỡ máu gây ra.

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn lipid máu trong 1 tuần

Dựa vào nguyên tắc lên thực đơn cho người rối loạn lipid máu, để giúp giảm cholesterol, chúng ta nên bổ sung nhiều chất xơ bằng cách tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, trong khi hạn chế chất béo bão hòa và carbohydrate. Mọi người có thể bắt đầu bằng khẩu phần ăn cụ thể trong 7 ngày mà chuyên gia FAZ chia sẻ ngay sau đây.

NGÀY

THỰC ĐƠN

CHỦ NHẬT

– Bữa sáng (293 calo): 1 phần bánh mì nướng bơ đậu phộng.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (131 calo): 1 quả lê lớn

– Bữa trưa (387 calo): 1 phần ăn bánh sandwich gồm rau và nước sốt Hummus + 1 trái cam vừa.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (206 calo): 1/4 cốc hạnh nhân rang không ướp muối.

– Bữa tối (504 calo): 1 phần cá hồi áp chảo với khoai lang và bông cải xanh.

Tổng dinh dưỡng: 1.521 calo, 67g protein, 153g carbohydrate, 37g chất xơ, 76g chất béo, 12g chất béo bão hòa và 1.257mg natri.

THỨ HAI

– Bữa sáng (280 calo): 1 phần yến mạch ủ quế và khoảng 44ml sữa chua Hy Lạp không béo để qua đêm .

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (206 calo): 1/4 cốc hạnh nhân rang khô không ướp muối

– Bữa trưa (428 calo): 1 phần salad gồm khoai lang, cải xoăn, thịt ức gà và sốt đậu phộng + 1 trái quýt.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (112 calo): 1/2 chén dưa chuột cắt lát ăn cùng 1/4 cốc sốt Hummus.

– Bữa tối (472 calo): 1 củ khoai lang nhồi sốt Hummus nướng.

Tổng số dinh dưỡng: 1.497 calo, 85g protein, 184g carbohydrate, 42g chất xơ, 52g chất béo, 7g chất béo bão hòa và 1.664mg natri.

THỨ BA

– Bữa sáng (280 calo): 1 phần yến mạch ủ quế và 44ml qua đêm sữa chua Hy Lạp không béo để qua đêm.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (131 calo): 1 quả lê lớn.

– Bữa trưa (428 calo): 1 phần salad gồm khoai lang, cải xoăn, ức gà và sốt đậu phộng + 1 trái quýt.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (197 calo): 1 cốc sữa chua Hy Lạp không béo trộn cùng 1/4 cốc quả mâm xôi và 1 muỗng canh quả óc chó xay nhỏ.

– Bữa tối (450 calo): 1 phần thịt gà nấu cùng khoai lang + 1 phần Salad rau xắt nhỏ trộn sốt trái bơ (sốt Guacamole).

Tổng số dinh dưỡng: 1.486 calo, 96g protein, 158g carbohydrate, 33g chất xơ, 57g chất béo, 9g chất béo bão hòa và 1.623mg natri

THỨ TƯ

– Bữa sáng (280 calo): 1 phần yến mạch trộn quế và 44ml sữa chua Hy Lạp không béo để qua đêm.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (131 calo): 1 quả lê lớn.

– Bữa trưa (428 calo): 1 phần salad gồm khoai lang, cải xoăn, ức gà và sốt đậu phộng + 1 trái quýt.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (291 calo): 1 trái táo vừa và 2 muỗng canh bơ hạnh nhân.

– Bữa tối (374 calo): 1 phần gà nướng chanh kèm khoai tây với cải xoăn.

Tổng số dinh dưỡng: 1.504 calo, 84g protein, 172g carbohydrate, 30g chất xơ, 58g chất béo, 9g chất béo bão hòa và 1.390mg natri.

THỨ NĂM

– Bữa sáng (280 calo): 1 phần yến mạch trộn quế và 44ml sữa chua Hy Lạp không béo để qua đêm.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (193 calo): 25 hạt hạnh nhân rang khô không ướp muối.

– Bữa trưa (428 calo):1 phần salad gồm khoai lang, cải xoăn, ức gà và sốt đậu phộng + 1 trái quýt.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (95 calo): 1 quả táo vừa.

– Bữa tối (501 calo): 1 phần rau củ và các loại đậu hầm kiểu Địa Trung Hải + 2 cốc rau xà lách trộn và ½ quả bơ cắt lát trộn nước sốt cam quýt (Citrus Vinaigrette).

Tổng số dinh dưỡng: 1.496 calo, 68g protein, 149g carbohydrate, 35g chất xơ, 74g chất béo, 9g chất béo bão hòa và 1.551mg natri.

THỨ SÁU

– Bữa sáng (280 calo): 1 phần yến mạch trộn quế và 44ml sữa chua Hy Lạp không béo để qua đêm.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (95 calo): 1 quả táo vừa.

– Bữa trưa (322 calo): 1 phần rau củ và các loại đậu hầm kiểu Địa Trung Hải + 1 quả lê lớn.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều: 1 cốc sữa chua Hy Lạp không béo trộn cùng 1/4 cốc quả mâm xôi và 2 muỗng canh quả óc chó xay nhỏ.

– Bữa tối (548 calo): 1 khẩu phần đậu gà nướng ăn kèm rau cải + 2 cốc rau xanh trộn với sốt cam quýt (Citrus Vinaigrette).

Tổng số dinh dưỡng: 1.490 calo, 66g protein, 175g carbohydrate, 36g chất xơ, 62g chất béo, 9g chất béo bão hòa và 1.490mg natri.

THỨ BẢY

– Bữa sáng (293 calo): 1 phần bánh mì nướng bơ đậu phộng.

– Bữa ăn nhẹ buổi sáng (301 calo): 1 quả táo vừa + 1/4 cốc hạnh nhân rang khô không ướp muối.

– Bữa trưa (322 calo): 1 phần rau và các loại đậu hầm kiểu Địa Trung Hải + 1 quả lê lớn.

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều (116 calo): 3/4 cốc sữa chua Hy Lạp không béo ăn kèm 1/4 cốc quả mâm xôi.

– Bữa tối (482 calo): 1 phần tôm ướp mật ong rang cùng hạt óc chó xay nhỏ + ½ chén cơm gạo lứt.

Tổng dinh dưỡng: 1.514 calo, 70g protein, 161g carbohydrate, 30g chất xơ, 69g chất béo, 9g chất béo bão hòa và 883mg natri.

*Thực đơn cho người rối loạn lipid này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể chưa phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một thực đơn giảm cholesterol phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bản thân.

Xem thêm

Thói quen tốt cho bệnh nhân rối loạn lipid máu

Bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao đều đặn, giữ cân nặng hợp lý và bỏ hút thuốc là những thay đổi tích cực trong lối sống giúp kiểm soát lipid máu một cách hiệu quả.

1. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Vận động thể chất đều đặn giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt và có thể làm giảm cholesterol ngay cả khi bạn đang trong tình trạng thừa cân. Mỗi người nên dành khoảng 150 phút tập thể dục thể thao mỗi tuần với bất kì bộ môn nào mà mình yêu thích. Tốt nhất, nên áp dụng 6 hình thức tập thể dục đã được các nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol sau:

  • Chạy bộ
  • Đi bộ nhanh
  • Đi xe đạp
  • Bơi lội
  • Nâng tạ
  • Yoga

Thói quen tốt cho bệnh nhân rối loạn lipid máu

Tích cực vận động thể chất sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu tốt hơn

Đây đều là những bộ môn hữu ích trong việc giảm cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể chọn loại hình vận động phù hợp nhất đối với tình trạng sức khỏe và lối sống của bản thân.

2. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh mạch vành. Bỏ thuốc lá sẽ giúp làm giảm mức cholesterol “xấu” và tăng mức cholesterol “tốt”, bảo vệ động mạch khỏi chứng xơ vữa. Những người không hút thuốc cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc, bởi vì hóa chất từ khói thuốc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.

3. Giảm cân

Những người bị thừa cân, béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Bằng việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giúp cân bằng các thành phần cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Tuân thủ lối sống khoa học với thực đơn cho người rối loạn lipid máu lành mạnh, kế hoạch tập luyện thể chất bài bản và quản lý cân nặng sát sao, kết hợp bổ sung tinh chất GDL-5 trong FAZ chắc chắn sẽ giúp kiểm soát cholesterol trong máu hiệu quả. Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch – nguồn gốc của những biến cố tim mạch nguy hiểm, thế nên mọi người cần chủ động phòng và điều trị từ sớm.

FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz điều hòa rối loạn lipid máu

Mua FAZ với giá nhà thuốc, ship toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889

14:46 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest