Mua Faz

Cholesterol là gì? Các loại cholesterol và công thức cấu tạo

02:01 12/01/2022

Cholesterol là một loại chất béo cần thiết có trong máu. Nhiều người nghĩ rằng cholesterol là “kẻ xấu” vì chúng là thủ phạm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cần hiểu về cholesterol thế nào mới đúng? Chúng có những loại nào và có tác dụng, tác hại ra sao?Tất cả thông tin liên quan đến cholesterol sẽ được giải đáp trong bài viết này!

cholesterol là gì

Cholesterol là một chất tự nhiên có trong cơ thể mỗi người.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất có kết cấu trông giống như sáp được tìm thấy trong máu và là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo tế bào trong cơ thể, vì vậy cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa. Cơ thể cần cholesterol để sản xuất các nội tiết (đặc biệt là các nội tiết tuyến thượng thận, sinh dục) và vitamin cho cơ thể. Cholesterol cũng cần thiết cho các hoạt động của não bộ, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống…

Phân loại cholesterol

Cơ thể chúng ta luôn cần có một lượng cholesterol vừa đủ để duy trì các hoạt động diễn ra bình thường. Cholesterol được tìm thấy từ 2 nguồn chính: 80% do gan của cơ thể tự tạo ra và 20% còn lại là từ thức ăn có nguồn gốc động vật.

Cholesterol không tan trong nước và  chúng được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein. Theo các nhà khoa học, hiện nay Cholesterol được chia thành 2 loại chính:

1. HDL – cholesterol

HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. HDL – cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng Cholesterol có trong máu, được mệnh danh là cholesterol “tốt” vì chúng chứa nhiều protein và rất ít cholesterol, nhờ vậy chúng có thể dọn dẹp cholesterol dư thừa ra khỏi động mạch và vận chuyển chúng quay trở lại gan. Tại gan, các cholesterol dư thừa được phân hủy và thải ra khỏi cơ thể, góp phần ngăn ngừa tình trạng tắc mạch, nghẽn mạch.

2. LDL – cholesterol

LDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng thấp. Sở dĩ LDL – cholesterol bị gọi là cholesterol “xấu” vì nếu dư thừa, chúng sẽ tích tụ trong động mạch và kích hoạt hình thành các mảng xơ vữa, lâu ngày, mảng xơ vữa phát triển to thêm, làm thu hẹp thành mạch hoặc tắc mạch máu, dẫn đến hình thành các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, các bệnh lý mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Ngoài ra, còn có VLDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng rất thấp, LDL – cholesterol và VLDL thường được gọi chung là cholesterol xấu vì nó cũng góp phần vào việc tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa VLDL và LDL – cholesterol là: VLDL chủ yếu mang chất béo trung tính, còn LDL – cholesterol “xấu” chủ yếu mang cholesterol.

phân loại cholesterol

Cholesterol di chuyển khắp cơ thể mang theo HDL và LDL – cholesterol “xấu” cho tế bào

Công thức cấu tạo của Cholesterol

Cholesterol toàn phần = LDL – cholesterol “xấu” + HDL – cholesterol “tốt” + Triglycerides. Có công thức hóa học là: C27H46O

Cholesterol trong cơ thể có vai trò gì?

Dù thường mang tiếng “xấu” nhưng cholesterol là một chất không thể thiếu trong cơ thể. Dưới đây là những đóng góp quan trọng của cholesterol đối với cơ thể con người:

1. Sản sinh nội tiết

Trong quá trình chuyển hóa, cholesterol có vai trò quan trọng trong việc sản sinh nội tiết steroid – một loại nội tiết cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khi có đủ bộ nội tiết giới tính cho từng giới, cơ thể sẽ phát triển đúng các đặc điểm thể chất đặc trưng riêng nam và riêng nữ, đồng thời, giúp ổn định chức năng sinh sản. Cũng nhờ có cholesterol mà nội tiết cortisol được sản sinh – điều tiết hàm lượng đường huyết và chống nhiễm trùng…

2. Tiêu hóa

Cholesterol là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp ra axit mật. Axit mật giúp ly giải các hạt mỡ có kích thước lớn thành nhỏ hơn, nhờ vậy có thể hòa trộn với các men tiêu hóa tiêu hóa chất béo. Sau khi chất béo được tiêu hóa, mật giúp cơ thể hấp thụ nó.

3. Tham gia cấu trúc tế bào

Chức năng chính của cholesterol là duy trì tính toàn vẹn và tính lưu động của màng tế bào. Khi lượng cholesterol tăng hoặc giảm bất thường, các tế bào sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, bao gồm: khả năng chuyển hóa, quá trình tạo ra năng lượng, khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn của cơ thể

4. Hệ miễn dịch

Các tế bào trong hệ miễn dịch của cơ thể cần có cholesterol bảo vệ cơ thể tốt hơn, bao gồm khả năng chống nhiễm trùng và tự phục hồi sau “cuộc chiến”. Ngoài ra, cholesterol còn có thể làm bất hoạt khả năng sinh sôi của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây ra bất cứ tổn thương nào trong cơ thể.

5. Chất chống oxy hóa

Cholesterol giống như một chất chống oxy hóa, vừa bảo vệ vừa giúp làm lành tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Thêm vào đó, cholesterol cũng góp phần trong quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật. Trong một cuộc phẫu thuật, các mô, động mạch, tĩnh mạch và các mao mạch nhỏ rất dễ bị tổn thương. Ngay lúc này, gan huy động cholesterol (LDL – cholesterol “xấu”) để làm sạch và chữa lành những vết thương ở các mạch máu và các mô.

Hàm lượng cholesterol dư thừa gây ra hậu quả gì?

Mặc dù cholesterol cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Cholesterol thừa tích tụ trong thành động mạch, dần dần tạo thành các mảng xơ vữa và gây ra các bệnh như:

  • Bệnh tim mạch: Tăng cholesterol máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt là khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.
hàm lượng choleterol cao

Cholesterol là thành tố giúp cơ thể chữa lành tổn thương nhưng cũng là tác nhân gây ra các cơn đau tim.

  • Tăng huyết áp: Nếu dòng máu chứa oxy đến cơ tim bị giảm hoặc bị tắc nghẽn có thể gây ra đau thắt ngực (đau ngực) hoặc đau tim. Xơ vữa động mạch là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông nguy hiểm. Lúc này, để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… dẫn đến cao huyết áp.
  • Đột quỵ: Các mảng xơ vữa do cholesterol lắng đọng trong thành mạch sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra thiếu máu não. Ở cấp độ nặng hơn, dòng máu lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não.
  • Tiểu đường: Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dần dần gây ra suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Mặc khác, bệnh tiểu đường cũng gây ra các rối loạn mỡ máu, vì vậy hai bệnh này có mối liên quan với nhau.
  • Gan nhiễm mỡ: Là khi chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Mặc dù không có triệu chứng rõ ràng, nhưng gan nhiễm mỡ trực tiếp hủy hoại chức năng gan và xơ hóa gan từ từ.
  • Sỏi mật: Khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật và hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể dẫn đến viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, buồn nôn, sốt, vàng da…
  • Béo phì: 95% bệnh nhân béo phì gặp phải triệu chứng rối loạn lipid máu, nguyên nhân là do tăng nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol “xấu” – cholesterol và giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.

Từ thực trạng trên, vấn đề điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu đang ngày càng trở thành xu hướng và được nhiều người quan tâm.

Cách xét nghiệm cholesterol máu và khi nào cần thăm khám?

Thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng điển hình cho thấy cơ thể đang bị cholesterol cao. Chỉ có thể tiến hành xét nghiệm máu mới đo được mức cholesterol trong cơ thể.

Xét nghiệm cholesterol

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là cách xét nghiệm để biết tổng lượng cholesterol trong máu

Kiểm tra nồng độ cholesterol là cách xác định tổng lượng chất béo trong máu đang tồn tại trong cơ thể. Không chỉ vậy, phương pháp khám sàng lọc này còn giúp tầm soát các bệnh có liên quan đến cholesterol. Các chỉ số cần được xét nghiệm bao gồm: LDL – cholesterol “xấu”, HDL, triglyceride và những chất khác. Khi nào cần kiểm tra và tần suất như thế nào là tùy thuộc vào độ tuổi, các yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình của bạn. Các khuyến nghị chung là:

  • Đối với trẻ em từ 19 tuổi trở xuống:
  • Lần kiểm tra đầu tiên nên thực hiện ở độ tuổi từ 9 đến 11.
  • Trẻ em nên kiểm tra lại sau mỗi 5 năm.
  • Một số trẻ có thể làm xét nghiệm này bắt đầu từ 2 tuổi nếu tiền sử gia đình có cholesterol máu cao, bệnh tim mạch hoặc đột quỵ
  • Đối với người từ 20 tuổi trở lên:

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người từ 20 tuổi trở đi nên chủ động khám tổng quát sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra mức độ cholesterol cách 4- 6 năm một lần. Nam giới từ 45 đến 65 tuổi và phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi nên kiểm tra cách 2 năm/ lần.

Nếu gia đình có tiền sử cholesterol cao hoặc bản thân đang có các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, người hút thuốc lá… thì nên kiểm tra hàm lượng cholesterol thường xuyên hơn.

Chỉ số cholesterol trong máu theo khuyến cáo như thế nào?

Mức độ ổn định của các chỉ số cholesterol phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính mỗi người. Để xác định chỉ số cholesterol trong máu có bình thường hay không, phải thông qua cuộc xét nghiệm cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol “xấu”, HDL – cholesterol tốt.

Tuổi và giới tính

Cholesterol toàn phần

LDL – cholesterol “xấu”

HDL-cholesterol

Những người từ 19 tuổi trở xuống Dưới 170 mg/dL Dưới 110 mg/dL Hơn 45 mg/dL
Nam từ 20 tuổi trở lên 125 mg/dL đến 200 mg/dL Dưới 100 mg/dL 40 mg/dL hoặc cao hơn
Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên 125 mg/dL đến 200 mg/dL Dưới 100 mg/dL 50 mg/dL hoặc cao hơn

Mức cholesterol bình thường căn cứ theo tuổi và giới tính

Yếu tố nào ảnh hưởng tới hàm lượng cholesterol xấu trong máu?Phạm vi cholesterol lành mạnh phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống và các yếu tố nguy cơ khác của bạn. Nói chung, mức LDL – cholesterol “xấu” thấp và HDL cholesterol cao là tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, lượng chất béo trung tính cao có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều chất béo bão hòa có trong sản phẩm làm từ động vật và chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy ngọt, bánh quy giòn… có thể thúc đẩy cholesterol xấu tăng cao. Hoặc các nguồn thực phẩm đến từ động vật, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa… cũng làm tăng cholesterol.
  • Thừa cân – béo phì: Người có cân nặng dư thừa, chỉ số cơ thể (BMI ≥ 30) thường có mức cholesterol cao hơn người bình thường.
  • Ít vận động: Lười vận động hay không tập thể dục chính là điều kiện thuận lợi để cơ thể tích tụ LDL – cholesterol “xấu” và triglyceride trong cơ thể.
  • Hút thuốc lá: Làm tăng hình thành các gốc tự do và tổn thương động mạch, các mảng xơ vữa và mỡ xấu hình thành nhanh chóng hơn. Đặc biệt, người hút thuốc lá cũng bị giảm HDL –  cholesterol “tốt” trong cơ thể.
  • Tuổi tác: Tác động cơ học và hóa học trong quá trình lão hóa sẽ kích thích tăng nhanh hàm lượng cholesterol xấu, cụ thể là chức năng hoạt động của gan dần suy yếu, cơ chế lọc LDL – cholesterol “xấu” cũng sẽ giảm đi.
  • Bệnh tiểu đường: Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL – mỡ xấu) thường xuất hiện khi  cơ thể bị bệnh tiểu đường. Bệnh này cũng làm giảm HDL –  cholesterol “tốt”.
  • Tỷ trọng cholesterol cao “mặc định” do yếu tố di truyền có thể làm suy giảm hoạt tính LDL receptor (thụ thể LDL), từ đó làm suy giảm men Lipoprotein lipase.
yếu tố ảnh hưởng tới cholesterol

Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chính là “kẻ thù” làm hẹp động mạch dẫn đến tắc mạch máu, gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng

Làm cách nào để cải thiện cholesterol cao?

Sau khi xét nghiệm và có kết quả cholesterol cao vượt mức cho phép, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thay đổi lối sống để giúp giảm cholesterol. Một trong các phương pháp cải thiện cholesterol thường được đề nghị là thay đổi chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, cai hút thuốc…

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giúp giảm mức cholesterol của bạn. Trong một số trường hợp, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc kỹ hơn. Nhưng trước mắt, bệnh nhân cần thay đổi lối sống từ từ theo hướng dẫn dưới đây:

1. Cải thiện chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày

Hội Tim Mạch học Quốc gia Việt Nam khuyến nghị mỗi người nên cải thiện tình trạng cholesterol dư thừa qua thói quen ăn uống hằng ngày như sau:

  • Chọn các nguồn protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, cá và các loại đậu.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn thực phẩm nướng, hấp và luộc thay vì thực phẩm chiên rán.
  • Tránh thức ăn nhanh và đồ ăn đóng gói sẵn.
  • Ăn chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, bơ… sẽ không làm tăng mức LDL – cholesterol “xấu” của bạn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa:
  • Thịt đỏ, thịt nội tạng, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo…
  • Thực phẩm chế biến từ bơ ca cao hoặc dầu cọ
  • Thực phẩm chiên ngập dầu, đặc biệt là khoai tây chiên, hành tây và gà rán…
  • Một số loại bánh nướng cũng chứa cholesterol xấu như một số bánh quy và bánh nướng xốp.

Song song với việc áp dụng các lưu ý bên trên, để giảm cholesterol xấu người bệnh nên ăn nhiều cá và các loại thực phẩm khác có chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu và cá trích… Một số loại quả và hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh và bơ cũng chứa omega-3 sẽ giúp hỗ trợ giảm mức LDL – cholesterol “xấu” của bạn.

cải thiện cholesterol cao

Nên ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần.

  • Hãy tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn giảm cân và tăng HDL – cholesterol “tốt”. Cố gắng duy trì thói quen tập thể dục vừa phải từ 30 đến 60 phút mỗi ngày bằng các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội và khiêu vũ… tất cả nên lặp lại ít nhất 5 lần một tuần.
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc làm giảm HDL – cholesterol “tốt” –  là một thành phần tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bỏ thuốc lá có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn mức cholesterol của mình.
  • Hạn chế uống rượu bia: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mỗi người không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày (đối với nam), 1 đơn vị cồn/ngày (đối với nữ) và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 lon bia 330ml (5%); một cốc bia hơi 330ml; một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%). Việc uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu và dẫn đến các tình trạng như tăng huyết áp và rung nhĩ.
  • Giảm cân: Giảm trọng lượng cơ thể dư thừa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Duy trì chỉ số cơ thể ở mức hợp lý BMI từ 19-23kg/m2 và vòng bụng không quá 90cm ở nam và 75cm ở nữ giới.
  • Hạn chế stress, áp lực và căng thẳng kéo dài.
  • Sử dụng thảo dược có tác dụng điều hòa, giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể.

2. Thuốc nào giúp kiểm soát, điều hòa cholesterol?

Xây dựng chế độ ăn uống mới cho người bị cholesterol cao là giải pháp ổn định và ngăn ngừa cholesterol tăng vọt. Tuy nhiên, giải pháp này là chưa đủ để chữa tận gốc tình trạng bệnh. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ lên kế hoạch điều trị cholesterol cao bao gồm kết hợp điều chỉnh lối sống và dùng thuốc.

Những loại thuốc được kê đơn thường hỗ trợ làm giảm mức LDL – cholesterol “xấu” và cholesterol toàn phần trong cơ thể xuống mức ổn định, tăng hoạt động men Lipoprotein Lipase, ức chế tổng hợp cholesterol… Một số loại cũng có thể giúp tăng mức HDL – cholesterol “tốt”. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê toa cho bệnh mỡ máu cao:

  • Statin: Statin là thuốc có khả năng làm giảm LDL – cholesterol “xấu” bằng cách làm chậm quá trình sản xuất cholesterol của gan.
  • Chất cô lập axit mật: Chất cô lập axit mật là những chất được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Đồng thời, chất này có thể làm giảm mức cholesterol vượt mức trong máu bằng cách liên kết với axit mật và loại bỏ chúng, buộc cơ thể phải phá vỡ LDL – cholesterol “xấu” để tạo ra axit mật thay thế.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Được biết đến với công dụng ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn, đôi khi còn được chỉ định kết hợp với statin.
  • Axit bempedoic: Tác dụng ngăn chặn một loại enzyme trong gan có tên là ATP citrate lyase – nguyên liệu để tạo ra cholesterol. Thuốc này thường được kết hợp với statin để tăng lợi ích cho những người có tiền sử gia đình bị tăng cholesterol máu, một tình trạng di truyền có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim sớm.
  • Thuốc ức chế PCSK9: Cũng được sử dụng thường xuyên với bệnh tăng cholesterol máu di truyền. Thuốc ức chế PCSK9 khi vào cơ thể sẽ giúp gan hấp thụ và loại bỏ nhiều LDL – cholesterol “xấu” ra khỏi máu.

Thuốc được sử dụng trong chỉ định điều trị và cải thiện các yếu tố góp phần hình thành cholesterol. Tuy nhiên, các loại thuốc này sử dụng lâu dài hầu hết sẽ gây ra tác dụng phụ, đôi khi khiến bệnh nhân gặp những phản ứng nguy bất thường. Các tác dụng phụ có thể gặp phải như: suy tế bào gan, viêm cơ (tiêu cơ), tiêu chảy, đau đầu…

Cholesterol là nguyên liệu cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, nhưng thiếu hụt hay dư thừa cholesterol đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng. Trong đó, sự tác động của men HMG-CoA (3-Hydroxy – 3-Methylglutaryl Coenzyme A) reductase đóng vai trò khởi phát giúp cơ thể hình thành cholesterol nội sinh. Việc kiểm soát hoặc ức chế sinh tổng hợp men chính là mục tiêu làm giảm tổng hợp cholesterol, từ đó làm giảm cholesterol trong máu.

Theo khuynh hướng dự phòng và cải thiện mỡ máu hiện nay, hoạt chất thiên nhiên GDL-5 (có trong sản phẩm FAZ) được xem là giải pháp “cứu cánh” giúp cải thiện cholesterol trong máu hiệu quả và an toàn. GDL-5 được tinh chiết theo công nghệ hiện đại của Mỹ giúp giữ lại được 5 tinh chất quý bao gồm: Octacosanol, Triacosanol, Hexacosanol, Nonacosanol và Heptacosanol hỗ trợ điều hòa mỡ máu và giảm cholesterol.

faz điều hòa cholesterol cao

FAZ chứa GDL-5 giúp điều hòa men HMG-CoA nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân

Tại Việt Nam, FAZ là sản phẩm có chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 (Policosanol), mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện cholesterol cao. Ngoài ra, GDL-5 có tác dụng điều hòa men HMG-CoA, hỗ trợ làm giảm sự tổng hợp và gia tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm sự tổng hợp cholesterol.

Đồng thời, GDL-5 còn giúp tăng hoạt hóa các LDL receptor tế bào, tăng gắn kết các LDL vào receptor, thúc đẩy đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol và cải thiện việc vận chuyển LDL – cholesterol “xấu” vào tế bào. Theo các chuyên gia đây là giải pháp khoa học an toàn và hỗ trợ hiệu quả tình trạng cholesterol cao.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ, với sự tham gia của hơn 30.000 bệnh nhân mắc cholesterol cao ghi nhận, sau 4-8 tuần sử dụng GDL-5 (có trong FAZ) giúp điều hòa mỡ máu (hỗ trợ tăng HDL-cholesterol “tốt”, giảm: cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol “xấu” và Triglyceride).

giảm cholesterol bằng gdl-5

Điều hòa cholesterol bằng GDL-5 được xem là giải pháp vượt trội để hỗ trợ cải thiện mỡ máu hiệu quả và khoa học.

Với nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản phẩm FAZ rất an toàn và có thể được sử dụng lâu dài, đặc biệt tốt với người đang bệnh tiểu đường, huyết áp, bệnh lý tim mạch… Chỉ cần 1 viên/ngày, hỗ trợ người bệnh: điều hòa các chỉ số cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, kiểm soát cao huyết áp và phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm.

 

07:57 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest