10 cách điều trị cao huyết áp (có và không dùng thuốc) hiệu quả cao
Huyết áp cao là vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 1.2 tỷ người trên toàn thế giới. Do vậy, việc điều trị cao huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Trong bài viết này, chuyên gia từ FAZ sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cao huyết áp và các chất bổ sung, cách điều trị giúp kiểm soát huyết áp tại nhà an toàn.
Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính được hình thành khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn bình thường. Cao huyết áp gây ra nhiều ảnh hưởng cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng cho sức khỏe như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim,…
Chẩn đoán cao huyết áp
Bác sĩ chẩn đoán cao huyết áp và có phác đồ điều trị bệnh cần dựa trên mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên Hướng dẫn toàn cầu về thực hành tăng huyết áp của Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (ISH – International Society of Hypertension) năm 2020 [1] (áp dụng cho người trên 18 tuổi).
Mức độ |
Chỉ số huyết áp đo tại cơ sở y tế |
Chỉ số huyết áp đo tại nhà |
Bình thường |
Tâm thu: dưới 130 mmHg VÀ Tâm trương: dưới 85 mmHg |
|
Bình thường – Cao |
Tâm thu: 130-139 mmHg VÀ/HOẶC Tâm trương: 85-89 mmHg |
|
Huyết áp cao (tăng huyết áp) |
Tâm thu: 140 mmHg trở lên VÀ/HOẶC Tâm trương: 90mmHg trở lên |
Tâm thu: 135mmHg trở lên VÀ/HOẶC Tâm trương: 85 mmHg trở lên |
Nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp, tùy vào mức độ ảnh hưởng trên cơ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cao huyết áp phù hợp.
5 cách điều trị cao huyết áp không dùng thuốc
Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi bệnh thường ít có biểu hiện bất thường nào cho đến khi xuất hiện các biến chứng trên tim mạch, não, thận, mắt… thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, biện pháp phòng và ổn định huyết áp hay còn gọi là điều trị cao huyết áp không dùng thuốc trở nên quan trọng và cần thiết, giúp giảm nguy cơ bệnh tăng nặng.
1. Giảm ăn mặn
Ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng cao, làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, làm tăng nguy cơ huyết áp không ổn định và nhập viện. Ăn mặn thường xuyên khi chỉ số huyết áp cao còn làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Mỗi người nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày để giảm huyết áp từ 5-8mmHg.
2. Hoạt động thể chất mỗi ngày
Hầu hết các bệnh nhân có vấn đề huyết áp, đặc biệt là cao huyết áp được khuyên nên tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và lặp lại ít nhất 5 ngày/ tuần giúp giảm huyết áp từ 5-10 mmHg.
Các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ giúp giúp hệ tim mạch hoạt động bền bỉ hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất đến các bộ phận trong cơ thể. Chú ý, bệnh nhân nên duy trì tập luyện thường xuyên vì hiệu quả sẽ không rõ rệt trong ngày một ngày hai.
Thêm nữa, việc tập luyện sức bền cũng có thể giúp giảm huyết áp. Xen lẫn tập luyện thể dục với ác bài tập rèn luyện sức bền ít nhất hai ngày một tuần để giúp huyết áp nhanh về mức cân bằng.
3. Duy trì cân nặng hợp lý
Huyết áp và cân nặng tỉ lệ thuận với nhau. Thừa cân cũng có thể gây ra gián đoạn hô hấp khi bạn ngủ (ngưng thở khi ngủ), làm huyết áp tăng cao hơn nữa. Do đó, giảm cân là một trong những biện pháp chữa trị cao huyết áp không dùng thuốc hiệu quả. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, huyết áp có thể giảm khoảng 1 mmHg với mỗi kg được giảm đi.
Ngoài ra, số đo vòng eo cũng ảnh hưởng đến huyết áp:
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao nếu số đo vòng eo >102 cm
- Phụ nữ có nguy cơ cao huyết áp nếu số đo vòng eo >89 cm
4. Hạn chế rượu bia, dùng cà phê hợp lý và từ bỏ thuốc lá
Uống bia rượu quá nhiều, cơ thể nhạy cảm với cà phê hay nghiện thuốc lá đều có thể làm tăng huyết áp.
Uống rượu điều độ và vừa phải sẽ giúp giảm huyết áp 2-4 mmHg. Tuy nhiên, ở những người nghiện bia rượu, 300ml bia mỗi ngày thực chất không “đủ đô”. Điều này thôi thúc họ uống vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm huyết áp tăng lên đáng kể.
Nam giới có thể uống tối đa 2 lon bia hoặc dưới hai ly rượu mỗi ngày. Đối với phụ nữ và những người nhẹ cân, lượng rượu này nên giảm đi một nửa.
Cà phê làm tăng huyết áp sau khi uống, nhưng tác dụng này thường thoáng qua và mức độ tăng không nhiều. Hiện tượng này có thể biến mất ở những người dùng cà phê thường xuyên (cơ thể đã “quen” với cà phê). Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với cà phê, hiện tượng này có thể khiến huyết áp tăng cao kéo dài, khiến nhịp tim tăng nhanh, xuất hiện cảm giác hồi hộp, đau đầu… Bạn có thể tự phát hiện điều này nếu đo huyết áp 30 phút sau khi uống cà phê và mức huyết áp có thể tăng hơn 5mmHg.

Cà phê là thức uống giúp tỉnh táo nhưng uống quá liều cũng khiến bạn choáng váng vì huyết áp tăng cao
Mỗi điếu thuốc lá khi hút vào đều làm tăng huyết áp ngay lập tức. Nhưng nếu bỏ thuốc lá, sẽ giúp huyết áp trở lại bình thường. Hút thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa tính mạng như đột quỵ và nhồi máu cơ tim tim. Vì vậy, những người bị huyết áp cao nên cố gắng bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
5. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa
Người cao huyết áp cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn người thường, cụ thể như:
- Mỗi ngày, bạn cần ăn ít nhất 5 phần rau xanh hoặc trái cây (1 phần rau xanh tương đương với 2 lòng bàn tay, một phần trái cây bằng kích thước của 1 bàn tay).
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, ngô, lúa mạch nguyên cám, gạo lứt, chuối, ổi, mận, xoài, mâm xôi, rau cải…
- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như bơ, bánh ngọt, thức ăn nhanh, bánh ngọt, bánh mì.
- Sử dụng sữa tách béo thay vì sữa nguyên chất.
- Chế độ ăn bên trên kết hợp với việc giảm lượng muối ăn vào có thể giúp người cao huyết áp giảm 10-15mmHg.
5 phương pháp điều trị tăng huyết áp sử dụng thuốc
1. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được kê cho người bị cao huyết áp. Thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp loại bỏ natri (muối) và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp kiểm soát huyết áp. Nhóm thuốc này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc điều trị cao huyết áp khác.
- Thuốc lợi tiểu thiazid: chlorothiazide, chlorthalidone
- Thuốc lợi tiểu giữ kali: spironolacton, amiloride hydrochloride, triamterene
- Thuốc lợi tiểu quai: furosemid, bumetanid
- Thuốc lợi tiểu phối hợp: amiloride hydrochloride + hydrochlorothiazide, spironolactone + hydrochlorothiazide, triamterene + hydrochlorothiazide
Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc lợi tiểu là chóng mặt khi đứng dậy, nhanh khát, đi vệ sinh thường xuyên và phát ban. Lượng kali và natri sụt giảm xuống mức thấp nếu sử dụng thuốc lâu dài.
2. Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) có nhiệm vụ ngăn chặn quá trình sản xuất angiotensin II – tác nhân khiến các mạch máu co lại, tăng áp lực của dòng máu và gây ra cao huyết áp. Khi angiotensin II không được sản xuất, các mạch máu mở rộng, tuần hoàn máu tốt hơn.
Một số loại thuốc được dùng phổ biến là benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril), moexipril (Univasc)…
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc ức chế men chuyển: Phát ban da, mất vị giác, ho khan, tổn thương thận… Không dùng thuốc ức chế men chuyển cho phụ nữ mang thai. Những loại thuốc này đã được chứng minh là nguy hiểm cho cả mẹ và con trong thai kỳ vì chúng có thể gây ra huyết áp thấp, suy thận nặng, dư thừa kali và thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
3. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB) giúp ngăn chặn angiotensin II liên kết với các thụ thể trong mạch máu, gây co mạch máu. ARB hoạt động theo cách tương tự như thuốc ức chế ACE để giữ cho các mạch máu không bị co lại, kết quả là huyết áp được hạ xuống.
Ví dụ các loại thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hiện nay là irbesartan (Aprovel®), valsartan (Diovan® hoặc Prexxartan®) hoặc losartan…
Dù mang lại hiệu quả giảm huyết áp, nhưng thuốc này vẫn kèm tác dụng phụ cần cân nhắc trước khi sử dụng là chóng mặt, nhức đầu và các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm.
4. Thuốc chẹn kênh canxi
Theo khoa học, để hoạt động thì các cơ phải được cung cấp một lượng canxi cần thiết. Đối với động mạch, thuốc gắn vào kênh vận chuyển canxi của tế bào cơ trơn thành động mạch, làm giảm co cơ trơn thành mạch, giúp giảm huyết áp và chống co thắt động mạch. Đối với tim, thuốc làm giảm co cơ tim dẫn đến giảm nhu cầu oxy của cơ tim và làm giảm nhịp tim. [2]
Ví dụ điển hình của nhóm thuốc chẹn canxi là: amlodipin, diltiazem, felodipine, isradipine, nicardipine, nifedipine…
Các tác dụng phụ có thể gặp phải là gây nhức đầu, sưng mắt cá chân và táo bón.
5. Thuốc điều trị cao huyết áp khác

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị cao huyết áp xếp sau các thuốc đặc trị
Thuốc chẹn alpha: Nhóm thuốc này không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị cao huyết áp, thuốc giúp giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn norepinephrine gây co thắt cơ trong thành của các động mạch và tĩnh mạch. Thuốc này giúp giãn các mạch máu và các cơ, giúp các mạch máu không bị co thắt và giảm huyết áp.
Thuốc chẹn alpha được sử dụng để điều trị huyết áp cao bao gồm: Doxazosin (Cardura), Prazosin (Minipress), Terazosin
Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta có thể làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu và làm cho tim đập chậm hơn và ít lực hơn. Đây từng là phương pháp điều trị cao huyết áp phổ biến, nhưng hiện nay thuốc chẹn beta chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Điều này là do thuốc chẹn beta được coi là kém hiệu quả hơn các loại thuốc huyết áp khác và khi dùng thuốc chẹn beta luôn kèm tác dụng phụ là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và tay chân lạnh.
Các ví dụ phổ biến là atenolol và bisoprolol.
Thuốc chẹn alpha-beta: Thuốc chẹn alpha-beta có tác dụng kết hợp nhằm ngăn chặn sự liên kết của các catecholamine với cả thụ thể alpha và beta. Do đó, thuốc có thể làm giảm sự co thắt của các mạch máu giống như thuốc chẹn alpha. Đồng thời, cơ chế của thuốc cũng làm chậm nhịp tim và đưa huyết áp trở về mức bình thường.
Ví dụ về thuốc chẹn alpha-beta bao gồm: carvedilol (Coreg), labetalol (Normodyne, Trandate)
Thuốc đối kháng Aldosterone: Thuốc đối kháng aldosterone là nhóm thuốc lợi tiểu, còn được gọi là thuốc chẹn thụ thể aldosterone. Hoạt động bằng cách ức chế tác động của aldosterone – một loại hormone mineralocorticoid do tuyến thượng thận tiết ra. Thuốc làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu ở thận và giảm thải kali qua nước tiểu.
Thuốc ức chế renin: Thuốc ức chế renin trực tiếp là một loại thuốc mới hơn cho bệnh cao huyết áp. Thuốc ức chế renin giúp điều chỉnh huyết áp. Thường được kê toa để giúp các mạch máu giãn ra và mở rộng, giúp máu lưu thông qua mạch dễ dàng hơn, từ đó làm giảm huyết áp.
Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tác động đến các cơ ở thành động mạch và tĩnh mạch, giúp ngăn chặn sự co thắt, từ đó thành mạch không bị thu hẹp. Kết quả của việc dùng thuốc giãn mạch để điều trị huyết áp cao là máu lưu thông dễ dàng hơn qua các mạch. Tim không cần phải dùng lực bơm mạnh, nhờ vậy giúp làm giảm huyết áp.
Một số loại thuốc được sử dụng trong cách điều trị tăng huyết áp như thuốc chẹn canxi cũng làm giãn mạch máu. Nhưng thuốc giãn mạch có tác dụng trực tiếp lên thành mạch là hydralazine và minoxidil.
Thuốc giãn mạch trực tiếp là những loại thuốc mạnh thường chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không kiểm soát được huyết áp. Các tác dụng phụ bao gồm: tim đập nhanh, phù nề, buồn nôn, đau đầu, đau khớp…
Thuốc tác động thần kinh trung ương: Huyết áp được duy trì bằng hoạt động vận mạch của các tế bào thần kinh giao cảm được điều chỉnh tăng trương lực. Tác dụng của thuốc tác động thần kinh trung ương này làm giảm hoạt động của các nơron giao cảm, dẫn đến làm giảm nhịp tim và giảm huyết áp.
Các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc này bao gồm: nhịp tim chậm, táo bón, chóng mặt, khô miệng, mệt mỏi, sốt…
Làm thế nào để chữa cao huyết áp kháng thuốc
Cao huyết áp kháng thuốc là tình trạng đã áp dụng ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị cao huyết áp khác nhau, dùng liều tối ưu và có thuốc lợi tiểu nhưng không đạt được mục tiêu. Tăng huyết áp kháng thuốc về cơ bản làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy thận.
Cách chữa cao huyết áp kháng thuốc đầu tiên là cần loại bỏ các nguyên nhân gây tăng huyết áp nếu có. Tiếp đó là áp dụng các biện pháp khác song song như:
1. Điều trị không dùng thuốc
- Xây dựng chế độ ăn uống giảm muối: lượng muối ăn dưới 5 gram mỗi ngày.
- Kiểm soát cân nặng chặt chẽ hơn
- Tuân thủ thói quen tập thể thao: ít nhất 30 phút/ ngày và đều đặn mỗi ngày.
- Kiêng rượu bia, cai nghiện thuốc lá.
- Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: Đổi sang tư thế nằm nghiêng thay vì nằm ngửa khi ngủ. Đối với ngừng thở khi ngủ nặng (có tắc nghẽn) nên sử dụng thiết bị hỗ trợ với áp lực dương.

Thiết bị hỗ trợ giúp cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ
2. Điều trị bằng thuốc
- Nếu đã dùng thuốc đúng cách mà vẫn bị tăng huyết áp kháng thuốc, bác sĩ có thể chọn thêm một loại thuốc khác thay thế hoặc kết hợp với các thuốc đang dùng. Các nhóm thuốc huyết áp phổ biến nhất là thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển/thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).
- Ngoài ra, việc sử dụng chlorthalidone lợi tiểu rất hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp.
Một số chất bổ sung tự nhiên có thể giúp hỗ trợ cải thiện huyết áp cao
Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung hỗ trợ ổn định huyết áp mà người bệnh có thể dùng để cải thiện huyết áp của mình.
1. Chất xơ
Chất xơ rất quan trọng và không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh và cũng có thể mang lại tác dụng cải thiện huyết áp cao. Trong một nghiên cứu [3], bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống làm giảm huyết áp tâm thu 1,13mmHg và huyết áp tâm trương xuống 1,26mmHg.
Chất xơ có tác dụng hạ huyết áp ở những bệnh nhân lớn tuổi bị cao huyết áp hơn là những người trẻ khỏe mạnh hơn. Tăng lượng chất xơ trong thực phẩm có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Các nguồn cung cấp chất xơ bao gồm trái cây và rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
2. Thực phẩm giàu magie và kali
Magie: Magie là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể thực hiện các chức năng bình thường. Khoáng chất này còn có thể giúp điều chỉnh huyết áp bằng cách cho phép các mạch máu giãn nở.
Theo một nghiên cứu [4], bổ sung 368 mg magie mỗi ngày trong 3 tháng làm giảm huyết áp tâm thu 2,00 mmHg và huyết áp tâm trương giảm 1,78mmHg.

Bổ sung magiê có thể có lợi, nhưng hãy cẩn thận không dùng quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy do tác dụng nhuận tràng.
Kali: Là cách điều trị cao huyết áp được dùng với mục đích làm giảm lượng natri trong cơ thể. Kali cũng làm giảm huyết áp [5] bằng cách làm giãn các thành mạch. Một số nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc ăn ít kali với huyết áp cao hơn và tăng nguy cơ đột quỵ. do đó, bệnh nhân có thể hạ huyết áp tâm thu bằng cách ăn thực phẩm giàu kali hoặc uống thuốc bổ sung kali. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây rối loạn nhịp tim và các vấn đề đối với những người mắc bệnh thận.
Một số thực phẩm giàu kali bao gồm: củ cải đường, bông cải xanh, chuối, khoai lang, đậu nành…
3. Axit folic
Axit folic là một loại vitamin B rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến não và tủy sống của em bé. Bên cạnh đó, bổ sung axit folic cũng là cách điều trị cao huyết áp, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây sinh non, tiền sản giật và sinh con nhẹ cân. CDC khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung 400mg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng này.
4. Melatonin
Melatonin là một loại hormone được cơ thể tiết ra để kiểm soát chu kỳ ngủ – thức của cơ thể. Thông thường, melatonin được sử dụng như một chất bổ sung để điều trị chứng mất ngủ tạm thời. Tuy nhiên với những người bị cao huyết áp, melatonin cũng giúp tăng cường sản xuất oxit nitric – giúp làm giãn mạch.
Bổ sung melatonin [6] thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ lẫn huyết áp. Ở những bệnh nhân cao huyết áp, uống melatonin thường xuyên vào ban đêm cũng làm giảm huyết áp đáng kể.
5. Coenzyme Q10
Coenzyme Q10 (CoQ10) được tìm thấy trong cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm có tác dụng giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do độc hại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích 12 nghiên cứu lâm sàng [7] và báo cáo rằng CoQ10 có khả năng làm giảm huyết áp tâm thu 17mmHg và huyết áp tâm trương 10mmHg. Bên cạnh việc dùng nó như một chất bổ sung, coenzyme Q10 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt gà, măng tây, cá mòi và các loại thịt nội tạng như thận và gan.
6. Vitamin
Vitamin là chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để duy trì hoạt động bình thường. Một số vitamin như vitamin C và vitamin nhóm B như B2, B6 và B9, có thể mang lại lợi ích cho việc giảm huyết áp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C [8] có thể có một số tác dụng trong việc giảm huyết áp. Các vitamin B như folate và axit folic cũng được bổ sung vào liệu trình chữa trị cao huyết áp.
7. Axit béo omega-3
Bổ sung dầu cá thường xuyên cũng chính là cách tăng cường axit béo omega-3. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng omega-3 cũng có tác động ổn định huyết áp. Tiêu thụ dầu cá chứa omega-3 [9] giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 4,51mmHg và 3,05mmHg.
Song song với việc áp dụng các cách điều trị cao huyết áp, sử dụng thuốc theo phác đồ và tăng cường các chất bổ sung, mỗi bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc những người có nguy cơ cao huyết áp nên chủ động bổ sung thành phần thiên nhiên, đã được kiểm nghiệm hiệu quả và an toàn cho người cao huyết áp.
8. Bổ sung GDL-5
GDL-5 là một hợp chất sinh học được phân lập và tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ. Khi chiết xuất theo công nghệ hiện đại giúp giữ lại 5 thành phần quan trọng như Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol, Hexacosanol có hiệu quả vượt trội trong việc điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,…)
FAZ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa hợp chất GDL-5 kết hợp cùng nhiều tinh chất quý giá từ thiên nhiên như chiết xuất Apple Cider Vinegar, Gynostemma, Red Yeast Rice, giúp:
- Hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Hỗ trợ điều hòa mỡ máu (giảm Cholesterol “xấu” LDL-c, giảm Triglyceride, tăng Cholesterol “tốt” HDL-c)
- Hỗ trợ giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, cải thiện gan nhiễm mỡ…

Mỗi ngày 1 viên FAZ, giúp ổn định huyết áp dài lâu
Với thành phần an toàn từ thiên nhiên, liều dùng tiện lợi 1 viên/ngày, FAZ được đánh giá là lựa chọn tối ưu cho hành trình bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kiểm soát huyết áp là điều quan trọng đối với bệnh nhân, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị cao huyết áp, người bệnh nên điều chỉnh lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung FAZ để hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889


