7 triệu chứng cao huyết áp điển hình bạn dễ nhận biết sớm
Huyết áp thay đổi thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng dựa vào các triệu chứng cao huyết áp thường gặp có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh được các biến chứng do cao huyết áp gây ra.
Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân do tăng sức cản ngoại biên hoặc tăng lực co bóp của tim, khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thay đổi.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẩn đoán bệnh nhân bị cao huyết áp nếu huyết áp luôn ở mức 140/90 mmHg trở lên.
7 triệu chứng cao huyết áp thường gặp và dễ nhận biết
Tim làm việc nhiều hơn để bơm máu đến động mạch, lực máu lưu thông trong động mạch cũng mạnh và gấp gáp hơn. Chính những điều này đã gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho sức khỏe toàn thân, điển hình là:
1. Đau đầu
Triệu chứng nhức đầu xuất hiện tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có những người chỉ cần huyết áp tăng nhẹ là đã cảm giác nhức đầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp huyết áp tăng rất cao nhưng người bệnh không hề có triệu chứng nào cả. Khi huyết áp tăng vọt lên 180/120mmHg hoặc cao hơn kèm theo đau đầu, đây được gọi là tăng huyết áp khẩn cấp - một trường hợp huyết áp tăng cao nghiêm trọng cần xử trí sớm, vì có thể dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp, bóc tách động mạch chủ, suy thận cấp, bệnh võng mạc ác tính…
Nếu huyết áp của bạn từ 180/120mmHg trở lên và chưa có triệu chứng hoặc dấu hiệu của biến chứng, hãy nghỉ ngơi và chờ trong 5 phút, sau đó đo lại huyết áp. Nếu sau 5 phút mà huyết áp vẫn còn cao, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn đúng cách.
2. Chóng mặt
Xây xẩm, chóng mặt thường không phải là một triệu chứng cao huyết áp mà là một biểu hiện phổ biến của huyết áp thấp. Sở dĩ chóng mặt được liệt kê vào triệu chứng của cao huyết áp là vì đây là tác dụng phụ điển hình của thuốc hạ huyết áp hoặc do một số biến chứng của bệnh cao huyết áp như đột quỵ và nhồi máu cơ tim dự báo.
Tuy nhiên, người khỏe mạnh không nên bỏ qua cơn chóng mặt, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng và đi lại khó khăn có thể là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.
Khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc chóng mặt đột ngột có thể là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
3. Khó thở, tim đập nhanh
Huyết áp tăng cao trong mạch máu nối từ tim đến phổi còn được gọi là tăng huyết áp động mạch phổi. Khó thở là một biểu hiện điển hình.
Giải thích cho tình trạng này như sau: Bình thường máu được bơm từ bên phải của tim lên phổi để trao đổi oxy rồi về lại tim trái. Khi huyết áp tăng cao, quá trình đẩy dòng máu qua phổi về tim trái gặp khó khăn, điều này có thể gây ra triệu chứng khó thở.
Triệu chứng khó thở có thể ảnh hưởng đến khả năng gắng sức cũng như khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, và nếu để lâu dài sẽ gây biến chứng suy tim.
4. Buồn nôn
Buồn nôn khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống… là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên đó cũng có thể là một trong số các triệu chứng bệnh nhân có thể trải qua khi bị huyết áp cao. Do đó, nếu đột nhiên thấy buồn nôn, việc đầu tiên nên làm là kiểm tra huyết áp.
Buồn nôn do cao huyết áp gây ra thường đến đột ngột và không thể kìm chế được
5. Xuất huyết dưới kết mạc
Triệu chứng bệnh cao huyết áp có thể xảy ra là vỡ mạch máu mắt, làm xuất huyết dưới kết mạc. Các triệu chứng rối loạn thị lực cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn bị cao huyết áp. Mờ mắt cũng là một dấu hiệu khác của tình trạng này.
Đừng bỏ qua tình trạng mờ mắt hoặc các rối loạn thị lực khác vì có thể đó là đấu hiệu cho thấy tăng huyết áp đang “âm thầm” tấn công.
6. Đau nhói ở cổ, ngực và tai
Bệnh nhân có thể cảm thấy nhói ở ngực, cổ và tai khi lưu lượng máu giảm, áp lực trong lòng mạch tăng cao làm huyết áp thay đổi đột ngột. Cảm giác đau nhói tương tự như bị đánh nhiều lần vào các cơ quan trên. Nếu thỉnh thoảng bạn có cảm giác này, bạn nên đến cơ sở y tế và kiểm tra huyết áp.
7. Chảy máu cam
Chảy máu cam có thể là hậu quả của cơn tăng huyết áp, do huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành mạch trong khi các mạch máu trong mũi lại dễ bị tổn thương hơn, hậu quả là vỡ các mạch máu xung quanh niêm mạc mũi gây chảy máu. Hoặc khi có những tổn thương gây chảy máu mũi, tình trạng huyết áp cao sẽ làm cho lượng máu chảy nhiều hơn.
Một nghiên cứu [1] cho rằng tăng huyết áp thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra máu mũi, nhưng nó có thể làm cho chảy máu mũi khó kiểm soát hơn.
Biến chứng cao huyết áp
Tăng huyết áp không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, có thể tổn thương các cơ quan.
- Phình/vỡ động mạch
Phình mạch là tình trạng mạch máu phình ra do lòng mạch giãn nở quá mức làm xuất hiện các túi phình và có thể xuất hiện cục máu đông bên trong. Tăng huyết áp góp phần phát triển túi phình và có thể làm tăng nguy cơ vỡ túi phình - một trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
Tăng huyết áp góp phần làm trầm trọng thêm bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim và gây ra đột quỵ.
Cao huyết áp dẫn đến nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Suy tim
Khi bị huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan. Áp lực gia tăng làm cho các thành tim dày lên, được gọi là phì đại tâm thất trái. Hậu quả, tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra suy tim.
- Bệnh động mạch ngoại biên
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu, đặc trưng bởi xơ vữa động mạch và hẹp động mạch. Bệnh mạch máu ngoài những ảnh hưởng nguy hiểm đến tim, não, còn ảnh hưởng đến các mạch máu ở chân, tay và các tạng như thận và mắt…
- Các vấn đề về thận
Huyết áp cao có thể làm hẹp các mạch máu đến thận gây thiếu máu cung cấp cho thận hoặc làm tổn thương các mạch máu trong thận dẫn đến xơ hóa thận. Kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thận.
Tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu ở thận dẫn tới xơ hóa thận.
- Những vấn đề về mắt
Huyết áp tăng cao có thể làm phình và vỡ các mạch máu trong mắt - nguyên nhân gây yếu và mất thị lực.
- Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa có ảnh hưởng đến huyết áp và rối loạn mỡ máu. Huyết áp cao và rối loạn mỡ máu là 2 bệnh khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Rối loạn mỡ máu làm tăng chất béo trung tính (triglyceride) và LDL-c, giảm HDL-c, dẫn đến huyết áp cao và lượng đường trong máu cũng tăng cao.
- Giảm khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung
Cao huyết áp kéo dài và không được khắc phục sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của người bệnh..
- Chứng mất trí nhớ
Thiếu máu lên não do các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt và mất trí nhớ. Ở người lớn tuổi, cao huyết áp có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn chứng sa sút trí tuệ.
- Rối loạn chức năng tình dục
Huyết áp cao có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới và có thể góp phần làm giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ.
Nguy cơ phát triển nhiều biến chứng tăng lên rất nhiều khi bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành.
Các dấu hiệu huyết áp cao thường xuất hiện ở đối tượng nào?
Nguy cơ cao huyết áp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Độ tuổi: Cao huyết áp thường xảy ra ở người tuổi trung niên trở lên, nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Một số trường hợp xuất hiện cao huyết áp ở tuổi 35.
- Yếu tố di truyền: Do có người thân trong gia đình bị cao huyết áp.
- Các yếu tố lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu bia quá mức, ăn quá nhiều thức ăn béo hoặc thức ăn có quá nhiều muối, lười vận động… cũng có thể góp phần vào sự phát triển của cao huyết áp.
- Các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp… làm tăng nguy cơ.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên
- Những người thừa cân - béo phì
- Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ…
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp là gì?
Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến huyết áp tăng cao. Dưới đây là 10 yếu tố hàng đầu:
- Thừa cân - béo phì
Bạn càng nặng cân, bạn càng cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô của mình. Khi lượng máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp suất bên trong các động mạch cũng sẽ tăng theo.
Nguy cơ cao huyết áp khó tránh khỏi ở người thừa cân-béo phì
- Ăn quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống
Ăn mặn có thể khiến cơ thể giữ nước và khiến các động mạch co lại. Đây là lý do tăng huyết áp.
- Chế độ ăn uống thiếu kali
Kali có nhiệm vụ giúp cân bằng lượng natri trong tế bào, hỗ trợ giải phóng natri ra ngoài. Kali làm cho các tế bào cơ trơn trong động mạch giãn nở, làm giảm huyết áp.
- Không hoặc ít tập thể dục thể thao
Tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu qua tất cả các động mạch của cơ thể, giải phóng các hormone và cytokine tự nhiên giúp các mạch máu thông thoáng, do đó ngăn ngừa cục máu đông và làm giảm huyết áp. Ngược lại, ít hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân-béo phì, khiến huyết áp bất thường.
- Uống quá nhiều rượu bia
Uống nhiều hơn 600ml bia mỗi ngày có thể gây tăng huyết áp bằng cách kích hoạt hệ thống thần kinh gây ra co thắt mạch máu, đồng thời tăng lưu lượng máu và nhịp tim.
- Căng thẳng, lo âu
Mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời nhưng nghiêm trọng. Nếu bạn cố gắng thư giãn bằng cách ăn nhiều hơn, hút thuốc lá hoặc uống rượu, bạn chỉ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về huyết áp cao. Các kỹ thuật thư giãn và thiền giúp hạ huyết áp hiệu quả.
- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp hiện tại hoặc xuất hiện bệnh cao huyết áp mới. Đồng thời, sử dụng thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây tổn thương cho thận, suy tim, thậm chí nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Thuốc ho và thuốc cảm lạnh có chứa pseudoephedrine và phenylephrine
Thuốc ho và thuốc điều trị cảm lạnh thường chứa chất thông mũi như pseudoephedrine và phenylephrine có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và khiến tim đập nhanh.
- Một số bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và ngưng thở khi ngủ thúc đẩy tăng nguy cơ cao huyết áp.
Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 18.
Bên cạnh việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, những người đang bị cao huyết áp và người thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cần bổ sung các thành phần như Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol, Hexacosanol (GDL-5) được phân lập và tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, hiện có trong viên uống FAZ. Các thành phần này có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, điều hòa mỡ máu và các bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...).
Mỗi ngày 2 viên FAZ giúp kiểm soát huyết áp, cải thiện và phòng ngừa các bệnh tim mạch
FAZ là sản phẩm được chiết xuất 100% thiên nhiên, chứa GDL-5, sản xuất tại Mỹ, thành phần được kiểm chứng lâm sàng. Các thành phần trong FAZ không gây tương tác với các loại thuốc khác. Vì vậy, người có các bệnh lý phải dùng thuốc điều trị vẫn có thể sử dụng FAZ cùng các thuốc điều trị đang dùng hoặc uống cách các thuốc điều trị 2 giờ.
Nhận biết triệu chứng cao huyết áp và thay đổi từ các thói quen sống lành mạnh kết hợp sử dụng FAZ có thể giúp ngăn ngừa và ổn định cao huyết áp thể nhẹ. Trong trường hợp đang dùng thuốc thường xuyên để điều trị cao huyết áp, việc kết hợp uống FAZ mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, ổn định mỡ máu, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch
ECOGREEN chủ động chăm sóc sức khỏe
Bạn muốn nhận thông tin từ các chuyên gia để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp tư vấn sức khỏe chuyên khoa
Nhằm giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Thiếu máu - Nhồi máu cơ tim, …
Hoạt động Cộng đồng
Faz hân hạnh tài trợ Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 năm 2014
Sự kiện này đã thu hút hơn 2.000 đại biểu tham dự, đánh dấu sự phát triển của ngành Tim mạch Việt Nam...