Quy trình chẩn đoán cao huyết áp như thế nào là đúng chuẩn?
Cao huyết áp không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, tổn thương mắt, phình động mạch… Do đó, việc thường xuyên theo dõi và chẩn đoán cao huyết áp tại nhà hoặc định kỳ tại bệnh viện là điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta chủ động ổn định huyết áp, phòng ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe.
Tăng huyết áp tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy thận mạn tính
Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi tiến hành đo huyết áp vào hai ngày khác nhau, chỉ số huyết áp tâm thu của cả hai ngày ≥ 140 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ở cả hai ngày ≥ 90 mmHg.
- Chỉ số tâm thu: Dùng để biểu hiện áp lực lên thành mạch máu khi tim co bóp hoặc đập.
- Chỉ số tâm trương: Dùng để biểu hiện áp lực lên các mạch máu giữa các nhịp đập khi tim đang thư giãn.
Hiểu một cách đơn giản, huyết áp là phép đo áp lực hoặc lực đẩy của máu lên thành mạch máu. Vậy nên, một người được chẩn đoán cao huyết áp nghĩa là áp lực lên thành mạch máu trong cơ thể đang ở mức cao, yêu cầu tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.
Nguy cơ cao huyết áp tăng dần theo tuổi tác. Mức huyết áp càng cao, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, tổn thương mắt, sa sút trí tuệ, phình động mạch… càng lớn.
Quy trình chẩn đoán cao huyết áp
Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì người bệnh không nhận biết được sự bất thường về huyết áp đang diễn ra. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp thường xuyên là biện pháp duy nhất để quản lý các chỉ số huyết áp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Để chẩn đoán cao huyết áp, trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử và những triệu chứng bất thường của cơ thể. Tiếp đó, bác sĩ dùng ống nghe để lắng nghe âm thanh (nhịp đập) của tim, sau đó sẽ thực hiện đo huyết áp và các xét nghiệm cần thiết khác.
1. Đo chỉ số huyết áp tại phòng khám / bệnh viện
Đầu tiên, bác sĩ sẽ quấn một vòng bít bơm hơi quanh cánh tay người bệnh, rồi bơm hơi thổi phồng vòng bít để thiết bị này siết chặt vào cánh tay. Vòng bít được gắn một đồng hồ đo áp lực.
Khi vòng bít đã được thổi phồng đủ, bác sĩ sẽ từ từ xả khí ra khỏi vòng bít, đồng thời lắng nghe mạch bằng ống nghe và xem chỉ số huyết áp hiện trên máy đo.
Bác sĩ dùng vòng bít và ống nghe để chẩn đoán tăng huyết áp
Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Nếu sử dụng máy đo huyết áp tự động, bác sĩ sẽ không cần sử dụng ống nghe mà máy đo huyết áp tự động sẽ có những thiết bị nhận cảm giúp đo được chỉ số huyết áp và hiển thị trên màn hình của máy.
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Kết quả đo huyết áp được thể hiện qua hai con số:
- Số đầu tiên, cao hơn là chỉ số huyết áp tâm thu.
- Số thứ hai, thấp hơn là chỉ số huyết áp tâm trương.
Tình trạng |
Huyết áp (mmHg) |
Bình thường |
Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương 80-84 mmHg. |
Tiền tăng huyết áp |
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg. |
Tăng huyết áp giai đoạn 1 (nhẹ) |
Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg. |
Tăng huyết áp giai đoạn 2 (trung bình) |
Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg. |
Tăng huyết áp cần chăm sóc khẩn cấp |
Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg. |
2. Theo dõi và xét nghiệm
Nếu người bệnh được chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra giải phòng điều trị và phòng ngừa phù hợp.
-
Theo dõi huyết áp
Khi nhận thấy chỉ số huyết áp của người bệnh ở mức cao, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi huyết áp lâu hơn và kiểm tra huyết áp thường xuyên trong 6 hoặc 24 giờ. Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng huyết áp của bệnh nhân.
-
Xét nghiệm
Các xét nghiệm cơ bản gồm xét nghiệm máu và nước tiểu cũng được thực hiện để tìm kiếm yếu tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm căn bệnh cao huyết áp, chẳng hạn: lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận, gan và tuyến giáp…
-
Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG)
Đây là một xét nghiệm tương đối nhanh chóng và không gây đau đớn. Trong quá trình đo điện tâm đồ, các cảm biến được gọi là điện cực sẽ được gắn vào ngực và cánh tay/chân. Các cảm biến sẽ được kết nối với máy in hoặc máy hiển thị kết quả bằng dây kết nối. Kết quả điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ biết được tốc độ, nhịp điệu của tim cũng như các dấu hiệu gợi ý thiếu máu cục bộ cơ tim và các bệnh tim khác.
-
Siêu âm tim
Phương pháp không xâm lấn này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim khi đang hoạt động. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát thấy cách máu di chuyển qua tim và van tim, từ đó phát hiện các bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc bệnh lý ở tim.
3. Đo huyết áp tại nhà
Theo dõi huyết áp tại nhà giúp người bệnh chủ động kiểm soát chỉ số huyết áp, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích để bác sĩ biết được liệu đơn thuốc mà người bệnh đang sử dụng có phù hợp không và tình trạng huyết áp đang ổn định hay có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.
Tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo hiện đại
Người bệnh có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bán tại các cửa hàng dụng cụ y tế hoặc nhà thuốc. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên, mọi người nên sử dụng máy theo dõi huyết áp có vòng bít quấn quanh cánh tay thay vì các thiết bị đo huyết áp gắn ở cổ tay hoặc ngón tay vì các thiết bị này có thể cung cấp kết quả kém chính xác hơn.
LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM HOẶC TẠI NHÀ Để có được kết quả chẩn đoán huyết áp cao chính xác nhất, dù đo huyết áp tại phòng khám hay tại nhà, người bệnh đều cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
|
Giải pháp điều trị và phòng ngừa cao huyết áp
Nếu nhận kết quả chẩn đoán cao huyết áp, điều quan trọng trước tiên mà người bệnh cần thực hiện là tuân thủ những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp bằng máy đo tại nhà và thông báo với bác sĩ khi huyết áp tăng bất thường. Cùng với đó, để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng tăng huyết áp lặp lại hoặc xảy ra đột ngột tốt hơn, người bệnh cần xây dựng và duy trì lối sống khoa học.
1. Thay đổi lối sống
Một lối sống khoa học không chỉ góp phần đưa chỉ số huyết áp về mức ổn định, mà còn có thể làm giảm nguy cơ tiến triển tình trạng huyết áp cao. Dưới đây là những mục tiêu trọng tâm cần đạt được trong lối sống để giữ huyết áp bình thường.
- Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống tốt cho huyết áp nên tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời giảm lượng muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Để cắt giảm lượng muối hàng ngày, nên hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn đông lạnh. Bên cạnh đó, sử dụng gia vị thảo mộc, tạo hương vị cho món ăn cũng là cách thay thế muối hữu hiệu.
- Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân là yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp, thế nên giữ cân nặng ở mức hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng và thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giữ huyết áp ở mức an toàn. Trường hợp bị béo phì, nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch giảm cân phù hợp với thể trạng. Tuyệt đối không áp dụng biện pháp giảm cân cấp tốc, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Hoạt động thể chất điều độ
Tích cực vận động thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó ổn định huyết áp. Những hoạt động thể chất lý tưởng cho người bị tăng huyết áp đó là đi bộ, đạp xe, chạy chậm, bơi lội, yoga… Nên luân phiên hoặc kết hợp các bài tập với nhau để tạo hứng thú trong quá trình tập luyện.
- Hạn chế uống rượu bia
Uống quá 1 ly rượu/ngày đối với nữ giới và uống quá 2 ly rượu/ngày đối với nam giới có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, mọi người nên chú ý lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày, tốt nhất không nên sử dụng đồ uống này nếu không thật sự cần thiết.
Hạn chế hoặc từ bỏ thói quen uống rượu bia sẽ giúp ổn định huyết áp
Ngoài ra, người có tiền sử tăng huyết áp nên học cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, không hút hoặc bỏ hút thuốc lá cũng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
2. Dùng thuốc
Sau khi có chẩn đoán tăng huyết áp, tùy vào mức độ huyết áp cao và tùy tình trạng bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thay đổi lối sống đơn thuần trước hoặc phối hợp thay đổi lối sống với sử dụng thuốc cân bằng chỉ số huyết áp. Dựa vào tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ cao huyết áp của mỗi người, bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp khác nhau. Dưới đây là 4 loại thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEi): Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm tốc độ chuyển đổi men Angiotensin I thành Angiotensin II, giúp giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi, từ đó hạ huyết áp
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): Nhóm thuốc này hoạt động tương tự như thuốc ức chế men chuyển với cơ chế chính là giãn mạch.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Công dụng của thuốc chẹn canxi là ngăn canxi xâm nhập vào các tế bào cơ của tim và mạch máu, cho phép các mạch máu được thư giãn, giảm áp suất lên thành mạch.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu hỗ trợ thận đẩy được nhiều muối và nước ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Nhờ đó, làm giảm áp lực lên động mạch, đưa chỉ số huyết áp về ngưỡng an toàn.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, nếu nhận thấy tác dụng phụ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp hơn. Không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình dù huyết áp đã ổn định.
Điều hòa mỡ máu hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả từ gốc Dư thừa cholesterol, tăng mỡ máu gây ra các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại và thành mạch kém đàn hồi hơn. Hiện tượng này làm tăng áp lực lên mạch máu, đồng thời giảm lưu lượng máu cục bộ. Để đảm bảo tuần hoàn máu và nhu cầu máu đến các cơ quan, cơ thể buộc phải có những thay đổi như tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim, tăng giữ nước… dẫn đến tăng huyết áp. Chính vì vậy, song song với việc xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo đơn, người bệnh nên bổ sung thêm giải pháp điều hòa mỡ máu sẽ giúp kiểm soát tăng huyết áp từ gốc. Điều hòa mỡ máu bằng sản phẩm chứa tinh chất thiên nhiên, điển hình như FAZ mang lại hiệu quả và độ an toàn cao. FAZ với thành phần GDL-5 được chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ có tác dụng đồng thời: Vừa điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase, vừa tăng hoạt hóa Receptor tế bào, hỗ trợ giảm tổng hợp Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c (cholesterol “xấu”), giảm triglyceride (chất béo trung tính), tăng HDL-c (cholesterol “tốt”). Nhờ đó, cải thiện và giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, giúp kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch từ gốc. Tinh chất GDL-5 trong FAZ giúp điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch |
Cao huyết áp không có biểu hiện rõ ràng, thế nên người bệnh chỉ biết chỉ số huyết áp bất thường khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc gặp biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương mắt, suy thận… Đó là lý do chuyên gia khuyên, nên thường xuyên đo huyết áp để chẩn đoán cao huyết áp kịp thời, nhất là những người từ 50 tuổi trở lên.
FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH
Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889
Câu hỏi thường gặp về Chẩn đoán cao huyết áp:
► Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp?
Xét nghiệm phân tích nước tiểu, tỷ lệ albumin: creatinin niệu, xét nghiệm máu (creatinine, kali, natri, glucose huyết tương, lipid máu và thông thường cả TSH) và điện tâm đồ.
► Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp Bộ y tế?
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.


