16 nguyên nhân cao huyết áp phổ biến và đối tượng dễ mắc phải
Huyết áp cao thường tiến triển theo thời gian và bị tác động bởi nhiều yếu tố như lối sống, tình trạng sức khỏe, yếu tố di truyền… Nắm rõ nguyên nhân cao huyết áp sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa, cải thiện bệnh hiệu quả.
Nhận biết cao huyết áp bằng cách đo 2 chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu thường xuyên
Thế nào là cao huyết áp?
Cao huyết áp được định nghĩa là dòng máu lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, tạo ra sức ép lớn cho thành mạch và gây tổn hại các mạch máu.
Huyết áp được ghi bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp, thể hiện khả năng bơm máu đi khắp cơ thể của tim) và huyết áp tâm trương (là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra, phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch).
Cao huyết áp được xác định khi người bệnh luôn có mức huyết áp trên 140/90 mmHg.
Phân loại nguyên nhân gây huyết áp cao
Dù có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng cao huyết áp được phân thành 2 nhóm nguyên nhân cơ bản là nguyên phát (vô căn) và thứ phát.
1. Cao huyết áp nguyên phát
Có gần 95% người bị cao huyết không tìm thấy nguyên nhân. Loại huyết áp cao này được gọi là tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát.
Mặc dù nguyên nhân huyết áp cao do nguyên phát vẫn còn bí ẩn, nhưng nhìn chung tình trạng này có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như xu hướng di truyền trong gia đình, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến nam giới hơn nữ giới, tuổi tác và chủng tộc cũng đóng một vai trò quyết định đến chỉ số huyết áp của một số người.
Tại Hoa Kỳ, người da đen có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp đôi người da trắng, mặc dù khoảng cách bắt đầu thu hẹp ở độ tuổi 44. Sau 65 tuổi, phụ nữ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.
2. Cao huyết áp thứ phát
Nếu bác sĩ có thể dễ dàng xác định tác nhân gây ra cao huyết áp thì đây gọi là cao huyết áp thứ phát. Các tình trạng có thể gây cao huyết áp thứ phát phổ biến là bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận, các vấn đề về tuyến giáp, chứng ngưng thở khi ngủ và các tác nhân khác.
17 nguyên nhân cao huyết áp thứ phát phổ biến
Bởi vì tăng huyết áp thứ phát ít gặp, chỉ xảy ra ở 5 – 10% dân số nên không phải lúc nào bệnh cũng được phát hiện. Dưới đây là các tình trạng hoặc bệnh lý có thể là nguyên nhân cao huyết áp, bao gồm:
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc của thận, do các mạch máu bị tổn thương làm cản trở máu đi nuôi các cơ quan. Điều này có thể là nguyên nhân gây huyết áp cao.
Bác sĩ kiểm tra chỉ số đường huyết của bệnh nhân cao huyết áp
2. Bệnh thận
Các vấn đề về thận như:
- Chấn thương thận hoặc động mạch quá hẹp có thể dẫn đến việc cung cấp máu cho cơ quan này kém. Điều này có thể kích hoạt sản xuất hormone renin nhiều hơn, dẫn đến gia tăng phân tử protein angiotensin II và có thể làm tăng huyết áp.
- Bệnh thận đa nang: Tình trạng này có tính chất di truyền, nang trong thận cản trở chức năng thận và có thể làm tăng huyết áp.
- Bệnh cầu thận: Thận loại bỏ chất thải và natri bằng cách sử dụng các bộ lọc, được gọi là cầu thận. Trong bệnh cầu thận, các bộ lọc này bị tổn thương nên không thể đảm nhận nhiệm vụ lọc chất thải và cả natri, vì vậy có thể làm tăng huyết áp.
3. Hút thuốc lá
Có thể bạn đã biết rằng hút thuốc lá có hại cho phổi nhưng nó cũng khiến bạn dễ bị cao huyết áp và bệnh tim. Chất nicotin trong khói thuốc lá là tác nhân góp phần gây ra nguyên nhân cao huyết áp,bởi chúng thu hẹp và làm cứng thành động mạch, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Vì sức khỏe tổng thể của bạn và để giảm nguy cơ cao huyết áp, đau tim và đột quỵ, hãy tránh tất cả các dạng thuốc lá cũng như khói thuốc thụ động.
4. Thừa cân hoặc béo phì
Mặc dù không phải tất cả những người béo phì đều bị huyết áp cao, nhưng bằng chứng khoa học cho thấy, một số cơ chế sinh lý bệnh góp phần gây ra chứng tăng huyết áp do béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, lượng máu chảy qua cơ thể cũng tăng lên. Sự gia tăng lưu lượng máu này gây thêm áp lực lên thành động mạch, làm tăng huyết áp.
Nghiên cứu Sức khỏe Y tế [1] đã so sánh những phụ nữ có chỉ số BMI dưới 22 với những người trên 29 và nhận thấy, tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn từ 2 – 6 lần ở những người béo phì.
Thừa cân cũng làm tăng nhịp tim và khiến dòng máu trong các mạch máu di chuyển khó khăn hơn. Ngoài ra, chất béo tích tụ có thể giải phóng các hóa chất làm tăng huyết áp.
Ăn uống vô độ gây ra béo phì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến huyết áp
5. Thiếu hoạt động thể chất
Không hoạt động thể chất là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong và cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao. Không tập thể dục có thể gây tăng cân và dư thừa cân nặng dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.
Các nghiên cứu [2] gần đây kết luận rằng, khoảng cách đi lại hoặc vận động càng nhiều sẽ tỷ lệ nghịch với mức huyết áp, tức là vận động thể thao thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ cao huyết áp.
6. Ăn nhiều muối (natri)
Nếu thận của cơ thể không thể loại bỏ lượng muối nạp vào từ chế độ ăn uống, thì natri sẽ bắt đầu tích tụ trong cơ thể. Cơ thể cố gắng pha loãng natri với nước – làm tăng thể tích máu và khiến cơ thể giữ nước dẫn đến tình trạng phù.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều muối, quá trình này sẽ làm căng mạch máu và gia tăng áp lực lên các động mạch. Khi lượng máu của bạn tăng lên, tim buộc phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Gấp gáp bơm máu đi sẽ làm tăng áp lực trong động mạch, hình thành cao huyết áp.
7. Uống nhiều rượu
Uống rượu ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) được kiểm soát bởi thận. Chức năng của hệ thống này là điều chỉnh huyết áp thông qua ba loại hormone: renin, angiotensin và aldosteron.
Rượu kích thích nồng độ hormone renin trong máu tăng lên, khiến các mạch máu co lại. Đồng thời, renin làm giảm lượng chất lỏng mà cơ thể đào thải qua nước tiểu. Kết hợp cả 2 vấn đề: mức chất lỏng cao hơn trong cơ thể và các mạch máu nhỏ hơn, dẫn đến tăng huyết áp.
8. Căng thẳng
Mức độ căng thẳng cao và kéo dài là nguyên nhân gây ra cao huyết áp tạm thời. Các thói quen liên quan đến căng thẳng như ăn nhiều hơn, hút thuốc lá hoặc uống rượu cũng góp phần dẫn đến tăng huyết áp.
9. Tuổi tác
Ước tính [3] có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành ở độ tuổi từ 30-79 trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, ⅔ dân số sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Các nghiên cứu dài hạn cho thấy, ngay cả khi bạn chỉ ở độ tuổi 20-30, huyết áp cao làm tăng đáng kể nguy cơ tiến triển các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng sau này, đặc biệt bệnh tim mạch ở tuổi trung niên.
10. Di truyền học
Các gen di truyền có thể mang mầm bệnh cao huyết áp, bệnh tim… Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình bị huyết áp cao,mặc dù chưa mắc cao huyết áp nhưng có thói quen sinh sống không lành mạnh (như hút thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học), sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp về sau.
11. Các vấn đề về tuyến giáp
Cả nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp) và nồng độ hormone tuyến giáp cao (cường giáp) đều có thể gây tăng huyết áp. Suy giáp thường làm tăng huyết áp tâm trương nhiều hơn huyết áp tâm thu, trong khi cường giáp thường làm tăng huyết áp tâm thu nhiều hơn huyết áp tâm trương.
Các triệu chứng khác của suy giáp là mệt mỏi, luôn cảm thấy lạnh, tăng cân, táo bón, rụng tóc và khô da. Các triệu chứng khác của cường giáp bao gồm luôn cảm thấy nóng, run, nhịp tim đập nhanh và sụt cân.
12. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Khi bạn ngừng thở trong lúc ngủ, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng. Chính tác nhân này có thể dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Ngoài ra, thở chậm hoặc ngắt quãng lúc ngủ cũng làm giảm lượng oxy trong máu, điều này kích hoạt não gửi tín hiệu làm tăng huyết áp và nhịp tim nhằm tăng lượng oxy đến các mô của cơ thể – nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời
13. Các vấn đề về hormone
Hệ thống nội tiết là các tuyến tiết ra các kích thích tố mà cơ thể sử dụng cho nhiều chức năng, bao gồm cả huyết áp.
- Tuyến thượng thận: Nếu tuyến thượng thận tạo ra quá nhiều aldosterone, cortisol adrenaline… có thể gây ra huyết áp cao.
- Tuyến giáp: Huyết áp cao có thể do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (cường giáp).
- Tuyến yên: Nếu tuyến yên gửi quá nhiều tín hiệu đến tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp sẽ dẫn đến huyết áp cao.
- Tuyến cận giáp: Quá nhiều hormone tuyến cận giáp cũng góp phần tăng huyết áp.
- Tuyến tụy: Huyết áp cao ở người bị béo phì có thể một phần là do nồng độ insulin tăng cao và kháng insulin. Insulin được tạo ra trong tuyến tụy.
14. Lupus ban đỏ
50% những người bị bệnh lupus có nguy cơ bị tăng huyết áp, huyết áp thường cao hơn 140/90 mmHg. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra huyết áp cao ở những người mắc bệnh lupus là béo phì, bệnh thận, sử dụng steroid lâu dài và dùng các loại thuốc khác như cyclosporine (Neoral, Sandimmune, Gengraf).
Vì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở những người mắc bệnh lupus nên điều rất quan trọng là giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh 120/80 mmHg.
15. Xơ cứng bì
Xơ cứng bì thường gây tổn thương thận, từ đó làm cho huyết áp cũng bị tăng cao. Bên cạnh đó, sẹo xơ của mô phổi có thể gây suy giảm chức năng phổi, giảm khả năng thở, và có thể gây nên tình trạng cao huyết áp trong động mạch phổi, còn được gọi là tăng áp phổi.
16. Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể làm tăng huyết áp bao gồm:
- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có chứa estrogen- có thể là nguyên nhân tăng huyết áp ở phụ nữ. Phụ nữ cao huyết áp do thuốc ngừa thai có nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao hơn so với những phụ nữ không bị huyết áp cao.
- Steroid: Vì steroid có liên quan đến việc điều chỉnh cân bằng nước, natri và các chất điện giải khác của cơ thể nên việc sử dụng các loại thuốc chứa steroid có thể thúc đẩy quá trình giữ nước và làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm thay đổi chức năng thận, làm giảm lưu lượng máu đến thận, tốc độ lọc cầu thận và giữ lại natri. Ở những người nhạy cảm với muối, việc giữ natri này sẽ làm tăng huyết áp.
- Thuốc chống trầm cảm (SSRI): Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách thay đổi phản ứng của cơ thể với các hóa chất trong não, bao gồm serotonin, norepinephrine và dopamine, ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Những hóa chất này cũng có thể gây tăng huyết áp.
Xem thêm: 10 cách điều trị cao huyết áp (có và không dùng thuốc) hiệu quả cao
Những ai có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao?
Các đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp, bao gồm:
- Người lớn tuổi: Nguy cơ cao huyết áp tăng dần theo độ tuổi. Nam giới ngoài 60 tuổi có tỷ lệ cao huyết áp cao hơn nữ.
- Chủng tộc: Huyết áp cao đặc biệt phổ biến ở người da đen hơn là người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này.
- Béo phì hoặc thừa cân: Người thừa cân, béo phì sớm đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp.
- Nghiện thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc làm tăng huyết áp ngay lập tức, dần dần chất gây nghiện này làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch. Uống quá nhiều rượu, đặc biệt là ở nam giới khiến nhịp tim và huyết áp không ổn định.
- Người ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn… làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Điều hòa mỡ máu hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả Cholesterol dư thừa trong cơ thể làm tăng mỡ máu, dẫn đến hình thành xơ vữa trong lòng mạch, thu hẹp không gian lưu thông của máu, tăng áp lực lên mạch máu, đồng thời giảm lưu lượng máu cục bộ. Hậu quả là để bơm máu đến các bộ phận, tim cần hoạt động mạnh hơn bằng cách tăng nhịp tim, tăng co bóp cơ tim, tăng giữ nước… dẫn đến tăng huyết áp. Do vậy, để điều hòa huyết áp, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, chọn lựa thức ăn lành mạnh với tim mạch và không quên bổ sung dưỡng chất để điều hòa mỡ máu sẽ giúp kiểm soát tăng huyết áp từ gốc. Tác dụng điều hòa mỡ máu được tìm thấy ở thành phần của viên uống FAZ là GDL-5 được chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ. Dưới công nghệ chiết xuất hiện đại từ Mỹ, FAZ giữ lại phần dưỡng chất tinh khiết và mang đến tác dụng kép: Vừa điều hòa hoạt động của men HMG-CoA reductase, vừa tăng hoạt hóa thụ thể LDL, từ đó hỗ trợ giảm tổng hợp Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c (cholesterol “xấu”) và triglyceride (chất béo trung tính), tăng HDL-c (cholesterol “tốt”). Hiệp đồng các tác dụng trên giúp người bệnh cải thiện và giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch từ gốc. |
Nếu phát hiện nguyên nhân cao huyết áp từ sớm và xác định tác nhân gây bệnh, bạn nên sớm chủ động điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bên cạnh dùng thuốc, có thể kiểm soát huyết áp an toàn hơn bằng 1 viên FAZ mỗi ngày.


