Mua Faz

11 nguyên nhân gây Triglyceride cao, biến chứng và cách phòng ngừa

Nồng độ Triglyceride trong máu vượt quá 150 mg/dL có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm tụy, ung thư… Vậy Triglyceride là gì? Đâu là nguyên nhân gây Triglyceride cao? Làm thế nào để kiểm soát Triglyceride ở ngưỡng an toàn? Dành thời gian tìm hiểu những kiến thức hữu ích này sẽ giúp mọi người duy trì được chỉ số mỡ máu ổn định, hạn chế được rủi ro bệnh tật.

nguyên nhân gây Triglyceride cao

Tăng triglyceride làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Triglyceride là gì?

Triglyceride (chất béo trung tính) là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Chúng được tạo ra chủ yếu từ quá trình chuyển đổi lượng calo dư thừa trong cơ thể, thế nên nồng độ triglyceride máu cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người.

1. Vai trò của Triglyceride

Vai trò chính của triglyceride là dự trữ năng lượng cho cơ thể. Khi chúng ta tiêu thụ lượng calo nhiều hơn mức cơ thể cần, phần calo dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trung tính ở các tế bào mỡ. Nếu cơ thể cần năng lượng, các hormone sẽ báo hiệu cho tế bào mỡ giải phóng chất béo trung tính để cơ thể sử dụng.

2. Các loại Triglyceride

Một phân tử chất béo trung tính bao gồm 3 axit béo là axit béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Từ ba loại axit béo này tạo ra ba loại chất béo trung tính, cụ thể như sau:

Triglyceride bão hòa

Loại chất béo trung tính này là nguyên nhân lớn nhất gây ra mức cholesterol LDL cao trong máu. Triglyceride bão hòa được tìm thấy trong các sản phẩm như bơ, pho mát, sữa nguyên chất, kem và thịt mỡ.

Triglyceride không bão hòa đơn

Triglyceride không bão hòa đơn là một loại chất béo không bão hòa, có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Thực phẩm có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao bao gồm các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu mè, bơ đậu phộng và các loại hạt.

Triglyceride không bão hòa đa

Chất béo trung tính không bão hòa đa cũng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Thực phẩm có chứa triglyceride không bão hòa đa có thể kể đến là các loại dầu thực vật và cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích và cá hồi.

3. Chỉ số Triglyceride là gì?

Chỉ số triglyceride là cơ sở để nhận định liệu chất béo trung tính có nằm trong phạm vi an toàn hay không. Sau đây là các mức độ triglyceride máu từ bình thường đến rất cao:

  • Bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc dưới 1,7 mmol/L.
  • Vượt mức bình thường: Từ 150-199 mg/dL hoặc từ 1,8-2,2 mmol/L.
  • Cao: Từ 200-499 mg/dL hoặc 2,3-5,6 mmol/L.
  • Rất cao: Từ 500 mg/dL trở lên hoặc 5,7 mmol/L trở lên.

4. Triglyceride ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Chất béo trung tính cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Triglyceride máu cao cũng có thể gây viêm tuyến tụy cấp tính (viêm tụy). Ngoài ra, nồng độ chất béo trung tính cao còn là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau:

  • Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường.
  • Hội chứng chuyển hóa: Tình trạng huyết áp cao và béo phì.
  • Nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp).
  • Một số tình trạng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi chất béo thành năng lượng cơ thể.

Triglyceride là gì

Người bị béo phì cũng có nguy cơ cao bị thừa triglyceride

Chính vì nồng độ chất béo trung tính trong máu cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thế nên cần phải sớm tìm ra nguyên nhân gây triglyceride cao để có giải pháp khắc phục kịp thời, giúp ổn định chỉ số mỡ máu.

Sự khác biệt giữa Triglyceride và cholesterol là gì?

Chất béo trung tính và cholesterol đều là thành phần mỡ máu và lưu thông trong máu, nhưng chúng lại có chức năng khác nhau:

  • Triglyceride: Lưu trữ lượng calo chưa sử dụng và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần thiết.
  • Cholesterol: Tham gia xây dựng cấu trúc màng tế bào, sản xuất một số hormone, tạo ra vitamin D và hỗ trợ hoạt động của tế bào sợi thần kinh.

Đảm nhiệm những vai trò quan trọng, nhưng khi mức độ triglyceride và cholesterol trong máu tăng cao sẽ trở thành yếu tố gây bệnh nghiêm trọng. Do đó, cần theo dõi và kiểm soát sát sao các chỉ số mỡ máu để bảo vệ sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch.

11 nguyên nhân gây Triglyceride cao trong máu

Triglyceride cao có thể đến từ cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân gây triglyceride cao chính mà mọi người cần chú ý:

1. Tiền sử gia đình

Cũng như cholesterol, chất béo trung tính cao bất thường có thể là do di truyền, khi có một hoặc nhiều gen bị đột biến. Mức chất béo trung tính trên 200 mg/dL ở người lớn hoặc 100mg/dL ở trẻ em là dấu hiệu của chứng tăng triglyceride máu di truyền.

2. Uống rượu quá mức

Uống rượu bia quá mức vừa làm tăng lượng calo, carbohydrate và đường, vừa làm giảm quá trình phân hủy chất béo, khiến chỉ số chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol “xấu”) tăng đồng thời. Tần suất uống rượu bia càng nhiều, nguy cơ rối loạn các thành phần mỡ máu càng cao.

3. Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng

Chế độ ăn uống nghèo nàn, không cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng dễ làm chất béo trung tính tăng cao. Trong đó, việc ăn nhiều các loại thực phẩm giàu carb bao gồm: ngũ cốc tinh chế (bột mì, bánh mì trắng, bánh ngọt…) và đường sẽ làm tăng chất béo trung tính rõ rệt.

4.Thừa cân hoặc béo phì

Béo phì thường dẫn đến kháng insulin tức các mô ngừng phản ứng với insulin tiết ra từ tuyến tụy. Lúc này, insulin không thể báo hiệu cho các mô đốt cháy chất béo và glucose không thể đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, gan cố gắng bù đắp bằng cách lưu trữ nhiều axit béo hơn từ các nguồn thực phẩm chúng ta cung cấp hàng ngày. Điều này làm cho tình trạng triglyceride máu trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

5. Bệnh tiểu đường loại 2

Tương tự trường hợp béo phì, ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, các mô cũng ngừng đáp ứng với insulin. Để duy trì nguồn năng lượng cần thiết, gan sẽ gia tăng dự trữ chất béo trung tính.

6. Bệnh gan

Người mắc bệnh gan như gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và xơ gan thường có nồng độ chất béo trung tính cao do chức năng gan suy giảm. Chất béo trung tính bắt đầu tăng ở giai đoạn đầu và đạt mức tối đa ở giai đoạn nặng của bệnh.

7. Sử dụng thuốc điều trị

Một số thuốc ức chế miễn dịch cũng như một số loại thuốc kháng virus, tim mạch, chống loạn thần và bổ sung nội tiết tố có thể làm tăng mức chất béo trung tính trong máu. Nếu không thể thay đổi loại thuốc khác, cần theo dõi chỉ số glyceride trong suốt quá trình điều trị.

8. Hút thuốc

Độc tố trong thuốc lá làm giảm khả năng đào thải mỡ trong máu, từ đó làm tăng cả triglyceride và cholesterol “xấu”. Đây là lý do khiến những người thường xuyên hút thuốc lá có rủi ro mắc bệnh tim mạch cao.

nguyên nhân gây Triglyceride cao trong máu

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây triglyceride cao

9. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) tác động xấu đến quá trình sản xuất chất béo trong cơ thể, làm mức triglyceride máu cao. Mức độ triglyceride sẽ ổn định trở lại ngay khi hormone tuyến giáp hoạt động bình thường.

10. Căng thẳng

Chuyên gia cho hay, căng thẳng là nguồn cơn khiến nhiều người rơi vào sự “cám dỗ” của rượu bia, đồ ngọt, thức ăn nhanh… Đây là những loại đồ ăn thức uống làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu. Hơn nữa, căng thẳng cũng là yếu tố cản trở khả năng loại bỏ chất béo ra khỏi máu, làm tăng mức triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-cholesterol).

11. Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Ngủ không đủ giấc gây rối loạn trao đổi chất, tăng nặng bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì - những vấn đề này đều làm gia tăng hàm lượng chất béo trung tính. Không chỉ thiếu ngủ, ngủ quá nhiều (khoảng 10 tiếng/đêm) cũng gây ra hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng chất béo trung tính ở cả nam và nữ giới.

Ngoài ra, nồng độ triglyceride máu cao còn do thiếu vitamin D, thiếu vận động, mang thai… Dựa vào nguyên nhân gây triglyceride cao, người bệnh có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe và điều trị phù hợp.

Biến chứng do tăng Triglyceride trong máu

Tăng triglyceride đồng nghĩa với tăng nguy cơ bệnh tật, nhất là các bệnh về tim mạch. Cụ thể, một người có chỉ số chất béo trung tính cao có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng sau: 

1. Thúc đẩy hình thành xơ vữa

Giống như cholesterol cao, tăng triglyceride máu cũng là tác nhân thúc đẩy hình thành xơ vữa động mạch, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ…

2. Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường

Trong khi hiện tượng kháng insulin ở bệnh tiểu đường có thể làm tăng mức chất béo trung tính, thì ngược lại, tăng chất béo trung tính có thể gây ra tình trạng kháng insulin, khiến bệnh tiểu đường chuyển biến nặng hơn. Triglyceride máu cao xảy ra đồng thời với huyết áp cao hoặc đường huyết cao có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lên gấp 5 lần.

3. Ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra, chất béo trung tính trong máu cao có liên quan đến nguy cơ ung thư phổi, trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng, da, nội mạc tử cung và tuyến giáp… Tuy nhiên, ngoài mức triglyceride cao, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến ung thư, thế nên cần có thêm các nghiên cứu khoa học quy mô lớn hơn để làm rõ mức độ ảnh hưởng của triglyceride cao đến căn bệnh hiểm nghèo này.

4. Tăng nguy cơ viêm tụy

Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng nằm ở phần trên bên trái của bụng, giúp sản xuất dịch tiêu hóa để hấp thụ thức ăn. Chỉ số triglyceride máu vượt mức bình thường có thể gây viêm tụy với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt. Đặc biệt, tình trạng viêm tụy có thể dẫn đến rò rỉ dịch tiêu hóa ra ngoài tuyến tụy, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tăng chất béo trung tính trong máu tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, mọi người cần chủ động kiểm soát chỉ số triglyceride để phòng tránh biến chứng, bảo vệ sức khỏe. 

Phương pháp chẩn đoán Triglyceride cao?

Quá trình chẩn đoán triglyceride máu cao sẽ được bác sĩ thực hiện thông qua 2 bước là kiểm tra thực thể và xét nghiệm máu. Mọi người hãy theo dõi từng bước để biết cần chuẩn bị những gì để có kết quả chẩn đoán triglyceride chính xác nhất.  

1. Khám thực thể để chẩn đoán tăng triglyceride máu

Bác sĩ tiến hành khám khám thực thể để quan sát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời nói chuyện với người bệnh để khai thác những thông tin quan trọng như:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim, cholesterol cao hoặc chất béo trung tính cao.
  • Thói quen sử dụng rượu và thuốc lá.
  • Các bệnh lý đang điều trị.
  • Loại thuốc đang sử dụng.

Từ nguồn thông tin này, bác sĩ có thể bước đầu xác định được một số nguyên nhân gây tăng triglyceride máu. Chưa kể, nhờ thông tin mà người bệnh cung cấp, bác sĩ có thể loại bỏ đi những yếu tố không liên quan, giúp việc chẩn đoán dễ dàng hơn.

2. Xét nghiệm máu chẩn đoán tăng triglyceride máu

Xét nghiệm máu giúp xác định mức chất béo trung tính và mức cholesterol trong máu nhanh chóng. Để có kết quả chính xác nhất, người bệnh cần nhịn ăn trong 10 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm máu.

Phương pháp chẩn đoán Triglyceride cao?

Xét nghiệm máu giúp phát hiện mức triglyceride cao nhanh chóng và chính xác

Điều trị Triglyceride cao như thế nào?

Điều trị tăng triglyceride máu bao gồm: Thay đổi lối sống, dùng thuốc và quản lý các nguyên nhân khiến mức chất béo trung tính vượt ngưỡng bình thường. Dựa vào nguyên nhân gây triglyceride cao ở mỗi người, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị tốt nhất với một hoặc kết hợp nhiều phương pháp.

1. Thay đổi lối sống để giảm chất béo trung tính

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh là giải pháp hàng đầu giúp điều chỉnh và ổn định các chỉ số mỡ máu, trong đó có mức độ triglyceride. Theo đó, lối sống mà người có chất béo trung tính cao nên thực hành cần đạt được những tiêu chí cơ bản như:

  • Hạn chế hoặc không uống rượu và hút thuốc lá.
  • Thiết kế thực đơn ăn uống cân bằng dưỡng chất, tránh tinh bột tinh chế, đường, dầu mỡ và muối, tăng cường rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá giàu axit béo omega-3...
  • Tập thể dục điều độ, tối thiểu 30 phút/ngày với bộ môn thích hợp.
  • Thay thế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo từ thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải… 

2. Thuốc kiểm soát triglyceride máu cao

Đối với những người có chỉ số triglyceride cao và rất cao, dùng thuốc là điều cần thiết để kiểm soát nồng độ chất béo trung tính trong máu. Đơn thuốc sẽ được kê phù hợp với tình hình sức khỏe của mỗi người để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn, thế nên người bệnh cần uống đúng loại thuốc và đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn. 

3. Quản lý các nguyên nhân làm tăng triglyceride máu

Để đạt mục tiêu đưa chỉ số chất béo trung tính trở lại mức an toàn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay đổi loại thuốc và cách dùng thuốc nhằm quản lý các tình trạng y tế là nguyên nhân dẫn đến triglyceride cao, chẳng hạn: tiểu đường, huyết áp cao… Khi nhóm bệnh nền này được kiểm soát, chỉ số chất béo trung tính sẽ dần dần cải thiện.

Giải pháp phòng ngừa tăng Triglyceride

Chúng ta chưa thể phòng ngừa hoàn toàn tình trạng tăng triglyceride, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc cũng như mức độ tăng chất béo trung tính bằng cách theo đuổi một lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh trong phòng ngừa tương tự như trong điều trị triglyceride máu cao đó là mọi người nên ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao điều độ, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, giữ cân nặng lý tưởng… 

Song song đó, mọi người nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và bổ sung những dưỡng chất có tác dụng điều hòa mỡ máu từ sớm như GDL-5 trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe FAZ đến từ Mỹ.

Tinh chất GDL-5 được chứng minh có khả năng hoạt hóa các LDL Receptor tế bào và điều hòa men HMG-CoA reductase, hỗ trợ giảm tổng hợp tổng hợp cholesterol, đồng thời cải thiện việc vận chuyển LDL vào trong tế bào, thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol, giúp các tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Nhờ đó, FAZ giúp hỗ trợ điều hòa các thành phần mỡ máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng triglyceride máu cao.

FAZ - giải pháp hỗ trợ điều hòa mỡ máu

FAZ - giải pháp hỗ trợ điều hòa mỡ máu, ổn định các chỉ số mỡ máu (cholesterol và triglyceride), góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch

Biết được nguyên nhân gây triglyceride cao sẽ giúp mọi người chủ động chăm sóc sức khỏe, thực hiện lối sống lành mạnh và quản lý các bệnh lý nền để giữ được chỉ số mỡ máu nói chung, triglyceride ở mức độ ổn định. Các thành phần mỡ máu ổn định sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch.


Ăn uống thế nào khi "bị" cholesterol cao?
Cholesterol cao là mối lo của nhiều người, nhưng không phải loại bỏ những thức ăn khiến làm tăng nguy cơ là an toàn, mà là ăn như thế nào cho đúng
Chi tiết
Tăng huyết áp là gì? Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp
Cách phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp, huyết áp cao hiệu quả và đơn giản giúp nâng cao sức khỏe mọi người.
Chi tiết
7 thực phẩm bạn nên tránh xa để không làm tăng cholesterol
Cholesterol cao không chỉ đe dọa người lớn tuổi mà ngày nay, nhiều thanh thiếu niên cũng có mức tăng cholesterol đáng báo động do thói quen ăn uống không lành mạnh.
Chi tiết
Cách đọc các chỉ số mỡ máu
Bạn muốn kiểm tra mình có bị Rối loạn mỡ máu nhưng không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào? Bạn đã đi kiểm tra mỡ máu rồi nhưng không hiểu ý nghĩa của các chỉ số này? Bấm vào...
Chi tiết
Các bệnh tim mạch nguy hiểm thường gặp
Bệnh Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Mỗi năm, bệnh Tim mạch gây ra cho hơn 17,5 triệu cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị bệnh Tim mạch tử vong vào...
Chi tiết

FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch

chương trình khách hàng thân thiết faz 2023