Mua Faz

18 nguyên nhân rối loạn lipid máu thường gặp [Giải đáp từ bác sĩ]

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc xác định được những nguyên nhân rối loạn lipid máu sẽ giúp chủ động phòng ngừa và kiểm soát tiến triển của bệnh từ sớm, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

nguyên nhân rối loạn lipid máu

Rối loạn mỡ máu là mầm mống phát triển xơ vữa động mạch, tiềm ẩn bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu xảy ra do nồng độ các thành phần mỡ máu thay đổi một cách bất thường, cụ thể: Cholesterol “xấu” (LDL-c) và Triglyceride (chất béo trung tính) tăng cao, trong khi Cholesterol “tốt” (HDL-c) giảm xuống. Căn bệnh này được phân thành hai loại: Rối loạn mỡ máu nguyên phát và rối loạn mỡ máu thứ phát (chiếm 30-40%).

Điều đáng ngại là rối loạn mỡ máu tiến triển âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo ở giai đoạn đầu, nên hầu hết trường hợp phát hiện bệnh đều là khi bệnh đã chuyển biến nặng. Lúc này, việc điều trị rối loạn mỡ máu sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn, bởi sự xuất hiện của mảng xơ vữa trên thành động mạch, gây tắc nghẽn tuần hoàn máu, dẫn đến những biến cố tim mạch và nhiều bệnh lý toàn thân nghiêm trọng khác.

18 nguyên nhân rối loạn lipid máu thường gặp

Nguyên nhân rối loạn lipid máu phân thành hai nhóm: Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu nguyên phát và nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thứ phát.

Đối với rối loạn mỡ máu nguyên phát, mức độ lipid bất thường trong máu thường là do một gen đột biến hoặc gen di truyền từ bố (mẹ). Các gen khiếm khuyết có thể làm thay đổi cách tạo ra một số loại lipid nhất định hoặc gây ra sự đào thải khác thường của lipid trong cơ thể. Rối loạn lipid máu do di truyền có nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch từ rất sớm, có thể là lứa tuổi thanh thiếu niên. Do đó, đối tượng này cần phải tầm soát mỡ máu định kỳ để quản lý tốt tiến triển của bệnh.

Khác với rối loạn mỡ máu nguyên phát, nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát liên quan đến nhiều khía cạnh, từ lối sống cho đến một số tình trạng y tế nhất định, cụ thể như sau:

1. Chế độ ăn thiếu lành mạnh

Chế độ ăn nghèo nàn hoặc tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid máu. Có khoảng 20% ​​lượng cholesterol trong máu đến từ nguồn thực phẩm chúng ta tiêu thu hàng ngày, trong đó phải kể đến các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol bao gồm: thịt đỏ, xúc xích, thịt xông khói, bánh nướng, bánh quy, khoai tây chiên, nội tạng động vật, bơ thực vật…

2. Lười vận động

Tập thể dục đã được chứng minh là giúp làm tăng mức cholesterol tốt và giảm mức cholesterol xấu trong máu. Vậy nên, người lười vận động sẽ dễ bị rối loạn mỡ máu hơn người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Nguyên nhân rối loạn lipid máu thường gặp

Người ít vận động có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn người tập luyện thường xuyên

3. Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng các chất gây viêm (cytokines), đồng thời làm tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến tăng VLDL – một loại cholesterol xấu. Nếu thường xuyên uống nhiều rượu có thể dẫn đến rối loạn lipid máu loại IV và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

4. Hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng cholesterol trung tính (Triglycerides), giảm cholesterol tốt (HDL-c) và hơn nữa còn làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể. Vì vậy, hút thuốc lá cũng được xem là nguyên nhân rối loạn lipid máu cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt.

5. Tuổi tác

Quá trình lão hóa tự nhiên khiến hệ xương khớp suy giảm chức năng, từ đó hạn chế hoạt động của cơ thể. Thiếu vận động sẽ làm giảm mức tiêu hao năng lượng, dẫn đến hiện tượng tích lũy mỡ thừa, gây ra tình trạng mỡ máu cao.

6. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Rối loạn mỡ máu thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2 với tỷ lệ là 70%. Theo các chuyên gia, ở người bệnh đái tháo đường có tình trạng kháng insulin thì hàm lượng insulin trong máu cao, khiến cho nồng độ cholesterol xấu (LDL-c) tăng cao. Hơn nữa, các hạt cholesterol trong máu của người tiểu đường tương đối nhỏ, nên dễ dàng xâm nhập và bám dính vào thành mạch máu, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

7. Béo phì

Béo phì có liên quan đến một số thay đổi tiêu cực trong chuyển hóa lipid, bao gồm tăng nồng độ cholesterol xấu và chất béo trung tính, đồng thời giảm nồng độ cholesterol tốt trong huyết thanh. Rối loạn mỡ máu ở người béo phì được cho là do tình trạng kháng insulin và nếu không được khắc phục kịp thời, nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch sẽ rất cao.

8. Suy giáp

Suy giáp là nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát ít người biết. Ở người bệnh suy giáp, nồng độ cholesterol “xấu” gia tăng đáng kể, khoảng 30%. Cùng với đó, lượng chất béo toàn phần cũng tăng lên, làm mất cân bằng các thành phần mỡ máu.

9. Hội chứng thận hư

Tình trạng sản xuất quá mức cholesterol xấu LDL-c và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) ở người bị chứng thận hư (mất protein qua nước tiểu) là do sự giảm hoạt động của các men Lipoprotein Lipase (LPL) và Lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT). Hơn nữa, khi các men quan trọng này giảm hoạt động còn làm giảm tổng hợp cholesterol tốt (HDL-c), dẫn đến sự mất cân bằng các thành phần mỡ máu hay rối loạn mỡ máu.

10. Bệnh thận mãn tính (CKD)

Ở bệnh nhân suy thận, nhất là những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, mức HDL-c giảm và mức LDL-c và VLDL-c tăng rõ rệt so với người khỏe mạnh. Các yếu tố dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa lipid ở những người bị bệnh thận mãn tính có thể kể đến là khả năng lọc cầu thận giảm, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, lọc máu, chức năng chuyển hóa chất kém…

11. Viêm đường mật nguyên phát (PBC)

Viêm đường mật nguyên phát là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi sự rối loạn ứ mật trong gan. Khi căn bệnh này xảy ra sẽ làm suy giảm bài tiết cholesterol và axit mật vào dịch mật, từ đó gia tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân rối loạn lipid máu.

12. Vàng da tắc mật

Vàng da tắc mật là do ứ đọng dịch mật, nguyên nhân thường do sỏi mật hoặc khối u làm tắc nghẽn ống mật. Điều này làm suy giảm bài tiết dịch mật vào ruột, khiến quá trình hấp thu chất béo bị rối loạn, dẫn đến việc sản xuất LDL-c tăng và HDL-c giảm.

13. Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là do tiết quá mức hormone Cortisol, gây béo phì, rối loạn dung nạp glucose và rối loạn lipid máu. Cortisol làm tăng sản xuất cholesterol xấu và triglyceride trong máu. Vì vậy, hội chứng Cushing có thể là nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát và có liên quan đến sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

14. U tủy thượng thận (Pheochromocytoma)

Đây là một khối u thần kinh nội tiết hiếm gặp phát sinh từ các sắc bào Chromaffin của tủy thượng thận. Khối u này sản xuất và tiết ra quá mức hormone Catecholamine, gia tăng sản xuất cholesterol xấu (LDL-c và VLDL-c) ở gan, gây rối loạn mỡ máu theo thời gian.

U tủy thượng thận (Pheochromocytoma)

U tủy thượng thận (Pheochromocytoma) là nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát

15. Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị là một trong số các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn lipid máu thứ phát. Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu, bao gồm: Thuốc chẹn β, thuốc lợi tiểu, Steroid, thuốc ức chế miễn dịch… Những thuốc này nếu sử dụng thời gian dài có thể làm tăng nồng độ TG (chất béo trung tính) và LDL-c (cholesterol xấu) trong máu, gây rối loạn lipid máu.

16. Sử dụng estrogen thay thế

Khi Estrogen và Progesterone được sử dụng như một liệu pháp thay thế hormone trong các trường hợp như rối loạn mãn kinh hoặc điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid (giảm HDL-c, đồng thời làm tăng LDL-c và triglyceride). Mức độ rối loạn mỡ máu tùy thuộc vào liều lượng Estrogen mà mỗi người dùng để cải thiện các vấn đề sức khỏe đang mắc phải.

17. Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ khiến chức năng gan suy yếu, gây rối loạn điều hòa và chuyển hóa lipid. Khi rối loạn chuyển hóa cholesterol xảy ra ở tế bào gan sẽ làm tăng mức cholesterol toàn phần, LDL-c và Triglyceride. Đây chính là một trong những nguyên nhân rối loạn lipid máu hay máu nhiễm mỡ.

18. Tâm lý căng thẳng

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Khi căng thẳng, chúng ta có xu hướng ăn nhiều, ít vận động và thường xuyên tiêu thụ đồ uống chứa chất kích thích. Những điều này khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

Nếu như nguyên nhân rối loạn mỡ máu nguyên phát không thể kiểm soát, thì một số nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thứ phát có thể kiểm soát được. Trong đó, xây dựng lối sống khoa học: Ăn uống hợp lý, tập trung vào những dưỡng chất có tác dụng điều hòa mỡ máu, kết hợp tập luyện điều độ và quản lý căng thẳng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện rối loạn mỡ máu hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh rối loạn lipid máu ra sao?

Tình trạng cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi mức độ cholesterol tăng cao gây ra những vấn đề về tim mạch, người bệnh mới có phát hiện ra sự tồn tại của rối loạn mỡ máu dưới dạng các triệu chứng của bệnh tim, chẳng hạn: Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc mệt mỏi, khó thở, hồi hộp… Ngoài ra, nếu rối loạn mỡ máu kéo dài có thể biểu hiện ra bên ngoài thông qua các dấu hiệu như: Cung giác mạc (vòng tròn trắng nhạt xung quanh mống mắt), u vàng ở ngón tay, khuỷu tay, đầu gối…

Dấu hiệu bệnh rối loạn lipid máu

Đau thắt ngực là triệu chứng cảnh báo rối loạn mỡ máu đã gây ra vấn đề tim mạch

Chính vì vậy, để kiểm soát mức cholesterol trong máu, mọi người nên thăm khám sức khỏe và xét nghiệm mỡ máu định kỳ, nhất là những người có yếu tố di truyền, tiểu đường, suy giáp, suy thận hoặc gan nhiễm mỡ.  Theo Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa kỳ (NHLBI), lần kiểm tra cholesterol đầu tiên của một người nên được thực hiện trong độ tuổi từ 9-11 và lặp lại sau mỗi 5 năm. Từ 45 tuổi, nên kiểm tra cholesterol 1-2 năm/lần và khi bước qua tuổi 65 nên kiểm tra cholesterol hàng năm.

Xem thêm

Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị rối loạn mỡ máu?

Giải pháp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn lipid hiệu quả nhất đó là thay đổi lối sống, kết hợp bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu từ thiên nhiên.

1. Thay đổi lối sống

Dựa vào nguyên nhân rối loạn lipid máu có thể thấy rằng, việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ và quản lý căng thẳng có thể giúp giảm đáng kể cholesterol, đưa các chỉ số mỡ máu về mức an toàn. Vậy ăn uống và tập luyện như thế nào là đúng? Mọi người có thể tham khảo ngay những lưu ý dưới đây:

  • Ăn thịt gia cầm đã bỏ hết phần da.
  • Ăn thịt nạc đã lọc hết mỡ.
  • Ăn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không có chất béo.
  • Tiêu thụ chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, chẳng hạn: Cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, quả hạch, dầu ô liu…
  • Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ chế biến sẵn.
  • Chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc và hạn chế chiên, xào.
  • Hạn chế tối đa rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích khác.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần.
  • Áp dụng các liệu pháp thư giãn như yoga, thiền, hít thở sâu… để giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Xem thêm

2. Dưỡng chất bổ sung

Cùng với lối sống khoa học, mọi người có thể bổ sung sớm dưỡng chất điều hòa mỡ máu từ thiên nhiên, điển hình như GDL-5 trong sản phẩm FAZ. GDL-5 là một hợp chất sinh học được phân lập và tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ. Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, GDL-5 giữ lại được những hoạt chất quý, có tác dụng điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Dưỡng chất bổ sung

FAZ chứa tinh chất GDL-5 giúp giảm tổng hợp cholesterol trong máu, hỗ trợ điều hòa mỡ máu hiệu quả

Tinh chất GDL-5 đã được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát và cân bằng thành phần mỡ máu nhờ khả năng điều hòa men HMG-CoA reductase, từ đó làm giảm sự tổng hợp Cholesterol, đồng thời gia tăng hình thành các LDL Receptor tế bào, tăng gắn kết các LDL vào Receptor, giúp thúc đẩy sự chuyển hoá Cholesterol, làm giảm số lượng LDL và tăng HDL trong máu.

Đây là cơ chế điều hòa các thành phần mỡ máu ưu việt của GDL-5 trong FAZ. Sản phẩm có thể dùng với mục đích phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu đều phát huy tốt công dụng.

3. Sử dụng thuốc

Đối với những người đang điều trị rối loạn mỡ máu, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chuyên biệt như:

  • Thuốc chứa statin: Những loại thuốc chứa statin có tác dụng ngăn chặn chất tạo ra cholesterol trong gan và hấp thụ cholesterol tích tụ trong động mạch.
  • Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol: Nhóm thuốc này giúp làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế cơ thể hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Chất cô lập axit mật: Thuốc chứa chất cô lập axit mật giúp làm giảm cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-c) và ngăn không cho chúng được tái hấp thu trong ruột non.
  • Fibrates: Các loại thuốc thuộc nhóm fibrates giúp giảm lượng triglyceride trong máu.

Tùy vào tình trạng rối loạn mỡ máu của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc nhiều loại thuốc với nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Khi sử dụng thuốc trị mỡ máu cao, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ tư vấn, không tự điều chỉnh hoặc ngừng thuốc.

Nguyên nhân rối loạn lipid máu của mỗi người có thể khác nhau, nhưng cách phòng tránh và cải thiện hiệu quả dành cho mọi trường hợp đó là duy trì lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu từ sớm. Song song đó, hãy chủ động thăm khám sức khỏe và xét nghiệm mỡ máu định kỳ để phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu, giúp việc điều trị dễ dàng và phòng tránh tối đa biến chứng xơ vữa động mạch.

FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz điều hòa mỡ máu

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889

15:36 18/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest