Mua Faz

Vì sao huyết áp dễ tăng khi bị rối loạn mỡ máu?

20:04 07/04/2022

Rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp là hai bệnh lý độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết. Nghiên cứu đăng trên Thư viện y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy, người có chỉ số cholesterol toàn phần ≥ 222 mg/dL có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp đến 95%.

Theo các chuyên gia, khi lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ lắng đọng trong thành mạch, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… và dẫn đến cao huyết áp.

Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu – một yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Bản thân tăng huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL- cholesterol dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa.

Khi cao huyết áp và rối loạn mỡ máu trở thành “bộ đôi” song hành sẽ càng thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận…

Vì sao huyết áp dễ tăng khi bị rối loạn mỡ máu?

Rối loạn mỡ máu thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, gây tăng huyết áp

Cách điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp

Theo các chuyên gia, cao huyết áp là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là điều hòa các chỉ số mỡ máu để góp phần ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định: Bệnh nhân rối loạn mỡ máu kèm cao huyết áp có thể được chỉ định một số thuốc điều trị để hạ huyết áp và đưa các chỉ số mỡ máu trở về giới hạn bình thường như thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, chẹn beta, thuốc nhóm statin, nhóm fibrates… Lưu ý, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng hay thay đổi liều.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Thay cá, thịt gia cầm không da cho các thức ăn giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, nội tạng động vật. Hạn chế lượng tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày và sử dụng tinh bột nguyên cám như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen. Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ (như lê, bơ, chuối, bông cải xanh, cà rốt, măng tây…) trong khẩu phần ăn. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán… Giảm lượng natri xuống dưới 1,5g mỗi ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối.

Cách điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp

Thực phẩm giàu chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mỡ máu và huyết áp

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia: Nicotin trong thuốc lá có thể làm mất cân bằng chuyển hóa, khiến mỡ trong máu tăng lên. Trong khi đó, rượu và bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Đồng thời, tác động làm tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch.

Tăng cường vận động: Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để hỗ trợ tiêu hao mỡ máu, ổn định huyết áp. Những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe người rối loạn mỡ máu kèm tăng huyết áp.

Ngoài ra, để “chung sống hòa bình” và khỏe mạnh với tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, cùng với lối sống khoa học và phác đồ chữa trị y khoa, người bệnh có thể kết hợp thêm hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, điều hòa huyết áp, điển hình như tinh chất GDL-5 (policosanol) được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, hiện có trong sản phẩm FAZ.

Nghiên cứu cho thấy, GDL-5 có khả năng giúp cơ thể điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (cholesterol “xấu”), đồng thời tăng số lượng HDL-c (cholesterol “tốt”) trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp cân bằng các chỉ số mỡ máu một cách an toàn, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa, ổn định huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bên cạnh những giải pháp trên, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh rối loạn mỡ máu nên theo dõi huyết áp thường xuyên, xét nghiệm kiểm tra mỡ máu 6 tháng/ lần. Khi mỡ máu cao, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

box faz

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc

06:45 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest