Mua Faz

Biến chứng cao huyết áp nguy hiểm đến mức nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới hiện nay. Bệnh thường diễn tiến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng cao huyết áp nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Vậy, bạn đã biết gì về biến chứng cao huyết áp? Hãy dành vài phút đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Biến chứng cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp ≥ 140/90 mmHg

Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

Xem thêm

Biến chứng cao huyết áp đối với sức khỏe như thế nào?

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

1. Biến chứng cao huyết áp ở động mạch

Bình thường, các động mạch trong cơ thể khỏe mạnh linh hoạt và đàn hồi tốt. Lớp lót bên trong động mạch trơn nhẵn giúp máu lưu thông tự do, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các mô và cơ quan quan trọng. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng áp lực của dòng máu chảy qua động mạch gây ra các tổn thương sau:

  • Tổn thương và thu hẹp động mạch: Huyết áp cao có thể làm hỏng các tế bào của lớp lót bên trong động mạch. Khi đó các chất béo trong máu có thể tích tụ lại trên thành các động mạch bị tổn thương, khiến cho thành động mạch mất dần tính đàn hồi, hoặc hình thành các mảng xơ vữa gây hạn chế lưu lượng máu đi đến cơ quan mà nó cung cấp.
  • Phình động mạch: Theo thời gian, áp lực liên tục của dòng máu di chuyển qua động mạch khiến cho một phần thành động mạch mở rộng, tạo thành một chỗ phình (chứng phình động mạch). Phình động mạch có khả năng bị vỡ và gây chảy máu bên trong, đe dọa tới tính mạng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào nhưng phổ biến hơn cả là ở những động mạch lớn của cơ thể (động mạch chủ, động mạch cảnh).

2. Biến chứng huyết áp cao lên tim mạch

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đối với tim mạch như:

  • Bệnh động mạch vành: Động mạch vành bị tổn thương và lòng động mạch bị thu hẹp do huyết áp cao sẽ gây khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim. Khi lượng máu lưu thông đến tim kém có thể dẫn đến đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Dày tâm thất trái: Huyết áp cao buộc tim phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Điều này khiến cho tâm thất trái của tim dày lên, làm tăng nguy cơ suy tim, thiếu máu cơ tim và đột tử do tim.
  • Suy tim: Theo thời gian, áp lực lên tim tăng cao do tăng huyết áp có thể khiến cơ tim suy yếu đi và hoạt động kém hiệu quả hơn trước, dẫn đến suy tim.

Biến chứng cao huyết áp đối với sức khỏe như thế nào?

Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim

3. Tổn thương não

Não bộ hoạt động bình thường và hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng. Tăng huyết áp nếu để kéo dài, không được điều trị thích hợp và kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng cao huyết áp ở não như:

  • Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA): Là tình trạng gián đoạn ngắn hoặc tạm thời của quá trình cung cấp máu đến não (dưới 24 giờ). Động mạch xơ cứng hoặc cục máu đông hình thành trên thành mạch xơ vữa do huyết áp cao có thể dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, vì vậy tuyệt đối không được chủ quan.
  • Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi một phần não bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, khiến cho các tế bào não bị chết. Mạch máu bị tổn thương và xơ vữa do huyết áp cao có thể bị hẹp tắc, vỡ hoặc rò rỉ. Ngoài ra, mạch máu não bị tổn thương do tăng huyết áp cũng là nguồn gốc làm hình thành nên các cục máu đông trong động mạch, ngăn máu lưu thông lên não gây đột quỵ.
  • Sa sút trí tuệ: Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm hạn chế lưu lượng máu vận chuyển lên não, có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ do mạch máu.
  • Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Tình trạng này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa các thay đổi trong nhận thức và trí nhớ, thường đi kèm với quá trình lão hoá và các vấn đề nghiêm trọng hơn do chứng sa sút trí tuệ gây ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp có thể dẫn đến suy giảm nhận thức mức độ nhẹ.

4. Biến chứng cao huyết áp tác động đến thận

Thận đảm nhận chức năng lọc lượng dịch dư thừa và các chất thải ra khỏi máu. Quá trình này đòi hỏi các mạch máu phải khỏe mạnh và linh hoạt. Tuy nhiên, huyết áp cao có thể gây tổn thương và phá hủy các mạch máu đến thận, từ đó ảnh hưởng đến chức năng thận. Ngoài ra, nếu người bệnh bị tiểu đường kết hợp với tăng huyết áp sẽ làm trầm trọng hơn những tổn thương ở thận. Dưới đây là những vấn đề ở thận do huyết áp cao gây ra:

  • Sẹo thận (xơ cứng cầu thận): Loại tổn thương này xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong thận bị xơ cứng, khiến cho thận không thể lọc chất lỏng và chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả. Theo thời gian, xơ cứng cầu thận có thể dẫn đến suy thận.
  • Suy thận: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Các mạch máu bị tổn thương làm suy yếu chức năng thận, khiến thận không thể lọc hiệu quả các chất thải từ máu, từ đó tạo điều kiện cho lượng chất thải và dịch tích tụ trong cơ thể.

5. Biến chứng cao huyết áp ở mắt

Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ cung cấp máu đến mắt, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm về mắt sau:

  • Tổn thương mạch máu trong võng mạc (bệnh võng mạc): Những tổn thương ở võng mạc có thể gây chảy máu trong mắt, làm mờ mắt và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
  • Tích tụ chất lỏng dưới võng mạc (bệnh màng mạch): Bệnh màng mạch có thể khiến cho thị lực méo mó, đôi khi để lại sẹo gây suy giảm thị lực.
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh thị giác): Khi lưu lượng máu đến mắt bị tắc nghẽn có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, dẫn đến giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn.

6. Rối loạn chức năng tình dục

Tình trạng không thể hoặc khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương) thường gặp ở nam giới ngoài 50 tuổi. Đặc biệt, khi nam giới bị cao huyết áp có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn. Nguyên nhân do huyết áp cao làm giảm lưu thông máu đến dương vật.

Không chỉ nam giới, nữ giới cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục do tăng huyết áp. Lưu thông máu đến âm đạo giảm có thể làm giảm ham muốn tình dục, gây khô âm đạo, khó đạt cực khoái khi quan hệ.

Rối loạn chức năng tình dục

Tăng huyết áp có thể gây rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ

Xem thêm

Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp?

Một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có thể kể đến như:

  • Trên 55 tuổi
  • Bị rối loạn mỡ máu
  • Người bệnh tiểu đường
  • Thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn mặn
  • Hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng rượu bia
  • Tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp
  • Ít vận động thể lực, thường xuyên căng thẳng, lo âu quá mức
Xem thêm

Cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp

Theo thống kê hiện nay trên thế giới có đến 1,13 tỷ người bị tăng huyết áp, con số này được dự đoán lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025. Tại Việt Nam, có đến 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp, nhưng gần 60% chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị. Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các biến chứng cao huyết áp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Thay đổi lối sống tích cực

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày tác động không nhỏ đến chỉ số huyết áp. Vì vậy, nếu muốn kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra, người bệnh cần thay đổi lối sống đang âm thầm hủy hoại sức khỏe sang hướng tích cực hơn như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Giảm ăn mặn, chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g muối/ngày. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều vitamin C và E, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Không ăn quá 60 – 70g chất đạm/ngày, mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần cá biển. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và tinh bột như: thịt đỏ, xúc xích, thịt xông khói, dầu động vật, nội tạng động vật, bánh kẹo, nước ngọt,… Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng các loại thức uống có thể làm tăng huyết áp như rượu, bia, cà phê.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút luyện tập những bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe, thiền… để giúp nâng cao sức đề kháng, giảm huyết áp, đồng thời giúp cơ thể dẻo dai, duy trì cân nặng phù hợp.
  • Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng: Tinh thần lạc quan, tích cực sẽ giúp làm giảm áp lực cho hệ tim mạch, phòng ngừa và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Để tránh căng thẳng, người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện, tham gia các hoạt động ngoài trời,…
  • Kiểm soát cân nặng: Các nghiên cứu cho thấy, béo phì có thể làm tăng nguy cơ cao huyết gấp 12 lần so với bình thường. Do đó, duy trì cân nặng ở mức hợp lý (chỉ số BMI từ 18,5 – 22,9), không để vòng bụng vượt quá 90cm đối với nam giới và 75cm với nữ giới là một trong những cách kiểm soát tốt chỉ số của huyết áp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh cao huyết áp cần tự theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên, thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát huyết áp và có hướng can thiệp điều trị kịp thời khi bệnh có chuyển biến xấu.

Cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp

Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học là cách giúp ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp hữu hiệu

Xem thêm

2. Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu, ổn định huyết áp

Theo các chuyên gia, rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp hàng đầu hiện nay. Khi các thành phần mỡ máu rối loạn, cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng trên thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, khiến mạch máu bị hẹp/ tắc làm tăng sức cản ngoại vi, từ đó gây tăng huyết áp.

Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện và kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả, ngoài thay đổi lối sống, người bệnh nên kết hợp bổ sung các tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu có khả năng kiểm soát mỡ máu, điều hòa huyết áp như GDL-5

GDL-5 là hoạt chất sinh học, chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ, đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả.

Đồng thời GDL-5 còn giúp cơ thể giảm tổng hợp cholesterol xấu thông qua điều hòa hoạt động men tổng hợp cholesterol là HMG-CoA reductase. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (cholesterol xấu), hoạt hóa HDL-c (cholesterol tốt) trong máu giúp kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp.

Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu, ổn định huyết áp

FAZ với thành phần GDL-5 hoàn toàn từ thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu, ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả

Hiện nay, viên uống FAZ của Mỹ là sản phẩm chứa tinh chất GDL-5, người dùng có thể tìm mua sản phẩm tại 25.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Trường hợp cấp cứu biến chứng cao huyết áp

Huyết áp cao là một tình trạng mãn tính, bệnh có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe sau nhiều năm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp huyết áp tăng nhanh bất thường và nguy hiểm đến mức nó trở thành một vấn đề y tế phải nhập viện, điều trị ngay lập tức.

Xem thêm

Trong những tình huống này, huyết áp cao có thể gây mù lòa, đau thắt ngực, tiền sản giật hoặc sản giật, mất trí nhớ, đột quỵ, phù phổi, mất chức năng thận đột ngột,…

Mặc dù cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kể kiểm soát được bệnh bằng cách tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, kết hợp thay đổi lối sống khoa học và sử dụng viên FAZ mỗi ngày để hỗ trợ ổn định huyết áp.

faz hỗ trợ điều trị cao huyết áp

17:57 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest