Mua Faz

Huyết áp là gì? Thế nào huyết áp cao, thấp?

21:01 12/01/2022

Huyết áp là một khái niệm khá quen thuộc và được nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên, huyết áp là gì và thế nào là huyết áp cao, thấp thì không phải ai cũng định nghĩa chính xác. Điều đáng nói, chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể.

Cùng chuyên gia Faz tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm này và biết được chỉ số huyết áp bình thường cũng như cách kiểm soát huyết áp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình mình nhé!

Huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là áp lực đẩy máu vào thành mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể giúp duy trì hoạt động của sự sống. Huyết áp được tạo ra nhờ vào lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Đối với người bình thường, huyết áp ban ngày thường cao hơn ban đêm, huyết áp cao nhất vào khoảng 8-10 giờ sáng và thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng. Khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Ngược lại, khi vận động, tập luyện thể hay căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên.

huyết áp là gì

Bệnh huyết áp đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh

Đơn vị đo huyết áp là gì?

Đơn vị đo huyết áp thường được tính bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg), đây là đơn vị được sử dụng trong các máy đo huyết áp chính xác đầu tiên và được tính bằng hai chỉ số (huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương).

Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay thì cách đọc các chỉ số thường không có gì khác. Cụ thể:

  • Chỉ số huyết áp trên cùng là biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm thu thường ngang với kí tự SYS.
  • Chỉ số huyết áp ở phía dưới là biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm trương thường ngang với kí tự DIA.

Thời điểm kiểm tra chỉ số huyết áp chính xác nhất là vào buổi sáng sớm ngay khi thức dậy.

Phân loại huyết áp

Như đã trình bày, huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số:

– Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa), đây là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, do áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp.

– Huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối thiểu), đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu diễn ra giữa các lần tim co bóp, nhờ vào áp lực máu lên thành động mạch khi cơ tim được thả lỏng.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (huyết áp tâm thu) đến cực tiểu (huyết áp tâm trương). Đồng thời, huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch xa khỏi tim.

Chỉ số huyết áp bình thường, huyết áp tối ưu là bao nhiêu?

Theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018:

Huyết áp bình thường được xác định khi:

– Chỉ số bình thường của huyết áp tâm thu là từ 90 mmHg đến 129 mmHg.

– Chỉ số bình thường của huyết áp tâm trương là từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Nếu huyết áp nằm trong mức chỉ số này, cho thấy sự lưu thông máu và tốc độ bơm máu trong cơ thể diễn ra ổn định, do đó nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và đột quỵ sẽ thấp hơn so với huyết áp nằm ở ngoài khoảng này.

– Huyết áp tối ưu (chỉ số huyết áp tốt nhất): Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

Chỉ số huyết áp

Chỉ số huyết áp là một trong những yếu tố có thể đánh giá sức khỏe của người bệnh

Huyết áp cao, thấp là gì?

1. Huyết áp cao

Huyết áp cao (hay còn gọi tăng huyết áp) là tình trạng áp lực máu đẩy quá mạnh vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá nhanh và cao. Huyết áp tăng cao gây ra áp lực cho tim, gây tổn thương các thành động mạch và hình thành các mô sẹo khi nó lành lại. Điều đáng nói, huyết áp cao theo thời gian sẽ làm các động mạch cứng và yếu, đồng thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Huyết áp cao được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu > 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >84 mmHg.

Hầu hết các triệu chứng của huyết áp cao đều khá mờ nhạt mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng và người bệnh chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xảy ra một biến cố lớn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Một số ít người bệnh tăng huyết áp có thể có một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở hoặc hiếm hơn như chảy máu cam.

triệu chứng tăng huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu là những triệu chứng thoáng qua của bệnh tăng huyết áp

2 Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi áp lực của dòng máu trong lòng động mạch bị giảm xuống thấp hơn mức bình thường. Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.

Nhiều người lầm tưởng rằng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao, tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo huyết áp thấp khiến máu không cung cấp đủ cho các hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể và để lại nhiều triệu chứng, hậu quả nghiêm trọng như: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt; giảm tập trung; đau đầu dữ dội hoặc mê sảng, có thể ngất; da lạnh và nhạt; mờ mắt; người mệt mỏi, không đứng vững, thở gấp; buồn nôn; nhịp tim nhanh…

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

1. Yếu tố bệnh trong cơ thể

  •  Nhịp tim, lực co bóp của tim

Một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến huyết áp là sức co bóp của tim thông qua tác dụng thúc đẩy máu đến các cơ quan khác. Do đó, nếu tim đập càng nhanh thì chỉ số huyết áp càng tăng do áp lực lớn lên thành mạch hơn bình thường và ngược lại. Tuy nhiên, không hẳn sức co bóp của tim tăng thì sẽ bị tăng huyết áp bởi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp khác.

Một số yếu tố làm tăng nhịp tim và/ hoặc tăng sức co bóp của tim như:

  • Kích thích hệ thần kinh giao cảm
  • Tăng hoạt động hormone tuyến giáp
  • Tăng hoạt động tuyến thượng thận
  • Tăng nồng độ của ion canxi trong máu

Ngược lại nếu, kích thích hệ thần kinh phó giao cảm sẽ khiến nhịp tim giảm, giảm sức co bóp tim và từ đó làm giảm huyết áp.

  • Khối lượng máu lưu thông trong cơ thể

Đây được hiểu là tổng lượng máu di chuyển trong cơ thể. Nếu chỉ số này gia tăng sẽ kích thích tim đập nhanh, mạnh và dẫn đến huyết áp tăng. Ngược lại, nếu khối lượng máu giảm khi mất máu sẽ làm huyết áp giảm. Điển hình nhất là tình trạng thiếu máu, mất máu khiến lượng máu thiếu hụt sẽ không đủ áp lực cần thiết lên thành mạch để vận chuyển đến các cơ quan. Từ đó gây huyết áp thấp và cơ thể dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

  •  Độ nhớt của máu

Độ nhớt của máu quyết định tốc độ lưu thông của chúng trong mạch cao hay thấp. Sự có mặt của protein và các yếu tố hình thành trong máu quyết định đến chỉ số này. Độ nhớt của máu ảnh hưởng khá lớn đến huyết áp và lưu lượng tuần hoàn của máu. Cụ thể nếu độ nhớt của máu càng cao sẽ cản trở sự lưu thông máu và dẫn đến huyết áp sẽ càng cao và ngược lại.

  •  Bệnh lý đi kèm

Các bệnh lý có thể làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp như bệnh thận, u tủy thượng thận, hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, viêm dạ dày, viêm cầu thận,… Ngoài ra, một số sản phụ còn gặp phải tình trạng tăng huyết áp khi mang thai.

Đặc biệt, bệnh lý rối loạn mỡ máu được xem là yếu tố bệnh lý hàng đầu ảnh hưởng đến huyết áp. Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa khiến tình trạng mạch máu bị xơ cứng, kém đàn hồi. Khi các thành phần mỡ máu như cholesterol, LDL bị rối loạn sẽ lắng đọng trên thành mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này làm lòng mạch dần hẹp lại, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Do đó, để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp, tăng sức co bóp tim tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể dẫn đến tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu – đây cũng là yếu tố góp phần làm cao huyết áp.

Điều đáng nói, bản thân cao huyết áp còn làm tổn thương nội mô của mạch máu, các LDL dư thừa  làm lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch, từ đó gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là yếu tố bệnh lý hàng đầu ảnh hưởng đến huyết áp

2. Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài cơ thể làm ảnh hưởng đến huyết áp có thể kể đến như:

– Rượu bia và các chất kích thích: Yếu tố này ảnh hưởng đến huyết áp thông qua cơ chế tăng nhịp tim và co mạch.

– Thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá dễ dẫn đến xơ vữa thành mạch. Bên cạnh đó, chất nicotin trong thuốc lá sẽ kích thích cơ thể tăng Adrenaline – đây là hormone có thể gây tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim (lượng máu được tim bơm đi trong một đơn vị thời gian) và dẫn đến tăng huyết áp.

– Dung nạp nhiều chất béo động vật: Yếu tố này dễ gây xơ vữa mạch và dẫn đến tăng sức cản ngoại vi. Ngoài ra, chế độ ăn mặn, nhiều muối sẽ làm cơ thể tăng giữ nước, dẫn đến tăng lưu lượng tuần hoàn.

– Thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi: Tình trạng này kéo dài sẽ kích thích cơ thể tiết ra những hormone như Adrenalin, hormon tuyến giáp, hormon tuyến thượng thận,… ảnh hưởng đến huyết áp.

căng thẳng, mệt mỏi, lo âu

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lo âu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Chỉ số cao hay thấp của huyết áp nguy hiểm như thế nào?

1. Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng cụ thể, do đó người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  •  Biến chứng tim mạch

 Tăng huyết áp kéo dài làm hư hỏng lớp nội mạc của mạch vành khiến các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ di chuyển vào lòng mạch máu bám vào thành mạch, từ đó hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch máu, đặc biệt là động mạch vành.

Điều đáng nói, nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt/ vỡ thì trong lòng động mạch dễ hình thành cục huyết khối (máu đông), làm tắc động mạch khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và đe dọa đến tính mạng.

  •  Phì đại cơ tim

Nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp khiến một vùng cơ tim bị chết và không còn khả năng co bóp, dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị sẽ làm cơ tim phì đại, dễ dẫn đến suy tim.

Theo thống kê của Bộ Y tế, các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.

  • Biến chứng ở não

– Xuất huyết não: Tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, các mạch máu não dễ vỡ ra vì không chịu được áp lực của dòng đẩy từ máu gây nên tai biến mạch máu não. Lúc này người bệnh có thể bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, thậm chí tử vong ngay.

– Nhồi máu não, nhũn não: Tăng huyết áp dễ làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự như mạch vành), các mảng xơ vữa bị nứt, vỡ dễ làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não và gây chết một vùng não gọi là nhồi máu não, nhũn não.

– Thiếu máu não: Hẹp động mạch cảnh, động mạch não do tăng huyết áp làm máu bơm lên não không đủ gây ra triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, có khi bất tỉnh.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là biến chứng nguy hiểm do bệnh tăng huyết áp gây ra

Lưu ý: người bị cao huyết áp đột ngột có thể tử vong ngay nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật và nếu có qua khỏi dễ để di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, khó khăn trong đi đứng, mất trí nhớ hoặc giảm trí nhớ, lú lẫn….

  • Biến chứng về thận

Tăng huyết áp có thể làm hư màng lọc của các tế bào thận, khiến bệnh nhân đi tiểu ra protein và lâu ngày dẫn đến suy thận. Ngoài ra, tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, khiến thận tiết ra nhiều chất renin làm huyết áp cao hơn. Nếu bị hẹp động mạch kéo dài trong thời gian dài sẽ gây suy thận.

  • Biến chứng về mắt

Tăng huyết áp dễ làm tổn thương mạch máu võng mạc, khiến thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại, ngoài ra thành mạch bị xơ cứng thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn, làm người bệnh có thể bị tổn thương mắt.

2. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

So với huyết áp cao thì huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng cấp cứu như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ… Tuy nhiên, huyết áp thấp kéo dài cũng có thể để lại các biến chứng nguy hiểm không kém. Cụ thể, nếu người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần dẫn đến chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến các cơ quan như tim, não, thận… dễ làm tổn thương các cơ quan này.

Bên cạnh đó, người bệnh huyết áp thấp có khả năng mất trí nhớ cao hơn và gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer. Các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu trong thời gian dài do huyết áp thấp, não bộ bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng lâu dần sẽ khiến hệ thần kinh suy giảm chức năng dẫn đến suy giảm trí nhớ, đãng trí…

Huyết áp hạ thấp thường xuyên cũng có thể làm nhịp tim nhanh và gây choáng váng, ngất. Đây là hậu quả điển hình nhất khi huyết áp giảm đột ngột khiến não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Ngất xỉu dễ gây tai nạn nguy hiểm khi người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển giao thông hay đi cầu thang.

Điều đáng nói, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não tương tự như huyết áp cao. Theo thống kê, có đến 30% người bị nhồi máu não là 25% người bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp gây ra.

Ngoài ra, nếu huyết áp thấp kéo dài và không được điều chỉnh kịp thời còn làm tổn hại đến các cơ quan như thận, gan, tim, phổi…

Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp?

Để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp bạn nên bỏ túi ngay 5 bí quyết dưới đây được các chuyên gia khuyến cáo:

1. Kiểm soát cân nặng

Những người béo phì, thừa cân có nguy cao mắc bệnh huyết áp hơn những người có cân nặng bình thường. Do đó, duy trì cân nặng ở mức hợp lý (chỉ số khối lượng cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 và vòng bụng không quá 90cm ở nam giới và 75cm ở nữ giới) là một trong những cách kiểm soát tốt chỉ số của huyết áp.

Những trường hợp dư cân, có vòng bụng quá to thì cần luyện tập và áp dụng chế độ ăn uống khoa học như: Hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ nước.

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hàng ngày tác động không nhỏ đến chỉ số huyết áp, do đó tích cực bổ sung các thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát huyết áp như:

  • Rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin E, C và kali giúp phòng ngừa bệnh huyết áp bạn nên đưa vào thực đơn hàng ngày của gia đình như: Cam, quýt, bưởi, dưa hấu, táo, dâu, thanh long, chuối, dứa…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, ngô, bỏng ngô, yến mạch, hạt kê, quinoa… có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời hỗ trợ tăng khả năng tiết axit ở gan giúp hỗ trợ tiêu hóa.
  • Các loại cá: Để bổ sung chất đạm cho cơ thể, bạn nên hạn chế ăn thịt và tăng cường bổ sung cá, đặc biệt là ăn 2-3 lần cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu, từ đó duy trì chỉ số huyết áp ở mức an toàn.

phòng ngừa bệnh huyết áp

Chế độ ăn uống khoa học là cách hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh huyết áp

Ngoài ra, để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp bạn cần hạn chế rượu bia và các chất kích thích; giảm muối; tránh xa các chất béo bão hòa như thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng gà, da, nội tạng động vật, nước hầm xương; thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích; chất đường bột như cơm, bún, phở; các chế phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, mứt…

3. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Duy trì luyện tập 30-60 phút mỗi ngày và 4-5 ngày mỗi tuần không chỉ tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng ở mức hợp lý mà còn giúp bạn tránh xa stress – nguyên nhân khiến huyết áp tăng. Hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, thiền…

4. Tránh lo âu, căng thẳng

Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực kết hợp với việc nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý là cách phòng ngừa và kiểm soát huyết áp hiệu quả.

5. Bổ sung các hoạt chất sinh học thiên nhiên hỗ trợ kiểm soát huyết áp và các bệnh lý tim mạch an toàn, hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, bệnh lý mỡ máu là nguồn gốc chính dẫn đến bệnh huyết áp. Trong cơ thể, chỉ có 20% lượng cholesterol có nguồn gốc từ ăn uống, còn lại đến 80% lượng cholesterol là do cơ thể tự tổng hợp. Do đó, ngoài chế độ ăn uống khoa học, việc điều hòa cholesterol nội sinh đóng vai trò then chốt, là khuynh hướng dự phòng và hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp được các nhà khoa học khuyến nghị.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học GDL-5 có trong sản phẩm FAZ có nguồn gốc thiên nhiên, được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ với công nghệ sinh học phân tử giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, giúp cơ thể chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-C, hoạt hóa HDL trong máu nên giúp kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp. Vì vậy, đây được xem là giải pháp tối ưu trong việc giảm nguy cơ

Các công trình nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hiệu quả của hoạt chất sinh học GDL-5, cụ thể sau 4-8 sử dụng giúp tăng HDL-cholesterol (mỡ tốt), giảm cholesterol toàn phần, giảm Triglyceride, giảm LDL-C và tăng HDL-C. Nhờ đó, cải thiện các bệnh lý liên quan đến cholesterol như ngăn ngừa và cải thiện xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, cải thiện gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng khi mắc phải, phòng ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch do mỡ máu tăng.

nghiên cứu khoa học

FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz hỗ trợ tăng huyết áp

Mua FAZ với giá nhà thuốc, ship toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần Policosanol thiên nhiên (GDL-5) giúp điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol “xấu”,
  • giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889

01:57 19/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest