Mua Faz

Triglyceride cao: Dấu hiệu, nguyên nhân và yếu tố rủi ro cần lưu ý

02:00 10/03/2024

Triglyceride là một trong các thành phần chính của mỡ máu, thường được đánh giá cùng HDL-c, LDL-c và cholesterol toàn phần. Triglyceride là chất béo trung tính luôn có ở trong máu do thức ăn chuyển hóa mỗi ngày và do gan tạo ra, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.

Triglyceride (chất béo trung tính) sẽ chuyển thành năng lượng đi nuôi các tế bào, tuy nhiên khi triglyceride trong máu cao có thể góp phần gây nên xơ vữa động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu gây gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Đó là lý do vì sao triglyceride cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và nguy cơ hình thành các bệnh lý nguy hiểm.

triglyceride cao

Triglyceride cao là gì?

Triglyceride cao (chất béo trung tính) là mỡ trong máu cao, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh khác liên quan mạch máu như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên… Đồng thời, nồng độ chất béo trung tính rất cao có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như viêm tụy.

Dưới đây là các phạm vi khác nhau của triglyceride trong máu:

  • Mức bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc dưới 1,7 mmol/L.
  • Vượt mức bình thường: Từ 150-199 mg/dL hoặc từ 1,8-2,2 mmol/L.
  • Cao: Từ 200-499 mg/dL hoặc 2,3-5,6 mmol/L.
  • Rất cao: 500 mg/dL trở lên hoặc 5,7 mmol/L trở lên.

Dấu hiệu triglyceride cao trong máu

Giống như cholesterol cao, dấu hiệu triglyceride cao hiếm khi rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đó là lý do tại sao người bệnh cần phải xét nghiệm lipid máu định kỳ để kiểm tra lượng cholesterol và triglyceride.

Tuy nhiên, một số trường hợp triglyceride quá cao kéo dài có thể lắng đọng trong da, mô hoặc mạch máu và gây ra các biểu hiện như [1]:

  • Ban vàng (xanthelasma): Vị trí ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa.
  • U vàng gân (tendon xanthomas): Vị trí ở gân duỗi của các ngón, gân Achille và các khớp đốt bàn ngón tay.
  • U vàng dưới màng xương (periosteal xanthomas): Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.
  • U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): Vị trí ở khuỷu và đầu gối.
  • Dạng ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): Định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
  • Cung giác mạc (arc cornea): Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
  • Chóng mặt và buồn ngủ thường xuyên: Những biểu hiện này có thể là do nồng độ triglyceride trong máu quá cao, lắng đọng trong lòng mạch máu và gây ra các mảng xơ vữa. Từ đó, ảnh hưởng quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy đến não, dẫn đến chóng mặt, buồn ngủ.
  • Giảm thính lực và thị lực: Nồng độ triglyceride cao có thể làm tăng độ nhớt của máu trong cơ thể và dễ gây xơ cứng động mạch, ảnh hưởng đến thính giác như ù tai, thậm chí là mờ mắt và giảm thị lực.
  • Tay chân lạnh: Tay chân là nơi máu đến sau cùng, vì vậy khi triglyceride dư thừa có thể ảnh hưởng đến mạch máu và quá trình tuần hoàn máu, khi tay chân không thể nhận đủ máu và chất dinh dưỡng sẽ xuất hiện triệu chứng lạnh tay chân.
mỡ máu triglyceride cao

Lạnh tay chân bất thường có thể là dấu hiệu của triglyceride cao

Nguyên nhân triglyceride cao trong máu

Nếu người bệnh có dấu hiệu triglyceride cao và đang tìm cách hạ mỡ máu, thì cần biết được chính xác nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây triglyceride cao phổ biến:

1. Tiền sử gia đình

Cũng như cholesterol, triglyceride cao bất thường có thể được di truyền nếu trong gia đình đã có người mắc phải. Triglyceride cao có thể là hậu quả của yếu tố di truyền kết hợp với chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và các yếu tố môi trường.

2. Uống rượu

Rượu chứa nhiều calo và gây rối loạn chuyển hóa chất béo, do đó có thể làm tăng nồng độ triglyceride trong cơ thể. Rượu gây tăng huy động mỡ dự trữ, tăng lưu lượng axit béo tự do từ mô mỡ đến gan và cản trở khả năng phân hủy chất béo của cơ thể.

dấu hiệu triglyceride cao

Ngoài việc khiến nồng độ triglyceride tăng cao, uống quá nhiều rượu còn gây ra bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, viêm tụy và bệnh tim mạch.

3. Chế độ ăn uống

Thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế và thực phẩm có hàm lượng calo cao… khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa triglyceride. Nếu triglyceride không được sử dụng, sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ trong cơ thể.

4. Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân – béo phì làm tăng nồng độ mỡ máu, trong đó có tăng triglyceride. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ triglyceride cao tương quan chặt chẽ hơn với chu vi vòng eo (béo bụng) ở những người thừa cân béo phì.

5. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có mối liên hệ với sự gia tăng cholesterol và triglyceride. Bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không không được kiểm soát sẽ dẫn đến lượng đường trong máu và tình trạng kháng insulin trong cơ thể tăng cao. Khi lượng đường quá cao, cơ thể sẽ sử dụng glucose để tạo ra axit béo. Các axit béo này được sử dụng để tạo ra triglyceride. Bên cạnh giải phóng vào máu, triglyceride có thể tích lũy trong các tế bào mỡ. Do đó, nồng độ triglyceride cao thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. [2]

6. Sử dụng thuốc điều trị

Theo một nghiên cứu, một số loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng vi-rút, thuốc tim mạch, thuốc chống loạn thần và nội tiết tố có thể làm tăng nồng độ triglyceride từ 5 đến 200%. [3]

7. Hút thuốc

Một nghiên cứu khảo sát mối quan hệ giữa thói quen hút thuốc và nồng độ triglyceride ở nam giới Nhật Bản từ 42 – 81 tuổi cho thấy, tỷ lệ người đang hút thuốc (47,3%) có nồng độ triglyceride ≥150mg/dL cao hơn đáng kể so với người đã từng hút thuốc (36,4%) và người không hút thuốc (18,8%).

Nhìn chung, những người đang hút thuốc có nồng độ cholesterol toàn phần cao hơn 3%, nồng độ triglyceride cao hơn khoảng 10-15% và mức HDL-C thấp hơn khoảng 6,5% so với những người không hút thuốc. [4]

8. Bệnh tuyến giáp

Nếu mắc bệnh suy tuyến giáp, nồng độ mỡ máu thường cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do suy tuyến giáp khiến người bệnh mắc hội chứng chuyển hóa, gồm cả béo phì và kháng insulin. Trên thực tế, người bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) thường có nồng độ triglyceride cao.

9. Căng thẳng

Khi cơ thể đối diện với căng thẳng, sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline. Những hormone này làm tăng huyết áp và nhịp tim. Mặc dù phản ứng này là cần thiết trong thời gian ngắn nhưng căng thẳng mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ chất béo trung tính trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng có thể dẫn đến sự gia tăng sản xuất và lưu trữ triglyceride trong máu.

10. Thiếu ngủ

Một nghiên cứu cho thấy, những người có thói quen ngủ ít, thiếu ngủ có khả năng tăng nồng độ triglyceride. Tác động lâu dài của mất ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả có hại cho sức khỏe bao gồm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Ngoài ra, thiếu ngủ có thể dẫn đến ăn quá nhiều và ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tất cả những yếu tố này có thể góp phần làm tăng cholesterol toàn phần và triglyceride cao.

Yếu tố nguy cơ làm tăng triglyceride là gì?

Triglyceride là chất béo từ thực phẩm ăn uống hàng ngày và do gan tổng hợp. Hầu hết chất béo mà cơ thể được cung cấp qua thức ăn hàng ngày đều ở dạng chất béo trung tính. Lượng calo dư thừa trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành triglyceride lưu trữ trong các tế bào mỡ khắp cơ thể.

nguyên nhân gây triglyceride cao

Những đồ ăn và thức uống không lành mạnh có thể “giết” cơ thể từng ngày

Phương pháp chẩn đoán triglyceride cao

Các bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo nồng độ triglyceride trong máu.

Mẫu máu để xét nghiệm triglyceride cao thường được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay.

1. Trước khi xét nghiệm

Các tiêu chuẩn hiện tại khuyến nghị rằng việc xét nghiệm nên được thực hiện khi đang nhịn ăn, vì vậy chỉ được phép uống nước từ 9 đến 12 giờ trước khi kiểm tra. Ngoài ra, không nên uống rượu trong 24 giờ ngay trước khi xét nghiệm. Chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định rằng người bệnh có thể được xét nghiệm mà không cần nhịn ăn.

2. Trong quá trình xét nghiệm

Thực hiện xét nghiệm nồng độ triglyceride bao gồm việc lấy mẫu máu. Mẫu máu thường được lấy bằng cách đâm kim vào tĩnh mạch ở cánh tay. Ngoài ra, máu cũng được thu thập bằng cách chọc thủng da trên đầu ngón tay. Mẫu lấy từ ngón tay này thường được sử dụng khi các chỉ số mỡ máu (cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và TG) được đo trên thiết bị kiểm tra di động.

3. Sau khi xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu xong, nhân viên y tế sẽ dùng băng để băng lại chỗ kim được lấy ra. Người được xét nghiệm có thể được yêu cầu ấn nhẹ để giúp cầm máu và giúp ngăn ngừa sưng, bầm tím. Thông thường, chỉ cần đè ấn trong một hoặc hai phút là có thể tháo băng.

Người được xét nghiệm có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc đau nhói ở nơi rút kim nhưng cảm giác này thường giảm đi nhanh chóng và có thể quay lại các hoạt động thông thường của mình ngoại trừ việc không nâng vật nặng ngay sau khi quá trình xét nghiệm kết thúc.

Biến chứng nguy hiểm của tình trạng triglyceride cao

Triglyceride cao nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Chất béo trung tính trong máu cao, mức được đo khi nhịn ăn cao hơn 175 mg/dL trong thời gian dài, góp phần gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng mạch máu đến các cơ quan, làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên…
  • Triglyceride trong máu rất cao, hơn 500 mg/dL, có thể làm tăng nguy cơ viêm đột ngột ở tuyến tụy gọi là viêm tụy cấp. Triglyceride cao cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong mạch máu của mắt và gây ra các vấn đề ở võng mạc.
  • Các biến chứng trong hội chứng chylomicronemia: Là rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó enzym lipoprotein lipase (LpL) bị lỗi hoặc thiếu làm tích tụ chylomicron trong máu và triglycerid tăng rất cao (lớn hơn 1,500 mg/dL) dẫn đến các triệu chứng như mất trí nhớ ngắn hạn, đau bụng do viêm tụy, gan lách to, lắng đọng chất béo trong da.

Điều trị tình trạng triglyceride cao thế nào?

Điều trị triglyceride cao nhằm mục đích giảm các tai biến tim mạch và nguy cơ viêm tụy cấp. Statin, fibrate, niacin và dầu cá (dùng riêng lẻ hoặc kết hợp) có hiệu quả khi được chỉ định điều trị bằng thuốc.

  • Statin có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu triglyceride cao là bệnh đi kèm, statin có thể làm giảm triglyceride từ 20 đến 40%.
  • Fibrate có thể làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride (40 – 60%) và tăng HDL-C. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có nồng độ triglyceride tăng vừa phải và HDL-C thấp, fibrate đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ…
  • Niacin làm giảm nồng độ triglyceride từ 30 – 50%, tăng HDL-C từ 20 – 30% và giảm LDL-C từ 5 – 25%. Niacin không mạnh bằng fibrate trong việc giảm nồng độ triglyceride nhưng hiệu quả hơn trong việc nâng cao HDL-C.
  • Dầu cá chứa lượng lớn axit béo thiết yếu axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), những axit này còn được gọi là axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy dầu cá có hiệu quả trong việc giảm nồng độ triglyceride. Tiêu thụ 2-4g dầu cá hàng ngày có thể làm giảm nồng độ triglyceride từ 30 – 50%. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chỉ ra rằng, dùng dầu cá cùng với statin, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tim.
triglyceride trong máu cao

Người bệnh có nồng độ triglyceride cao cần uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Cách phòng ngừa và làm giảm triglyceride cao

Bởi vì nguyên nhân gây ra triglyceride cao vốn gần gũi, chủ yếu là thói quen sinh hoạt không lành mạnh, kết quả của bệnh lý… Do đó, để làm giảm nồng độ triglyceride cần cải thiện từ các yếu tố này.

1. Thay đổi lối sống

  • Loại bỏ đồ ngọt và thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế: Đường đơn là thành phần chính của triglyceride. Do đó, ăn hoặc uống quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng chất béo trung tính. Loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, món tráng miệng ngọt, nước ngọt… Ăn các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì, mì ống…có thể làm tăng đáng kể chất béo trung tính ở những người nhạy cảm. Thay vào đó, hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: quinoa, lúa mạch và hạt kê…
  • Giảm hoặc loại bỏ rượu: Uống rượu làm tăng nồng độ triglyceride. Đối với những người nhạy cảm, một lượng nhỏ rượu cũng có thể kích hoạt nồng độ triglyceride tăng cao.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng giảm cân 5-6 kg có thể làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân và ngăn ngừa các bệnh về lối sống như tiểu đường, bệnh tim mạch…
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày sẽ làm tăng HDL-cholesterol và “đốt cháy” triglyceride dư thừa. Đặc biệt, vận động làm tăng khối lượng cơ bắp và tăng tốc độ trao đổi chất, giúp cơ thể tiêu hao nhiều carbohydrate hơn, để lại ít chất béo dự trữ hơn.
  • Chọn chất béo/thực phẩm lành mạnh hơn: Cần lựa chọn thực phẩm và cách chế biến thật cẩn thận để giảm chất béo trung tính. Dưới đây là một số thực phẩm bạn cần ăn hoặc tránh theo lời khuyên.
  • Ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn: Protein thực vật như đậu, đậu Hà Lan, các loại hạt và đậu lăng là những cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe của bạn và sẽ có tác dụng trực tiếp trong việc giảm chất béo trung tính và cholesterol.
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kiểm soát chất béo trung tính và LDL-cholesterol “có hại”. Tiêu thụ đậu, ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, quinoa, gạo lứt; Các loại hạt: hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh… Uống nhiều nước hơn và tăng cường chất xơ.
  • Tránh chất béo chuyển hóa: Thường có trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán và các món nướng, vỏ bánh nướng, bánh quy, bánh quy, bơ thực vật…
  • Ăn các loại dầu tốt cho sức khỏe: Tăng lượng dầu giàu MUFA để giảm mức chất béo trung tính. Thay thế chất béo bão hòa như bơ, bơ sữa trâu, mỡ, mỡ lợn hoặc bơ thực vật bằng các loại dầu giàu MUFA như dầu hạt cải, cám gạo và dầu đậu nành.
  • Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega 3 đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride cao. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi), hạt lanh, dầu hạt lanh, hạnh nhân và các loại đậu.

2. Kiểm soát các nguyên nhân bệnh

Người bệnh cần được sàng lọc các bệnh lý gây ra triglyceride cao và từ đó tiến hành điều trị các bệnh lý này. Nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, việc tối ưu hóa kiểm soát đường huyết có thể giúp giảm nồng độ triglyceride mà không cần dùng thêm thuốc điều trị mỡ máu. Không sử dụng bia rượu hoặc các thực phẩm gây hại cho gan.

3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu từ thiên nhiên

Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã khám phá và tìm ra GDL-5 (Policosanol), một hợp chất chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ, có hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

GDL-5 hoạt hóa thụ thể LDL-cholesterol trên màng tế bào, hỗ trợ việc vận chuyển LDL-cholesterol vào bên trong tế bào và tăng cường chuyển hóa chất béo, giảm lượng cholesterol xấu thừa và triglyceride trong cơ thể.

Kết quả nghiên cứu trên hơn 30,000 đối tượng tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng sử dụng GDL-5 trong 8 tuần có thể giảm lượng cholesterol toàn phần, LDL-C, Triglyceride và tăng HDL-C.

faz và triglyceride cao

FAZ chứa tinh chất GDL-5 độc đáo giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu hiệu quả

Hiện nay, FAZ là sản phẩm chứa GDL-5 và các dưỡng chất tự nhiên khác như Red Yeast Rice Powder, Gynostemma, Apple Cider Vinegar… hỗ trợ điều hòa mỡ máu, giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”. Điều này giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao, đồng thời giảm nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, từ đó hỗ trợ giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Để cải thiện triglyceride cao, người bệnh cần kiên nhẫn kết hợp thay đổi lối sống, sử dụng sản phẩm hỗ trợ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu nghi ngờ tình trạng triglyceride tăng vượt ngưỡng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh có thể sớm thăm khám tại Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (HN – TP HCM).

09:28 22/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest