Mua Faz

Chỉ số triglyceride cao có sao không? Có nguy hiểm không?

09:20 22/03/2024

Triglyceride là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chỉ số này tăng cao sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Vậy chỉ số Triglyceride cao có sao không? chỉ số triglyceride cao có nguy hiểm không? Cùng chuyên gia FAZ tìm hiểu kỹ hơn qua bài chia sẻ dưới đây.

Chỉ số triglyceride cao

Chỉ số triglyceride là gì?

Triglyceride là chất béo trung tính, được tạo ra chủ yếu từ quá trình chuyển đổi calo dư thừa của cơ thể, có đến 95% lượng Triglyceride chúng ta tiêu thụ hàng ngày qua chế độ ăn uống, gồm cả dầu thực vật (dầu dừa, bơ, đậu phộng…) và động vật (mỡ, da, nội tạng và cả trong thịt…).

Sau khi Triglyceride vào cơ thể sẽ được đưa đến ruột non để phân tách, hấp thu và kết hợp với cholesterol tạo thành năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Năng lượng này còn được tích trữ tại tế bào gan và mỡ để cơ thể sử dụng khi cần thiết. Nếu cơ thể tích tụ quá nhiều Triglyceride sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.

Chỉ số triglyceride trong máu cao là bao nhiêu?

  • Chỉ số Triglyceride ở mức bình thường: 0.46 – 1.59 mmol/L (dưới 150 mg/dL).
  • Chỉ số Triglyceride khá cao: 1.6 – 2.25 mmol/L (150 – 199 mg/dL).
  • Chỉ số Triglyceride cao: 2.26 – 5.64 mmol/L (hoặc 200 – 499 mg/dL).
  • Chỉ số Triglyceride rất cao: ≥ 5.65 mmol/L (≥ 500 mg/dL): Nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, viêm tụy…
chỉ số triglyceride tăng cao

Chỉ số triglyceride trong máu cao cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân triglyceride cao trong máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chỉ số Triglyceride cao trong máu như:

1. Tiền sử gia đình

Triglyceride cao trong máu có tính chất di truyền, nguyên nhân do bất thường gen khiến cho lipoprotein lipase (LPL) bị bất hoạt, gan sản xuất quá nhiều lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), làm cho chỉ số triglyceride tăng cao.

2. Uống quá nhiều rượu

Tiêu thụ quá nhiều rượu không chỉ làm tăng lượng calo mà còn giảm quá trình phân hủy chất béo, khiến chỉ số chất béo trung tính và LDL – cholesterol tăng cao.

3. Hút thuốc

Các chất độc trong thuốc lá, đặc biệt là nicotine làm giảm khả năng đào thải mỡ trong máu, từ đó làm tăng cả nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến những người nghiện thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, không cân đối giữa các nhóm dưỡng chất là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số Triglyceride cao trong máu. Một số thực phẩm làm tăng nồng độ Triglyceride trong máu như: thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, pizza), đồ ăn chế biến sẵn (mì ăn liền, snack…), các loại bánh kẹo ngọt; thức ăn chứa nhiều tinh bột (bột mì, bánh mì trắng, mì miến…).

chỉ số triglyceride trong máu cao

Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn là nguyên nhân làm tăng Triglyceride trong máu

5. Thừa cân, béo phì

Khoảng 60-70% người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu [1], đồng nghĩa với chỉ số Triglyceride cao trong máu. Thừa cân, béo phì khiến cơ thể kháng insulin, lúc này, insulin không thể báo hiệu cho các mô đốt cháy chất chất béo dư thừa, trong khi đó glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng. Để đảm bảo cho cơ thể đủ năng lượng, gan phải bù đắp bằng cách trữ nhiều chất béo trung tính hơn, điều này khiến nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao.

6. Bệnh tiểu đường

Tương tự với trường hợp thừa cân, béo phì, người mắc bệnh tiểu gây ra tình trạng kháng insulin và khiến gan tăng dự trữ chất béo trung tính.

7. Bệnh gan

Một số bệnh gan có thể làm tăng chỉ số Triglyceride trong máu. Do gan là một cơ quan quan trọng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau cho cơ thể, trong đó có chức năng tổng hợp và chuyển hóa chất béo. Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều hòa và chuyển hóa chất béo này, gây rối loạn mỡ máu và tăng Triglyceride.

8. Sử dụng thuốc điều trị

Một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ làm chỉ số Triglyceride cao trong máu như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế miễn dịch, liệu pháp hormon thay thế, thuốc điều trị HIV…

9. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng kéo dài làm cản trở khả năng loại bỏ chất béo của cơ thể, từ đó làm tăng triglyceride và LDL-cholesterol.

10. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa, bao gồm cả chất béo trung tính.

11. Lối sống ít vận động

Không vận động thể dục và lối sống ít vận động có liên quan đến tình trạng tăng nồng độ Triglyceride trong máu. Những người ít vận động, tập thể dục có nguy cơ dư thừa năng lượng, gây tích trữ năng lượng dưới dạng Triglyceride.

Chỉ số Triglyceride cao có sao không?

Triglyceride trong máu tăng cao đồng nghĩa tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mỡ máu nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Cụ thể:

1. Hình thành mảng xơ vữa và gây ra các bệnh tim mạch

Chỉ số Triglyceride cao trong máu thúc đẩy hình thành xơ vữa động mạnh, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Tăng huyết áp

Chất béo trung tính bám nhiều trên thành mạch máu gây chít hẹp lòng mạch và cản trở máu lưu thông, từ đó tăng áp lực lên thành mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

chỉ số triglyceride cao có sao không

Chỉ số Triglyceride tăng cao là nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao

3. Tiểu đường tuýp 2

Chất béo trung tính tăng cao có thể gây ra tình trạng kháng insulin, khiến bệnh tiểu đường chuyển biến nặng hơn. Trong khi đó, chất béo trung tính cao nếu xảy ra đồng thời với huyết áp cao hoặc đường huyết cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên gấp 5 lần.

4. Viêm tụy

Triglyceride tăng cao có thể gây viêm tụy, với biểu hiện sốt, nôn mửa, đau bụng dữ dội. Nếu xảy ra rò rỉ dịch tụy, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Đột quỵ

Mảng xơ vữa làm tắc lòng mạch máu lên não, gây giảm đột ngột nguồn máu cung cấp đến các tế bào não, làm tổn thương não và có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời.

Xét nghiệm chỉ số triglyceride trong máu cao như thế nào?

Sau khi thăm khám thực thể cũng như khai thác các thông tin của người bệnh (tiền sử gia đình, thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, các bệnh lý đang mắc phải, các loại thuốc đang điều trị) bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định nồng độ Triglyceride và Cholesterol trong máu.

Thông thường, người bệnh sẽ được xét nghiệm 4 chỉ số quan trọng: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-cholesterol (mỡ máu xấu) và HDL-cholesterol (mỡ máu tốt).

chỉ số triglyceride cao có nguy hiểm không

Xét nghiệm máu giúp xác định được nồng độ Triglyceride

Điều trị chỉ số Triglyceride cao

Dựa vào nguyên nhân khiến chỉ số Triglyceride cao ở mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị, cải thiện phù hợp. Một số phương pháp cải thiện chỉ số Triglyceride phổ biến [2]:

1. Thay đổi lối sống

Xây dựng lối sống lành mạnh là biện pháp quan trọng giúp điều chỉnh và ổn định nồng độ Triglyceride. Theo đó, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối các nhóm dưỡng chất. Tuy nhiên, cần hạn chế tinh bột tinh chế, đường, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, rượu bia, từ bỏ thuốc lá. Đồng thời, bổ sung tinh bột nguyên cám, chất xơ (gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen…), các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, macca…), tăng cường rau xanh, các loại cá béo giàu omega-3.

Đặc biệt, người bệnh cần duy trì tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi và khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

2. Dùng thuốc

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để kiểm soát chỉ số Triglyceride cao trong máu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

3. Kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh

Nếu nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao do một số nguyên nhân bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh gan… người bệnh cần tích cực điều trị bệnh lý nền, khi các bệnh lý này được cải thiện, chỉ số chất béo trung tính cũng được cải thiện.

4. Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp cải thiện hiệu quả tình trạng Triglyceride cao

Song song với lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng điều hòa mỡ máu như tinh chất GDL-5 có trong sản phẩm FAZ của Mỹ.

GDL-5 được chứng minh có khả năng hoạt hóa LDL Receptor tế bào và điều hòa men HMG-CoA reductase, nhờ đó giúp giảm tổng hợp cholesterol, cải thiện việc vận chuyển LDL-c vào trong tế bào, thúc đẩy chuyển hoá và sử dụng chất béo hiệu quả. Từ đó, hỗ trợ điều hòa các thành phần mỡ máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng triglyceride máu cao.

faz và Chỉ số triglyceride cao

FAZ hỗ trợ cải thiện tình trạng Triglyceride cao, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn

Chỉ số triglyceride cao là căn nguyên hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, trong đó có nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để kiểm soát chỉ số Triglyceride, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có) và đừng quên bổ sung 1 viên FAZ mỗi ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng Triglyceride cao.

09:20 22/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest