Mua Faz

9 cách điều trị cholesterol cao và phương pháp phòng tránh hiệu quả

02:00 09/03/2024

Điều trị cholesterol cao là một kế hoạch lâu dài, cần phối hợp nhịp nhàng giữa lối sống khoa học, các loại thuốc do bác sĩ chỉ định và bổ sung dưỡng chất hỗ trợ điều hòa mỡ máu. Song song đó, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ để chủ động kiểm soát các chỉ số cholesterol trong giới hạn an toàn.

điều trị cholesterol cao

Chỉ số Cholesterol cao là như thế nào?

Cholesterol là một thành phần của mỡ máu, có đặc điểm mềm và màu vàng giống như sáp, đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động sản xuất hormone. Cholesterol thường được đo bằng đơn vị miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L).

Sau khi kiểm tra mức cholesterol thông qua phương pháp xét nghiệm máu, nếu tổng lượng cholesterol trên 200 mg/dL thì gọi là chỉ số cholesterol cao. Cholesterol trong máu cao thường không có triệu chứng trong thời gian đầu, cần phải kiểm tra chỉ số cholesterol định kỳ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Chẩn đoán cholesterol trong máu cao như thế nào?

Như đã chia sẻ ở trên, cholesterol cao thường không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nên việc tiến hành thăm khám, chẩn đoán tại bệnh viện định kỳ là cách duy nhất xác định chính xác chỉ số cholesterol có đang nằm trong mức nguy hiểm hay không, từ đó đưa ra cách điều trị cholesterol cao phù hợp. Ngoài phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật xét nghiệm di truyền trong trường hợp đặc biệt để tìm nguyên nhân gây tăng cholesterol.

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là giải pháp chẩn đoán cholesterol cao phổ biến, được áp dụng cho hầu hết mọi người. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng như:

  • Cholesterol toàn phần (tổng lượng cholesterol trong máu).
  • Cholesterol trong lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol hay Cholesterol xấu).
  • Cholesterol trong lipoprotein mật độ cao (HDL- Cholesterol hay Cholesterol tốt).
  • Triglycerides (Chất béo trung tính).
cách điều trị cholesterol trong máu cao

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nhanh và chính xác mức cholesterol

Trong vòng 10-12 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm máu, mọi người cần nhịn ăn và không được tiêu thụ bất kì loại chất lỏng nào ngoài nước lọc. Thông thường, sau bữa tối, bạn nên nhịn ăn nếu lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng.

2. Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền nhằm xác định đột biến gen làm tăng cholesterol trong tăng cholesterol máu di truyền, hay còn gọi là tăng cholesterol máu gia đình (Tên tiếng anh: Family Hypercholesterolemia, viết tắt: FH). Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ khảo sát đột biến trên 3 gen (LDLR, PCSK9, APOB), từ đó có thể xác định được nguyên nhân gây cholesterol cao.

Kết quả xét nghiệm máu và xét nghiệm di truyền là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức cholesterol mục tiêu, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và phòng tránh cholesterol cao. Quản lý được chỉ số cholesterol trong máu ở ngưỡng dưới 200mg/dL sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh.

Điều trị cholesterol cao như thế nào?

Một người được chẩn đoán cholesterol cao cần thực hiện đồng thời các biện pháp điều trị cholesterol cao do bác sĩ chỉ định, kết hợp xây dựng lối sống khoa học và bổ sung dưỡng chất có khả năng điều hòa mỡ máu, cụ thể như sau:

1. Thay đổi lối sống

Xây dựng lối sống khoa học là cách điều trị cholesterol cao cơ bản nhất và cần phải duy trì suốt cuộc đời để ổn định chỉ số mỡ máu. Những điều tích cực nên làm để hình thành lối sống tốt cho sức khỏe, bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, tránh dư thừa carbohydrate (chất bột đường) và chất béo.
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và áp lực quá mức.

Nếu thay đổi lối sống có thể cải thiện chỉ số cholesterol trong máu rõ rệt sẽ giúp hạn chế sử dụng thuốc. Ngược lại, dù đã áp dụng chế độ sống lành mạnh nhưng chỉ số cholesterol không giảm như mục tiêu đề ra, bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

2. Thuốc điều trị cholesterol cao

Điều trị bằng thuốc có thể giúp kiểm soát tốt chỉ số cholesterol nhưng không thể giải quyết hoàn toàn các nguyên nhân gây cholesterol cao. Do đó, nếu không tuân thủ tốt các phương pháp điều trị không dùng thuốc (như thay đổi lối và bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu), có thể sẽ phải tiếp tục sử dụng thuốc lâu dài để giữ mức cholesterol trong phạm vi được khuyến nghị.

2.1 Statin

Statin là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị cholesterol cao. Tác dụng chính của Statin là làm giảm sản xuất cholesterol của cơ thể và tăng loại bỏ cholesterol qua gan, giúp làm giảm mức cholesterol xấu xuống từ 25-55%.

cách điều trị cholesterol cao

Dùng thuốc là một phương pháp kiểm soát, điều trị cholesterol cao phổ biến

Mặc dù hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt với statin, nhưng khi uống loại thuốc này vẫn có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ như đau cơ, nhức mỏi hoặc yếu cơ bắp. Ngoài ra, đối với người có nguy cơ mắc đái tháo đường, dùng statin có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh.

2.2 Ezetimibe

Ezetimibe là một biệt dược thường được kê đơn kết hợp với statin, nhưng cũng có thể dùng đơn lẻ nếu bệnh nhân không thể dung nạp statin. Thuốc có công dụng làm giảm mức LDL – cholesterol (cholesterol “xấu”) xuống từ 20-25% và tương đối ít tác dụng phụ.

2.3 Axit bempedoic & Axit nicotinic

Axit bempedoic hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp cholesterol, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp kết hợp với statin để giảm LDL – cholesterol gây xơ vữa động mạch. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Axit bempedoic là tăng nồng độ axit uric, làm bùng phát các triệu chứng của bệnh gout.

Axit nicotinic (niacin) hiếm khi được chỉ định, thường dùng trong trường hợp không dung nạp tốt với statin, ezetimibe và thuốc ức chế PCSK9. Một trong những lý do Axit nicotinic không được khuyến khích dùng trong điều trị cholesterol cao là do liên quan đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm: đỏ bừng mặt, ngứa ran, buồn nôn, làm trầm trọng thêm bệnh gút và có thể gây tổn thương gan.

2.4 Fibrates

Fibrate là thuốc giảm mức chất béo trung tính và tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL – cholesterol tức cholesterol “tốt”). Hạn chế của fibrate là không làm giảm được nhiều cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-cholesterol), nên cũng ít được kê trong đơn thuốc chữa cholesterol cao.

2.5 Inclisiran

Các thử nghiệm cho thấy, điều trị bằng inclisiran có thể làm giảm mức cholesterol “xấu” khoảng 50%, góp phần ổn định chỉ số mỡ máu. Thuốc có dạng dung dịch được tiêm dưới da vùng bụng trên hoặc đùi và tiêm lặp lại sau 3 tháng hoặc sau 6 tháng.

2.6 Chất cô lập axit mật

Các chất này liên kết với axit mật, làm giảm lượng cholesterol mà cơ thể hấp thụ từ thực phẩm, giúp giảm khoảng 10-15% cholesterol “xấu” trong máu. Các tác dụng phụ khi dùng chất cô lập axit mật cần chú ý là khó chịu, buồn nôn, đầy hơi, chuột rút và tổn thương gan.

2.7 Chất ức chế PCSK9

Thuốc ức chế PCSK9 là một nhóm thuốc dạng tiêm có khả năng giảm mức cholesterol “xấu” và phòng ngừa biến cố tim mạch (như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ). Tuy nhiên, loại thuốc này khá đắt tiền và chỉ sử dụng giới hạn ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng statin và ezetimibe với mức dung nạp tối đa.

3. Bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu

Song song với việc dùng thuốc và thực hiện lối sống khoa học, người bị tăng cholesterol nên bổ sung thêm dưỡng chất hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu, đặc biệt là dưỡng chất có khả năng điều hòa mỡ máu tự nhiên, chẳng hạn như:

3.1 Axit béo Omega-3

Bổ sung axit béo omega-3 giúp làm giảm chất béo trung tính, nhưng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng và cần dùng với liều khá cao để đạt hiệu quả. Vậy nên, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng axit béo Omega-3.

3.2 Tinh chất GDL-5 thiên nhiên 

GDL-5 là một hợp chất sinh học được phân lập từ phấn mía Nam Mỹ. Nhờ chiết xuất bằng công nghệ hiện đại, GDL-5 giữ lại nguyên vẹn 5 thành phần quan trọng là Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol và Hexacosanol. Đây là những hoạt chất được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong việc điều hòa mỡ máu, cân bằng các chỉ số cholesterol. Nhờ đó hỗ trợ điều trị cholesterol cao, kiểm soát tăng huyết áp và phòng ngừa các bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…).

trị cholesterol cao

Tinh chất GDL-5 trong FAZ có tác dụng hỗ trợ điều hòa mỡ máu, góp phần cải thiện tình trạng cholesterol cao hiệu quả

Tinh chất GDL-5 hiện có duy nhất trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe FAZ – nhãn hàng đến từ Mỹ. Bổ sung viên uống FAZ mỗi ngày sẽ hỗ trợ làm tăng sự hình thành các LDL Receptor tế bào, đồng thời tăng gắn kết các LDL vào Receptor, thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol giúp tế bào sử dụng cholesterol hữu hiệu. Đây là cơ chế “trúng đích” giúp giảm đáng kể số lượng cholesterol “xấu”, trong khi tăng mức cholesterol “tốt”, ổn định các chỉ số mỡ máu.

Điều trị cholesterol cao mất bao lâu để có hiệu quả?

Việc điều trị cholesterol cao là một quá trình lâu dài, không thể đạt hiệu quả trong ngày một, ngày hai. Tùy vào mức cholesterol trong máu và tình trạng sức khỏe của mỗi người, thời gian cải thiện mức cholesterol sẽ khác nhau.

Điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc đơn thuốc của bác sĩ, kết hợp duy trì lối sống lành mạnh và bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu từ thiên nhiên để chỉ số mỡ máu trở về trạng thái cân bằng nhanh nhất có thể. Đừng quên thăm khám, kiểm tra cholesterol định kỳ để có giải pháp điều trị thích hợp.

Phòng ngừa cholesterol cao

Chỉ số cholesterol có thể tăng cao bất kỳ lúc nào và không có triệu chứng báo hiệu để có thể sớm phát hiện. Vì vậy, cách phòng tránh cholesterol cao hiệu quả nhất chính là thiết lập những thói quen tốt và bỏ những thói quen chưa tốt trong đời sống hàng ngày.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch, cụ thể như sau:

1.1 Giảm chất béo bão hòa

Nạp quá nhiều chất béo bão hòa vào cơ thể sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol trong máu, nhất là cholesterol “xấu”. Nên giảm tiêu thụ chất béo bão hòa bằng cách cắt bớt khẩu phần thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên kem khỏi thực đơn mỗi ngày.

1.2 Loại bỏ chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa (trans fat) làm tăng mức cholesterol tổng thể. Mọi người nên loại bỏ hoặc hạn chế tối đa nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, gà rán, pizza, khoai tây chiên…

phòng tránh cholesterol cao

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa giúp cải thiện mức cholesterol

1.3 Tăng nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 giúp làm tăng lượng cholesterol “tốt” và giảm cholesterol “xấu”, hỗ trợ điều chỉnh mức cholesterol tổng thể về ngưỡng an toàn. Mọi người có thể tăng cường axit omega-3 cho cơ thể thông qua việc thường xuyên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt hạnh nhân, hạt óc chó…

1.4 Tăng chất xơ hòa tan

Vai trò của chất xơ hòa tan là có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Nếu đang trong tình trạng cholesterol cao, bạn nên tăng tiêu thụ chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu tây, mầm Brussels, táo và lê…

2. Tập thể dục và tăng cường vận động

Hoạt động thể chất đều đặn thúc đẩy quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, giúp tăng mức cholesterol “tốt” và giảm cholesterol “xấu”, cân bằng cholesterol toàn phần. Theo các chuyên gia, nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ lần và 5 lần/tuần hoặc cường độ cao trong 20 phút/lần và 3 lần/tuần.

3. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ làm rối loạn chỉ số mỡ máu, mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư. Không hút hoặc bỏ hút thuốc càng sớm, hiệu quả cải thiện mức cholesterol và sức khỏe càng cao.

4. Giảm rượu, bia

Sử dụng rượu, bia quá mức có thể khiến mức cholesterol “xấu” tăng cao hơn. Theo đó, người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên sử dụng tối đa 1 ly (khoảng 25ml) mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống. Riêng những người gặp vấn đề về mỡ máu, huyết áp và tim mạch, nên bỏ hẳn thói quen uống đồ uống có cồn.

5. Giảm cân

Trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn cũng là yếu tố khiến mức cholesterol khó kiểm soát hơn. Nếu cân nặng dư thừa, bạn nên lên kế hoạch giảm cân ngay lập tức. Hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả và an toàn.

6. Xét nghiệm cholesterol định kỳ

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, tất cả người lớn từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol sau 4-6 năm 1 lần. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao bị tăng cholesterol cần đến bệnh viện đánh giá mức cholesterol thường xuyên hơn (6 tháng-1 năm/lần). [1]

faz và điều trị cholesterol cao

FAZ – Hỗ trợ điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch

Cholesterol vượt mức an toàn là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, điển hình là tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan, cần điều trị cholesterol cao theo đúng phác đồ của bác sĩ và nghiêm túc thực hiện lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất hỗ trợ điều hòa mỡ máu như GDL-5 thiên nhiên trong sản phẩm FAZ.

07:19 08/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest