Mua Faz

Chỉ số triglyceride trong máu là gì? Các loại, ảnh hưởng và rủi ro

02:00 12/03/2024

Thực hiện xét nghiệm kiểm tra chỉ số triglyceride giúp định lượng chất béo trung tính trong máu, từ đó phát hiện tình trạng rối loạn mỡ máu và nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, gan, đái tháo đường,… Hãy cùng tìm hiểu xem nồng độ triglyceride như thế nào là bình thường và cách điều hòa mỡ máu.

Chỉ số triglyceride

Chỉ số triglyceride là gì? Ý nghĩa thế nào?

Triglyceride, hay chất béo trung tính, là loại chất béo có trong cơ thể và lưu thông trong máu, được tạo ra từ một số loại thực phẩm sử dụng hằng ngày hoặc do cơ thể tổng hợp từ lượng calo dư thừa và lưu trữ trong tế bào mỡ để giải phóng khi cơ thể cần.

Tình trạng rối loạn mỡ máu diễn ra khi hàm lượng triglyceride kết hợp với nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Do đó, việc xác định chỉ số triglyceride có ý nghĩa trong việc phát hiện nguy cơ mắc các bệnh lý như xơ vữa mạch máu, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường tuýp 2, viêm tụy,… Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị và điều chỉnh lối sống phù hợp cho người bệnh.

chỉ số triglyceride là gì

Chỉ số triglyceride là một yếu tố để chẩn đoán tình trạng rối loạn mỡ máu

Giá trị của chỉ số triglyceride 

Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia (Mỹ) đã đưa ra mức độ đánh giá chỉ số triglyceride trong máu như sau [1]:

  • Chỉ số bình thường: Dưới 150 miligam trên deciliter (mg/dL) đối với người trưởng thành và thấp hơn 90mg/dL đối với trẻ em và thanh thiếu niên (10 – 19 tuổi).
  • Chỉ số cận mức cao: Ở giữa khoảng 150 – 199mg/dL.
  • Chỉ số cao: Ở giữa khoảng 200 – 499mg/dL.
  • Chỉ số rất cao: Trên 500mg/dL.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm triglyceride được chính xác nhất, bạn nên nhịn ăn và chỉ uống nước trong khoảng 8 – 10 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

Chỉ số triglyceride bao nhiêu là tốt?

Nếu nồng độ triglyceride duy trì ở mức bình thường, dưới 150mg/dL đối với người trưởng thành thì đó là mức an toàn. Tuy nhiên, nếu chỉ số triglyceride thường xuyên ở mức cận cao từ 150mg/dL trở lên thì đó là dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe.

Nồng độ triglyceride cao kết hợp chỉ số LDL-cholesterol cao, trong khi chỉ số HDL-cholesterol thấp, là dấu hiệu của tình trạng rối loạn mỡ máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số triglyceride trong máu?

Đâu là những nguyên nhân khiến lượng triglyceride tăng cao? Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ làm tăng hàm lượng chất béo trung tính mà bạn cần đề phòng:

  • Chế độ dinh dưỡng: Triglyceride chiếm 95% chất béo mà chúng ta nạp vào cơ thể qua chế độ ăn uống. Do đó, việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường, ít ăn rau và thiếu vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng triglyceride trong máu.
  • Do yếu tố gia đình: Nếu bạn bị bất hoạt gen lipoprotein lipase (LPL) thì có thể làm tăng quá trình sản xuất lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), dẫn đến tình trạng tăng triglyceride máu có tính chất gia đình.
  • Mắc các bệnh nền: Người có tiền sử mắc các bệnh như đái tháo đường tuýp 2, suy giáp, hội chứng rối loạn chuyển hóa (đồng thời bị béo phì, tăng huyết áp và lượng đường máu cao),… thường sẽ có hàm lượng triglyceride trong máu cao.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ là làm tăng triglyceride là thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chẹn beta, retinoids, steroid, estrogen và progestin,…

Chỉ số triglyceride thay đổi ảnh hưởng cơ thể thế nào?

Thông thường, sự thay đổi về nồng độ triglyceride ban đầu sẽ không gây ra những triệu chứng cụ thể nào khiến người bệnh chủ quan và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn mỡ máu: Khi nồng độ triglyceride ở mức cao trong thời gian dài, các chất béo dư thừa sẽ bám vào thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng này có thể gây hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, hoặc làm vỡ thành mạch gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Thông thường, các xét nghiệm triglyceride sẽ được thực hiện đồng thời với đo lường LDL-cholesterol, HDL-cholesterol để đánh giá tổng quát hơn về tình trạng của người bệnh.
  • Tăng huyết áp: Khi các mảng xơ vữa hình thành càng nhiều và chèn ép thành mạch, quá trình lưu thông máu gặp khó khăn khiến tim phải tăng lực co bóp để đẩy máu đi khắp cơ thể, làm tăng áp lực của máu lên thành mạch và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
  • Gan nhiễm mỡ: Chỉ số triglyceride trong máu tăng cao còn có thể gây tích tụ mỡ ở gan, lâu ngày sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến nhiều biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
  • Đái tháo đường tuýp 2: Cholesterol cao nói chung và triglyceride cao nói riêng là những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, có đến 70% người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng bị rối loạn mỡ máu. [2]
  • Viêm tụy cấp: Nếu lượng triglyceride ở mức rất cao, trên 500mg/dL thì có khả năng dẫn đến viêm tụy đột ngột, gây tình trạng viêm tụy cấp.
  • Các biến chứng trong hội chứng Chylomicronemia: Là rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó enzym lipoprotein lipase (LpL) bị lỗi hoặc thiếu làm tích tụ chylomicron trong máu và triglyceride tăng rất cao (lớn hơn 1,500 mg/dL), dẫn đến các triệu chứng như mất trí nhớ ngắn hạn, đau bụng do viêm tụy, gan lách to, lắng đọng chất béo trong da,…
chỉ số máu triglyceride

Sự tích tụ triglyceride có thể tạo thành những mảng xơ vữa ở thành mạch

Khi nào nên xét nghiệm chỉ số triglyceride?

Để kiểm tra chỉ số triglyceride trong máu, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu và bạn cần nhịn ăn trong 8 – 10 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm. Bạn nên xét nghiệm triglyceride kèm với các xét nghiệm mỡ máu khác như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol định kỳ:

  • Trẻ em cần thực hiện xét nghiệm mỡ máu nói chung và triglyceride nói riêng vào giai đoạn 9 – 11 tuổi.
  • Ở giai đoạn 17- 21 tuổi, bạn có thể tiến hành kiểm tra chỉ số mỡ máu lại một lần nữa và sau đó kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần kèm với khám tổng quát sức khỏe.
  • Người lớn tuổi từ 40 – 55 tuổi đối với nam giới và 50 – 65 tuổi đối với nữ giới nên tiến hành xét nghiệm mỡ máu 2 lần/năm.
  • Đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hay có tiền sử gia đình mắc bệnh rối loạn mỡ máu nên kiểm tra nồng độ triglyceride thường xuyên hơn, khoảng 4 – 6 lần/năm theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa và cải thiện thay đổi chỉ số triglyceride

Để phòng ngừa tình trạng chỉ số triglyceride cao và hạn chế nguy cơ rối loạn mỡ máu, bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống có liên quan rất lớn đến hàm lượng chất béo trong cơ thể, do đó bạn nên chủ động xây dựng chế độ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với liều lượng phù hợp.

Hãy lưu ý bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả để tăng cường chất xơ có lợi cho cơ thể, đồng thời hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như mỡ động vật, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, thịt đóng hộp,… Thay vào đó, hãy bổ sung axit béo omega-3 không bão hòa có lợi cho sức khỏe từ cá, các loại hạt, quả bơ,…

Những người gặp tình trạng rối loạn mỡ máu có thể đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để gặp các chuyên gia dinh dưỡng, tư vấn chế độ ăn uống an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh lý.

chỉ số triglyceride trong máu

Bổ sung các thực phẩm lành mạnh để giảm lượng triglyceride trong máu

2. Lối sống lành mạnh

Bạn có thể duy trì những thói quen sau để hỗ trợ điều hòa chỉ số triglyceride trong máu:

  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục với cường độ vừa phải trong ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có gas. Không hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, thường xuyên kiểm tra chỉ số BMI để có kế hoạch giảm cân nếu phát hiện tình trạng thừa cân.
  • Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm nồng độ mỡ máu định kỳ. Bác sĩ có thể tư vấn một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng triglyceride cao.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng stress và ngủ đủ giấc.

3. Bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên

Chỉ số triglyceride cao đi kèm với gia tăng cholesterol xấu (LDL-cholesterol) và giảm cholesterol tốt (HDL-cholesterol) chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 và bệnh gan, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu đã tìm ra công dụng của dưỡng chất thiên nhiên GDL-5 (Policosanol) một chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ (có trong viên uống FAZ), giúp điều hòa men HMG-CoA reductase và hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó không chỉ giúp hỗ trợ giảm tổng hợp cholesterol mà còn tăng cường vận chuyển LDL-cholesterol vào trong tế bào, tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong máu.

Một nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Mỹ trên 30.000 đối tượng tham gia sử dụng GDL-5 trong vòng 4 – 8 tuần cho thấy chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-cholesterol giảm đáng kể, đồng thời hàm lượng HDL-cholesterol cũng được gia tăng.

faz và chỉ số triglyceride trong máu

Viên uống FAZ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, giảm triglyceride, và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch an toàn, hiệu quả

Sử dụng viên uống FAZ đến từ Mỹ với thành phần GDL-5 kết hợp với các dưỡng chất như Red Yeast Rice Powder, Gynostemma Extract, Apple Cider Vinegar Extract sẽ hỗ trợ điều hòa nồng độ mỡ máu hiệu quả, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

faz và Chỉ số triglyceride

Việc thường xuyên kiểm tra chỉ số triglyceride và cholesterol có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. Tình trạng rối loạn mỡ máu ban đầu thường không có biểu hiện cụ thể nhưng lại gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần chủ động duy trì các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe tốt nhất có thể.

02:27 23/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest