Mua Faz

26 loại trà giảm mỡ máu tốt cho sức khỏe và lưu ý khi dùng

08:04 23/11/2023

Trà không chỉ là loại thức uống tốt cho sức khỏe mà các nghiên cứu còn chứng minh, một số loại trà có khả năng hỗ trợ cải thiện giảm mỡ máu hiệu quả. Tham khảo ngay 25 loại trà giảm mỡ máu tốt và những lưu ý khi sử dụng.

trà giảm mỡ máu

Ưu điểm của trà giảm mỡ máu

Những ưu điểm nổi bật của trà giảm mỡ máu có thể kể đến như:

  • Uống trà giảm mỡ máu là một trong những cách hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao tại nhà, với các nguyên liệu dễ kiếm, dễ mua và cách pha trà cũng rất dễ dàng.
  • Một số loại trà túi lọc rất tiện để mang đi sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Phù hợp với nhiều người, kể cả những người bận rộn, không có nhiều thời gian.
  • Các loại trà có nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn và lành tính.
  • Không chỉ hỗ trợ cải thiện mỡ máu cao mà còn tạo cảm giác thư giãn, thoải mái và hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Danh sách các loại trà giảm mỡ máu tốt cho sức khỏe

Hầu hết các loại trà hỗ trợ giảm mỡ máu đều dễ tìm mua. Tuy nhiên, cũng có một số loại chi phí cao và khó kiếm hơn. Tùy vào điều kiện của từng người mà có thể lựa chọn loại trà phù hợp. Bạn có thể tham khảo 25 loại trà giảm mỡ máu dưới đây:

1. Trà xanh

Trà xanh được cho là loại trà uống giảm mỡ máu tốt. Hợp chất chủ yếu trong trà xanh là catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) – chất chống oxy hóa mạnh và khả năng ức chế enzym có liên quan đến quá trình tổng hợp cholesterol, đồng thời giảm cholesterol xấu LDL-c và triglyceride trong máu.

2. Trà đen

Trà đen chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe tim mạch như polyphenol, flavonoid. Theo các nghiên cứu, uống trà đen thường xuyên có thể giúp giảm nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, mức triglyceride cao và béo phì. [1]

trà uống giảm mỡ máu

Uống trà đen thường xuyên và đúng cách có thể giúp giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp

3. Trà xạ đen

Ở nước ta, xạ đen được trồng chủ yếu ở vùng núi cao Hòa Bình. Xạ đen chứa các hoạt chất như Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A, có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa, điều hòa mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

4 .Trà xạ vàng

Trà xạ vàng cũng được xem là loại trà uống giảm mỡ máu hiệu quả. Xạ vàng là một loại cây thuộc họ muồng, được người Mường ở Hòa Bình sử dụng như một vị thuốc thanh nhiệt giải độc gan, giải rượu, hạ men gan. Đặc biệt, trà xạ vàng có các thành phần có tính dược lý như Flavonoid, Polyphenol, Cyanoglucoside… có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

5. Trà lá sen

Trà lá sen có chứa 2 loại chất quan trọng là alkaloid và flavonoid giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất lipid, làm giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời gia tăng cholesterol tốt. Nhờ đó, hỗ trợ giảm mỡ máu, hạn chế xơ vữa động mạch và rối loạn nhịp tim.

6. Trà tim sen

Trà tim sen có cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch và giảm trở lực huyết quản, nhờ đó hạ huyết áp. Bên cạnh đó, trà tim sen còn giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa, cải thiện tình trạng mỡ máu cao và ổn định tuần hoàn máu ở động mạch vành.

7. Trà atiso đỏ

Một nghiên cứu được công bố năm 2011 đã chỉ ra, việc dùng trà atiso đỏ hai lần một ngày, liên tục trong 15 ngày giúp tăng cholesterol tốt. Các nghiên cứu cho thấy atiso đỏ sẽ giúp tăng hàm lượng cholesterol HDL, giảm các mức LDL cholesterol và triglycerid, nhờ đó cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả và bảo vệ sức khỏe tim mạch. [2]

trà giúp giảm mỡ máu

Trà Atiso có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao và ổn định tuần hoàn máu ở động mạch vành.

8. Trà linh chi

Chọn trà giúp giảm mỡ máu bạn đừng bỏ qua trà linh chi. Nấm linh chi có chứa các sterol, protein hòa tan, nhiều acid amin, cùng các triterpenoid, polysaccharide và các nguyên tố vi lượng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, huyết áp thấp…

9. Trà giảo cổ lam

2 hợp chất hóa học chính là flavonoid và saponin trong giảo cổ lam được cho là có thể giúp giảm cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.

10. Trà ngưu tất

Theo các nghiên cứu, hoạt chất saponin trong ngưu tất có tác dụng giảm huyết áp, hạ cholesterol máu.

11. Trà kỷ tử

Theo Tạp chí Các biện pháp tự nhiên (Hoa Kỳ), tiêu thụ kỷ tử giúp giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng HDL-cholesterol, giảm các mức LDL cholesterol và triglycerid.

12. Trà hà thủ ô

Hà thủ ô chứa các chất như chrysophanol, emodin, rhein, lecithin có tác dụng giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa cholesterol xấu bám vào thành mạch. Nhờ đó, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.

13. Trà sơn tra

Sơn tra là một vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong Sơn tra chứa hàm lượng lớn Vitamin C, cùng nhiều hoạt chất khác như: Flavonoid, triterpene kali… giúp thông mạch, hạn chế mảng bám trong thành mạch, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả.

14. Trà táo nhân

Trà táo nhân cũng là loại trà giảm mỡ máu bạn có thể tham khảo. Táo nhân chứa saponin và dầu béo… có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời giảm mỡ máu cao, chống xơ vữa động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

15. Trà vỏ lạc (vỏ đậu phộng)

Chất flavonoid có trong vỏ lạc có tác dụng giảm mỡ máu và hạ huyết áp. Đặc biệt, trong dầu lạc có chứa axit linoleic, có thể giúp phân hủy cholesterol thành axit mật, từ đó bài tiết ra ngoài cơ thể giúp giảm tỷ lệ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.

16. Trà gừng

Trà gừng cũng là một trong các loại trà giúp giảm mỡ máu được nhiều người lựa chọn. Hoạt chất gingerol trong gừng giúp phân hủy chất béo trong cơ thể, nhờ đó giúp điều chỉnh mức cholesterol xấu. Đồng thời, trà gừng còn giúp loại bỏ tắc nghẽn trong mạch máu, chống máu vón cục nên giảm nguy cơ bị đau tim.

17. Trà lá vối

Theo Đông y, nước lá vối có tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, điều chỉnh huyết áp do nóng gan. Theo Y học hiện đại, hoạt chất beta-sitosterol có trong lá vối giúp hỗ trợ chuyển hóa cholesterol trong máu, nhờ đó cải thiện được tình trạng mỡ máu cao.

18. Trà hoa cúc

Các flavonoid có lợi trong hoa cúc giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol LDL và triglyceride, từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

19. Trà bồ công anh

Bồ công anh có chứa chất flavonoids giúp giảm sự tích tụ chất béo trung tính và giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần. Nhờ đó, cải thiện tình trạng mỡ máu cao, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hàm lượng kali có trong bồ công anh còn có tác dụng giảm cholesterol xấu và hỗ trợ làm giảm huyết áp.

trà xanh giảm mỡ máu

Trà bồ công anh cũng là loại trà giảm mỡ máu bạn có thể tham khảo

20. Trà lá dâu tằm

Lá dâu tằm có chứa flavonoid có tác dụng làm giảm độ nhớt máu và tăng cường sự hoạt động của các mao mạch. Đồng thời, cải thiện tình trạng tăng lipid máu, nhờ đó giảm mỡ máu cao và ngăn ngừa đột quỵ.

Xem thêm: Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? 16 loại lá tự nhiên nên dùng

21. Trà lá đắng (mật gấu)

Trong các loại trà xanh giảm mỡ máu, trà lá đắng cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Cây lá đắng chứa các hợp chất như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene… có tác dụng kháng ung thư, ổn định đường huyết, hạ cholesterol, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.

22. Trà lá cát cánh

Hoạt chất saponin có trong cây cát cánh có tác dụng giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng ngừa bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh tăng huyết áp.

23. Trà cỏ cà ri

Nhờ hoạt chất Saponin có trong cỏ cà ri giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu cũng như chất béo trung tính, nhờ đó cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu.

24. Trà cỏ thi

Theo tạp chí Revista Brasileira de Farmacognosia, hoạt chất achillinoside trong cây cỏ thi có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu và bảo vệ tim mạch. [3]

25. Trà lá ô liu

Các hợp chất polyphenol trong lá oliu được chứng minh tác dụng giảm cholesterol và triglycerid, hỗ trợ cải thiện chỉ số huyết áp, cải thiện mỡ máu cao. Nhờ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu.

Xem thêm: Mỡ máu cao uống gì tốt? 16 loại nước nên uống cải thiện mỡ máu

Lưu ý khi sử dụng trà thảo dược giảm mỡ máu

Để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị mỡ máu cao và an toàn, khi sử dụng trà thảo dược giảm mỡ máu bạn cần chú ý:

1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Trước khi sử dụng bất kỳ loại trà nào để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì một số loại trà nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

  • Không nên lạm dụng các loại trà. Đặc biệt, không nên uống trà quá đặc, vì sẽ làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, gây thiếu máu do thiếu sắt, nhất là những người bị huyết áp cao, tiểu đường, viêm gan, viêm thận.
  • Nên uống trà khi còn ấm, tuy nhiên cũng không nên uống trà quá nóng, trà nóng trên 65 độ có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Không uống trà lúc đói vì sẽ khiến bụng cồn cào, nôn nao và gây đau dạ dày.
  • Không nên uống trà ngay sau bữa ăn vì có thể gây khó tiêu. Tốt nhất nên uống trà sau bữa ăn 30 phút.
  • Không uống trà để qua đêm vì có thể gây ngộ độc.

2. Thay đổi lối sống

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như thịt mỡ, xúc xích, pho mát, bánh nướng, bánh ngọt, kem dừa. Thay bằng chế độ ăn nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa như các loại rau củ quả, axit béo omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ,… với mức độ vừa phải, phù hợp. Đồng thời, bổ sung các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu, bơ và dầu thực vật có thể làm giảm LDL-cholesterol và tăng mức HDL-cholesterol.

Bên cạnh đó, người bệnh cần từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức.

3. Thể dục, thể thao đều đặn

Thể dục, thể thao đều đặn có ý nghĩa quan trọng với người mỡ máu cao. Người bệnh nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao với cường độ trung bình 30 – 45 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần với các bộ môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội…

trà thảo dược giảm mỡ máu

Thể dục, thể thao đều đặn là biện pháp hỗ trợ cải thiện giảm mỡ máu hiệu quả, an toàn

4. Bổ sung hoạt chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu

Lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và vận động khoa học có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp thêm các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng tăng hoạt hóa receptor tế bào, giúp kiểm soát mỡ máu một cách an toàn, hiệu quả.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và tinh chiết thành công tinh chất thiên nhiên GDL-5 (policosanol), có khả năng giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên.

Cụ thể, GDL-5 giúp tăng khả năng hoạt hóa của thụ thể LDL-C (vị trí tiếp nhận cholesterol xấu) trên màng tế bào, giúp vận chuyển LDL-C vào trong tế bào nhiều hơn, làm giảm LDL-C dư thừa bên ngoài bám vào thành mạch máu. Bên cạnh đó, GDL-5 còn làm tăng HDL-C (cholesterol tốt) trong máu. Nhờ đó, giúp kiểm soát mỡ máu và điều hòa cholesterol hiệu quả.

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi và có đối chứng với giả dược cho thấy, sau 12 tuần sử dụng, GDL-5 giúp giảm 10% cholesterol toàn phần, giảm 20% LDL-c, đồng thời tăng 19.7% HDL-c.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, FAZ là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa hoạt chất quý GDL-5, được hàng triệu người tin tưởng sử dụng để hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

faz giúp giảm mỡ máu

FAZ với hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 giúp điều hòa mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm chỉ với 1 viên/ngày.

Trên đây là 25 loại trà giảm mỡ máu bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung 1 viên FAZ mỗi ngày để giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả hơn.

09:50 23/11/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest