Mỡ máu cao uống gì tốt? 16 loại nước nên uống cải thiện mỡ máu
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mỡ máu và nâng cao sức khỏe. Vậy mỡ máu cao uống gì tốt? Dưới đây các chuyên gia giới thiệu đến bạn 16 loại nước người bị rối loạn mỡ máu nên uống.
Vì sao mỡ máu cao nên dùng đồ uống chọn lọc?
Mỡ máu cao là cụm từ người dân thường dùng để chỉ rối loạn lipid máu. Mỡ máu cao được hiểu là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch ngoại biên.
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ và biến chứng của tình trạng mỡ máu cao là chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ, các sản phẩm từ sữa; hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có gas. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ và biến chứng của mỡ máu cao.
Do đó, các bác sĩ khuyến nghị để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, đầu tiên người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng một chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa, cân bằng dinh dưỡng có thể giảm cholesterol xấu. Người bệnh nên cố gắng hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, xúc xích, pho mát, bánh nướng, bánh ngọt, kem dừa…
Thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều axit béo omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ,… cùng các đồ uống có lợi giúp giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Các loại nước ép từ trái cây, rau củ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao
Mỡ máu cao uống gì tốt cho sức khỏe? 16 loại đồ uống khuyên dùng
Một số loại đồ uống giúp giảm cholesterol xấu trong máu và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch bạn có thể tham khảo:
1. Trà xanh
Mỡ máu cao uống gì? Bạn có thể lựa chọn trà xanh. Trà xanh có chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và cholesterol toàn phần. Trong một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột năm 2015, các nhà khoa học nhận thấy, sau 56 ngày sử dụng trà xanh mức cholesterol và LDL-cholesterol đã giảm khoảng 14,4% và 30,4% ở 2 nhóm chuột có chế độ ăn nhiều cholesterol. [1]
Ngoài trà xanh, trà đen cũng có thể hỗ trợ giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của mạch máu.
2. Đồ uống từ cacao
Cacao chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và axit béo không bão hòa đơn cao, có thể giúp cải thiện mức cholesterol, hạ huyết áp và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.
3. Nước ép lựu
Mỡ máu cao uống gì? Đừng bỏ qua nước ép lựu. Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol. Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có tác dụng chống lại sự lắng đọng cholesterol trong các mạch máu. Ngoài ra, lựu còn chứa các hóa chất thực vật (phytochemical) có khả năng bảo vệ lớp nội mạc của động mạch khỏi bị tổn thương.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước ép lựu có tác dụng chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, hạ huyết áp và chống viêm. Một nghiên cứu khác cho thấy, uống 330ml nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp kiểm soát huyết áp. [2]

Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có tác dụng chống lại sự lắng đọng cholesterol trong các mạch máu
4. Nước ép quả mâm xôi
Nước ép của mâm xôi chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên được gọi là polyphenol có khả năng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
5. Nước ép lê
Quả lê có chứa nhiều chất xơ tự nhiên, phần lớn ở dạng pectin, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Pectin liên kết với cholesterol và đưa nó ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thu, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao và cải thiện sức khỏe tim mạch.
6. Nước ép cà chua
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene, có thể cải thiện mức lipid và giảm cholesterol. Bên cạnh đó, nước ép cà chua còn chứa nhiều vitamin, kali tốt cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm cư dân địa phương Nhật Bản bị tăng huyết áp đã cho thấy, uống khoảng 200ml nước ép cà chua mỗi ngày giúp giảm huyết áp đáng kể. [3]
7. Sữa đậu nành
Mỡ máu cao uống gì? Bạn có thể tham khảo đậu nành. Loại đậu này chứa ít chất béo bão hòa, có tác dụng làm giảm cholesterol hiệu quả. Với những người bị mỡ máu cao, có thể dùng sữa đậu nành thay thế cho sữa giàu chất béo để giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến nghị, tiêu thụ 25g đậu nành mỗi ngày (tương đương với 250ml sữa đậu nành) giúp giảm cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi sử dụng, bạn nên uống sữa đậu nành nguyên chất và hạn chế thêm đường, muối và chất béo khác.

Đậu nành có ít chất béo bão hòa, có tác dụng giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu
8. Sữa yến mạch
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan gọi là beta glucan. Theo một nghiên cứu đăng trên trang Medicalnewstoday (Mỹ), một ly sữa yến mạch 25ml có thể cung cấp 1g beta glucan giúp ức chế sự hấp thu cholesterol từ thức ăn và giúp giảm cholesterol xấu trong máu hiệu quả.
9. Nước ép bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hợp chất glucoraphanin, giúp chuyển hóa tế bào trong cơ thể ngăn ngừa oxy hóa và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo các nghiên cứu, mỗi tuần sử dụng 3 – 4 lần, mỗi lần 1 ly nước ép bông cải xanh (150ml) có thể giảm đến 6% lượng cholesterol xấu trong máu.
10. Nước ép nghệ
Không chỉ tốt cho dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương, hoạt chất Curcumin trong nghệ còn giúp giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, đồng thời giảm tối thiểu được lượng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.
11. Nước ép cam
Mỡ máu cao uống gì tốt? Bạn có thể lựa chọn nước ép cam. Nước ép cam được các chuyên gia đánh giá cao trong việc giảm mỡ máu, bởi thức uống này giúp hạn chế sự gia tăng của cholesterol và loại bỏ chất béo trong cơ thể. Cam chứa hoạt chất Hesperidin, có khả năng tăng cường mao mạch, cải thiện lưu thông máu.
Do đó, uống nước ép cam thường xuyên giúp giảm lượng chất béo trung tính trong máu hiệu quả. Bên cạnh đó, các synephrine alkaloid dưới vỏ cam được cho là có thể làm giảm sản xuất cholesterol ở gan.
12. Nước ép măng tây
Các vitamin có trong măng tây giúp tăng khả năng đàn hồi của mạch máu, nhờ đó hạn chế các bệnh tim mạch. Mặt khác, măng tây còn giàu chất xơ giúp loại bỏ các chất béo trung tính và làm giảm cholesterol. Người bị mỡ máu cao nên ăn măng tây khoảng 3 – 4 lần một tuần để có sức khỏe tốt hơn.
Nước ép măng tây giàu chất xơ giúp loại bỏ các chất béo trung tính và làm giảm cholesterol
13. Nước ép rau cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều natri, kali, canxi, photpho, magie, sunfat, mangan, kẽm, sắt, đồng… cùng các vitamin B, C, tiền vitamin A, B12 và protid, glucid, lipid, nước, chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong rễ của loại rau này có chất glycosid có tác dụng giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
14. Nước ép củ dền
Nước ép củ dền đỏ chứa rất ít calo và carbohydrate, ngược lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B9, B6, vitamin C, sắt, magie, phospho, đồng, kẽm, chất xơ, cùng các chất chống oxy hóa tự nhiên. Nhờ đó, giúp duy trì sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao mỡ máu và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả.
15. Nước ép dâu tây
Mỡ máu cao uống gì? Thử ngay nước ép dâu tây. Các hợp chất trong nước ép dâu tây như: Polyphenol, Anthocyanin, Flavonoid quercetin, Kali… là những chất chống oxy hóa, chất chống viêm tự nhiên, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm mỡ máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
16. Nước ép việt quất
Việt quất chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, kali, folate, vitamin C và vitamin B6… hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ trong việt quất có tác dụng giúp hạ cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Người bị mỡ máu cao nên kiêng uống gì?
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, ngoài quan tâm mỡ máu nên uống nước gì, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại thức uống sau:
1. Cà phê
Cà phê không chứa cholesterol nhưng nó lại làm tăng quá trình sản xuất cholesterol của cơ thể. Cà phê chứa cafestol và kahweol, hai chất này có thể làm giảm axit mật và sterol trung tính. Từ đó, làm tăng hàm lượng cholesterol và khiến tình trạng mỡ máu cao nghiêm trọng hơn. Do đó, người mỡ máu cao nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn cà phê.
2. Trà sữa
Trà sữa có chứa một lượng kem lớn là axit béo trans, nếu thường xuyên uống trà sữa sẽ khiến axit béo trans tích tụ trong cơ thể, làm tăng nồng độ lipid trong máu, tăng nguy cơ huyết khối, dễ gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Axit béo trans có trong trà sữa có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu
3. Đồ uống chứa kem
Cũng giống như trà sữa, đồ uống chứa kem chứa một lượng lớn axit béo trans, làm tăng nồng độ lipid trong máu và tăng cholesterol gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm ở tim.
4. Nước tăng lực
Nước tăng lực có chứa Cafein, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ khiến nhịp tim tăng, tim đập mạnh gây hồi hộp, tăng huyết áp.
5. Soda
Soda chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh, uống 2 lon soda/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người mỡ máu cao
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi – Cố vấn chuyên môn của hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, nguyên tắc dinh dưỡng của người rối loạn mỡ máu:
- Giảm năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân.
- Giảm lượng chất béo <25%.
- Giảm lượng cholesterol ăn vào <200mg/ngày.
- Nên dùng dầu thực vật (đậu phộng, dầu oliu, dầu đậu nành) thay cho mỡ. Hạn chế ăn thức ăn nhiều acid béo no như mỡ, bơ; và nhiều cholesterol như óc, lòng, trứng, phủ tạng động vật…
- Nên chú ý thêm về chất lượng chất béo. Xây dựng chế độ ăn có tỷ lệ cân đối giữa acid béo no (mỡ), acid béo chưa no nhiều nối kép (dầu thực vật) và acid béo chưa no họ n-3 (cá và hải sản).
- Tăng lượng đạm (protein) ít béo: thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo nạc, cá, nhóm họ đậu. Lượng protein nên chiếm khoảng 12 – 18% tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật, đạm thực vật.
- Chất bột: 60 – 65% tổng năng lượng.
- Sử dụng ngũ cốc, kết hợp khoai củ giàu vitamin, chất khoáng vi lượng, chất xơ chủ yếu trong rau quả, gạo, mì.
Để có được thực đơn chi tiết, người bệnh mỡ máu cao có thể đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động NutriHome thăm khám. Khi bạn đến đây, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn đúng cách, vừa đảm bảo đủ chất vừa đảm bảo kiểm soát được tình trạng mỡ máu cao.
Lưu ý khi sử dụng đồ uống cho người mỡ máu cao
Một số lưu ý cho người đang điều trị mỡ máu cao:
1. Hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn
Rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành triglyceride, tích tụ trong các tế bào mỡ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tiêu thụ nhiều rượu bia có thể làm tăng nồng độ mỡ máu lên tới 53%, kể cả khi nồng độ mỡ máu ban đầu ở mức bình thường.

Tiêu thụ nhiều rượu bia có thể khiến cho tình trạng mỡ máu cao nghiêm trọng hơn
2. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá cũng gây tình trạng rối loạn mỡ máu. Nicotin trong khói thuốc dẫn đến mỡ máu cao, gây phá hủy các mạch máu và hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Thể dục thể thao
Thể dục thể thao vừa sức với các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… để giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, ổn định huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Điều hòa mỡ máu bằng hoạt chất sinh học thiên nhiên Bên cạnh việc thay đổi lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, từ bỏ các thói quen có hại, sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên có khả năng điều hòa Cholesterol cũng là một hướng cải thiện mới cho tình trạng mỡ máu cao. Theo khuynh hướng dự phòng và cải thiện tiên tiến hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 (có trong sản phẩm FAZ) có khả năng hỗ trợ kiểm soát mỡ máu, điều hòa cholesterol hiệu quả. GDL-5 là hợp chất sinh học được phân lập và tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ theo công nghệ độc quyền của Mỹ. GDL-5 có cơ chế điều hòa men HMG-CoA reductase (có vai trò quan trong quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể), làm giảm tổng hợp và gia tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm tổng hợp Cholesterol. Đồng thời, GDL-5 giúp tăng hoạt hóa thụ thể LDL-C (nơi tiếp nhận cholesterol xấu) trên màng tế bào, giúp LDL-C vào trong tế bào nhiều hơn, giảm LDL-C dư thừa trong máu tạo mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu. Bên cạnh đó, GDL-5 làm tăng đáng kể số lượng HDL-C (cholesterol tốt) trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu. ![]() FAZ – Viên uống hỗ trợ điều hòa mỡ máu từ Mỹ chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 đầu tiên tại Việt Nam có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL- C và giảm cholesterol xấu LDL-C Chưa dừng lại ở đó, GDL-5 giúp tế bào hoạt động khỏe, tiếp nhận cholesterol được tốt hơn, ngăn cholesterol bám vào thành mạch. Nhờ đó, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tình trạng rối loạn mỡ máu gây ra. Nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chỉ ra, chỉ cần sử dụng GDL-5 trong 4-8 tuần giúp kiểm soát tốt tổng lượng cholesterol toàn phần và các thành phần mỡ máu trong cơ thể (giảm 13,9% Cholesterol toàn phần, giảm 19,3% LDL- Cholesterol, giảm 14,1% Triglyceride và tăng 18,4% HDL-Cholesterol) mà không gây ra tác dụng phụ. |
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề mỡ máu cao uống gì một cách tương đối cụ thể. Hy vọng người bệnh có thể lựa chọn cho mình đồ uống phù hợp và sớm kiểm soát được tình trạng mỡ máu cao.



- Huizen, J. (2023a, October 27). What drinks can help lower or control cholesterol levels, plus high cholesterol drinks to avoid. https://www.medicalnewstoday.com/articles/what-is-the-best-drink-to-lower-cholesterol
- Odai, T., Terauchi, M., Okamoto, D., Hirose, A., & Matsuda, N. (2019). Unsalted tomato juice intake improves blood pressure and serum low‐density lipoprotein cholesterol level in local Japanese residents at risk of cardiovascular disease. Food Science and Nutrition, 7(7), 2271–2279. https://doi.org/10.1002/fsn3.1066
- Sahebkar, A., Ferri, C., Giorgini, P., Bo, S., Nachtigal, P., & Grassi, D. (2017). Effects of pomegranate juice on blood pressure: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Pharmacological Research, 115, 149–161. https://doi.org/10.1016/j.phrs.2016.11.018