5 cách điều trị bệnh tim mạch an toàn, hiệu quả đúng khoa học
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch, chiếm khoảng 32% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Điều trị bệnh tim mạch kịp thời và đúng khoa học là cách duy nhất giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tim đột ngột, đột quỵ, phình động mạch… từ đó bảo vệ an toàn tính mạng cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh tim mạch an toàn và hiệu quả
Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch không phải tên gọi một bệnh lý cụ thể, mà là khái niệm chung dùng để chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim và hệ thống mạch máu trong cơ thể, điển hình như:
- Bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên…
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
- Các vấn đề về tim bẩm sinh (dị tật tim bẩm sinh).
- Bệnh cơ tim.
- Bệnh van tim.
- Bệnh nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).
Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận của tim và mạch máu. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lý tim mạch có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch
Các biến chứng nguy hiểm và thường gặp của bệnh tim mạch là nhóm biến chứng xảy ra khi tuần hoàn máu bị gián đoạn hoặc ngưng trệ, khiến tim và các bộ phận của cơ thể nhận được ít máu hơn mức cần thiết. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tim mạch có thể phải đối mặt nếu không chữa trị sớm.
1. Suy tim
Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh tim mạch. Khi bị suy tim, việc bơm máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể gặp khó khăn, gây ra các triệu chứng như khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, phù… Nếu phát hiện sớm và điều trị loại trừ được nguyên nhân gây suy tim thì một số trường hợp chức năng tim có thể phục hồi về mức bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp suy tim nặng mất bù không thể hồi phục với các điều trị thông thường, lúc này bắt buộc phải phẫu thuật để ghép tim.
2. Ngừng tim
Ngừng tim là tình trạng mất chức năng tim, hô hấp và ý thức một cách đột ngột. Nếu tình trạng ngừng tim ngắn, có thể gây bất tỉnh thoáng qua trong vài giây. Nghiêm trọng hơn, ngừng tim kéo dài có thể dẫn đến đột tử nếu không được xử trí ngay lập tức.
3. Nhồi máu cơ tim
Khi động mạch vành bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa, khiến máu không thể đến một phần cơ tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Cơn nhồi máu cơ tim thường diễn ra đột ngột với biểu hiện đau ngực dữ dội, khó thở và vã mồ hôi. Lúc này, người bệnh cần điều trị y tế khẩn cấp để ngăn ngừa tổn thương tim nặng hơn.
4. Đột quỵ
Lưu lượng máu lên não bị sụt giảm do động mạch cảnh bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn là nguyên nhân khiến 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn cầu. Các dấu hiệu của đột quỵ gồm: đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu; giảm hoặc mất thị lực; méo miệng, lệch nhân trung; tê, yếu hoặc liệt 1 bên cơ thể; khó nói, phát âm không rõ… Nếu không cấp cứu kịp thời, đột quỵ gây chết mô não sẽ khiến người bệnh bất tỉnh, thậm chí liệt nửa người.
5. Chứng phình động mạch
Thành động mạch suy yếu khiến động mạch bị giãn bất thường gọi là phình động mạch. Khi vị trí động mạch bị phình vỡ ra, gây chảy máu trong sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Vỡ phần động mạch bị phình gây chảy máu trong, đe dọa tính mạng người bệnh
6. Bệnh động mạch ngoại vi
Động mạch ngoại vi làm nhiệm vụ dẫn máu đến các chi. Khi động mạch này xuất hiện mảng xơ vữa sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các chi gây đau mỏi chân và tay. Trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn da, loét hoặc hoại tử chi.
7. Phù phổi
Phù phổi thường là hệ quả của suy tim. Khi chức năng tim suy yếu, không thể bơm máu như bình thường, dòng máu sẽ bị ứ lại trong các mạch máu trong phổi gây nên tình trạng phù phổi. Các triệu chứng của phù phổi có thể kể đến là khó thở, tức ngực, da xanh tái, ho khạc đàm có bọt màu hồng…
Ngoài các biến chứng kể trên, nếu điều trị bệnh tim chậm trễ còn gây đau thắt ngực, rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim khác... Tất cả những biến chứng này đều tiềm ẩn nguy cơ tử vong, thế nên người mắc bệnh tim mạch cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị bệnh tim mạch an toàn, hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng và loại bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Đối với nhóm bệnh này, quá trình chữa trị cần phối hợp chặt chẽ 5 phương pháp sau đây:
1. Kiểm soát bệnh tại nhà
Thực hiện nghiêm túc các cách điều trị bệnh tim tại nhà có thể giúp cải thiện triệu chứng và phòng tránh biến chứng. Những điều nên làm để kiểm soát tiến triển của bệnh bao gồm:
- Ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục, thể thao đều đặn.
- Tránh căng thẳng.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều rượu bia.
- - Theo dõi sát sao các yếu tố làm tăng nặng bệnh lý tim mạch như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường…
2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh tim
Đối với bệnh nhân tim mạch, việc dùng thuốc là cần thiết. Dựa vào từng loại bệnh tim mạch cụ thể, bác sĩ sẽ kê một trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu hoặc tim, đồng thời ngăn không cho cục máu đông trở nên lớn hơn, gây tắc nghẽn mạch máu.
- Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE): Tác dụng của thuốc ức chế men ACE là làm giãn mạch máu, cho phép máu lưu thông khắp cơ thể dễ dàng hơn và giúp hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này có công dụng làm chậm nhịp tim và giảm tác dụng của hormone Adrenaline lên tim, từ đó giảm huyết áp giúp tim làm việc ít hơn.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Mục đích sử dụng thuốc chẹn canxi là làm gián đoạn sự di chuyển của canxi vào các tế bào của mạch máu và tim, giúp làm giãn mạch máu và giảm nhịp tim.
- Thuốc lợi tiểu: Khi dùng loại thuốc này, chất lỏng và natri dư thừa sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua việc đi tiểu, giúp giảm bớt gánh nặng cho tim, góp phần thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài các nhóm thuốc được dùng phổ biến ở trên, trong quá trình điều trị bệnh tim mạch, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác, chẳng hạn: Thuốc giảm cholesterol giúp làm giảm mức LDL cholesterol (cholesterol “xấu”) trong máu hoặc Digitalis (thuộc nhóm glucoside trợ tim) giúp tim co bóp mạnh hơn khi chức năng bơm máu bị suy yếu…
3. Can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật tim mạch
Đối với những trường hợp không đáp ứng thuốc, bác sĩ buộc phải tiến hành một số thủ thuật hoặc phẫu thuật để cải thiện và bảo vệ chức năng tim mạch. Sau đây là 3 kỹ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch điển hình nhất.
- Nong mạch vành và đặt Stent: Thủ thuật này sử dụng một ống dẫn có gắn bóng hơi luồn vào động mạch vành. Quả bóng sẽ được bơm phồng lên, ép mảng xơ vữa sát vào thành mạch để mở rộng động mạch bị tắc nghẽn, giúp lưu thông dòng máu cung cấp cho tim. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt Stent - lưới thép ngay tại vị trí này để nong và cố định lòng mạch. Khi Stent đã được gắn chính xác, bác sĩ sẽ rút ống dẫn và bóng hơi ra ngoài.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Kỹ thuật này tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch ở các bộ phận khác của cơ thể như cẳng tay, chân, lồng ngực… để làm mạch ghép bắc cầu cho động mạch bị tắc nghẽn, nhằm cải thiện lưu lượng máu cung cấp cho tim.
- Ghép tim: Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khi tim bị tổn thương không thể phục hồi. Quy trình ghép tim bao gồm việc loại bỏ trái tim bị mất chức năng và thay thế nó bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tạng.
Thủ thuật nong và đặt Stent mạch vành giúp nong rộng lòng mạch để dòng máu lưu thông
4. Phục hồi chức năng tim mạch
Phục hồi chức năng tim mạch là một chương trình được thiết kế tỉ mỉ với mục đích cải thiện sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim hoặc can thiệp nong mạch máu hay phẫu thuật tim. Một chương trình phục hồi chức năng tim gồm có ba phần cơ bản do đội ngũ y bác sĩ trực tiếp hướng dẫn:
- Huấn luyện vận động: Tập thể dục, thể thao giúp hoạt động của tim và toàn bộ hệ thống mạch máu diễn ra trơn tru hơn. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ dẫn các bài tập phù hợp và giám sát quá trình tập luyện để hồi phục tim mạch một cách an toàn, bền vững.
- Giáo dục lối sống lành mạnh: Một yếu tố quan trọng của chương trình phục hồi chức năng tim mạch là giáo dục lối sống lành mạnh. Điều này giúp người bệnh có kiến thức để chủ động quản lý các yếu tố rủi ro, từ bỏ thói quen có hại và lựa chọn được những thực phẩm tốt cho tim mạch.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng là một tác nhân khiến bệnh tim mạch chuyển biến khôn lường. Do đó, bác sĩ sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp người bệnh xác định và giải quyết các nguồn gây căng thẳng hàng ngày, phòng ngừa biến chứng.
5. Giám sát tích cực
Giám sát cẩn thận các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể có thể giúp người bệnh không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch này thường được ứng dụng đối với trường hợp phát hiện bệnh sớm, tim mạch vẫn hoạt động bình thường.
Chiến lược phòng ngừa bệnh tim mạch
Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tiền sử gia đình, giới tính hoặc tuổi tác, còn có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được giúp giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch bằng cách thay đổi lối sống và thăm khám sức khỏe định kỳ. Mọi người có thể tham khảo chiến lược phòng ngừa bệnh tim mạch gồm 7 bước dưới đây:
1. Thiết kế chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần điều hòa huyết áp, cholesterol và đường huyết, giúp bảo vệ hệ tim mạch. Thực đơn lành mạnh cho tim mạch nên tập trung vào các nhóm thực phẩm như rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, cá, chế phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo, dầu ô liu… Đồng thời nên hạn chế muối, đường, tinh bột chế biến, thịt đỏ, chế phẩm từ sữa béo, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
2. Duy trì hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất không chỉ giúp chúng ta đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng, mà còn hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng cholesterol và huyết áp cao, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người cần đặt mục tiêu vận động ít nhất 30 phút/ngày với các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ… Những người mới bắt đầu tập luyện, nên trao đổi với huấn luyện viên hoặc bác sĩ để được tư vấn cường độ và loại bài tập phù hợp với thể trạng.
3. Bỏ hút thuốc
Hóa chất trong thuốc lá có thể khiến lượng oxy trong máu giảm, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này khiến huyết áp và nhịp tim tăng lên, làm tổn thương tim và mạch máu. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một hành động thiết thực giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia.
4. Hạn chế uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia vừa làm tăng huyết áp vừa nạp thêm calo vào cơ thể, dẫn đến tăng cân. Tăng huyết áp và tăng cân là hai yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi chỉ nên uống tối đa 1 ly rượu mỗi ngày, trong khi đó nam giới dưới 65 tuổi nên hạn chế uống rượu ở mức 2 ly mỗi ngày. Một lần uống tương đương 42,6ml rượu mạnh, 142ml rượu vang và 340ml bia (khoảng 1 lon bia).
5. Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và trầm cảm. Vậy nên, nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng chính là nâng cao sức khỏe tim mạch. Mỗi người nên ngủ từ 7-9 tiếng/ngày và 10 giờ đêm là thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu giấc ngủ.
Ngủ đủ giấc giúp giảm nhẹ các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
6. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng ảnh hưởng đến tim mạch ở nhiều phương diện. Ngoài việc làm tăng huyết áp và có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim, căng thẳng còn khiến nhiều người có xu hướng ăn đồ dầu mỡ nhiều hơn, uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên hơn. Tất cả điều này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Do đó, quản lý căng thẳng được xem là một cách giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả hơn. Những liệu pháp có thể làm giảm mức độ căng thẳng bao gồm: Thiền, yoga, đọc sách, vẽ tranh, kết nối với bạn bè, tham gia hoạt động cộng đồng....
7. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ, chúng ta sẽ rất khó để phát hiện ra sự tồn tại của những tác nhân gây hại cho tim mạch như huyết áp cao và cholesterol cao.
-
Kiểm tra huyết áp
Từ 18 tuổi trở lên nên kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần. Đối với người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hoặc trên 40 tuổi, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.
-
Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường
Nên sàng lọc đái tháo đường ở tuổi 45 và tái sàng lọc ba năm một lần.Đối với người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn thừa cân hoặc tiền sử gia đình bị đái tháo đường, nên đến bệnh viện sàng lọc sớm hơn.
-
Kiểm tra cholesterol
Một người nên tiến hành kiểm tra chỉ số cholesterol cơ bản lần đầu tiên ở độ tuổi 20 và sau đó ít nhất 4-6 năm thực hiện một lần. Trường hợp có biểu hiện rối loạn mỡ máu, cần kiểm tra thường xuyên hơn để kiểm soát các thành phần mỡ máu ở mức an toàn.
Trường hợp bị tăng mỡ máu, tăng huyết áp hoặc tiểu đường, cần dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, kết hợp thay đổi lối sống. Riêng người bị rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp có thể bổ sung thêm dưỡng chất chuyên biệt như GDL-5 trong sản phẩm FAZ.
Sản phẩm FAZ - giải pháp hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch từ thiên nhiên
Tinh chất thiên nhiên này được các nghiên cứu khoa học chứng minh về công dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa thụ thể LDL-cholesterol, hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-c (cholesterol xấu) và giảm triglyceride (cholesterol trung tính), từ đó giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Nhờ đó điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch từ gốc.
Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch hiệu quả cần tuân thủ 2 nguyên tắc “vàng” là duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, nên chủ động bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu, ngăn chặn xơ vữa, thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giảm tổn thương tim và hệ thống tim mạch.
Mọi người cũng có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm thông qua thang điểm SCORE2: https://faz.com.vn/du-doan-nguy-co-mac-benh-tim-mach.html
FAZ - Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH
Mua FAZ với giá nhà thuốc, ship toàn quốc
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Website: https://faz.com.vn/
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889
FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch
ECOGREEN chủ động chăm sóc sức khỏe
Bạn muốn nhận thông tin từ các chuyên gia để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp tư vấn sức khỏe chuyên khoa
Nhằm giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Thiếu máu - Nhồi máu cơ tim, …
Hoạt động Cộng đồng
Faz hân hạnh tài trợ Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 năm 2014
Sự kiện này đã thu hút hơn 2.000 đại biểu tham dự, đánh dấu sự phát triển của ngành Tim mạch Việt Nam...