Mua Faz

Thực đơn cho người bệnh tim như thế nào là khoa học?

01:11 24/11/2022

Với một người bệnh tim mạch, chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều cholesterol, chất béo, muối,… sẽ khiến bệnh dễ trở nặng. Vì thế, ngoài việc sử dụng thuốc và các can thiệp từ y tế, thì thực đơn cho người bệnh tim đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa, điều trị và ngăn bệnh tiến triển.

Thực đơn cho người bệnh tim

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh tim như thế nào?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng, huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu,… Đây đều là những yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe tim mạch.

Cụ thể, một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ăn quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp. Lạm dụng đồ uống có cồn, cà phê có chứa các chất ức chế thần kinh sẽ gây hại trực tiếp lên cơ tim, khiến tình trạng bệnh sẽ ngày càng xấu đi…

Ngược lại, nếu có một chế độ ăn uống cho người bệnh tim khoa học sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra, hơn ⅔ số ca tử vong do bệnh tim trên toàn thế giới có thể được ngăn ngừa bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Người ta cũng ước tính, có thể tránh được 6 triệu ca tử vong nhờ chế độ ăn uống khoa học.

Như vậy, đối với người bệnh tim mạch, thực phẩm giống như con dao 2 lưỡi, một mặt có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng, mặt khác có thể khiến bệnh trở nặng. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm trước khi nạp vào cơ thể để xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch.

Cách lên thực đơn cho người bệnh tim, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tim, bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc dinh dưỡng sau:

1. Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào

Lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể bao nhiêu cũng quan trọng như việc bạn ăn gì. Ăn quá nhiều vừa tạo gánh nặng cho dạ dày, vừa dễ gây tăng cân, một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Để kiểm soát tình trạng này, bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ (khoảng 1500 – 2000 calo/ngày), ăn chậm, nhai kỹ.

Ngoài ra, người bệnh tim mạch nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để kiểm soát lượng đường trong máu và đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.

Xem thêm

2. Ăn nhiều rau và trái cây

Rau và trái cây ngoài chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch, còn rất giàu chất xơ góp phần làm giảm mức cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn có lượng calo thấp, giúp bạn cắt giảm những loại thực phẩm có lượng calo cao trong các bữa ăn hằng ngày. Theo đó, mỗi ngày bạn cần ăn khoảng 500 gam rau củ và trái cây.

3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chứa chất xơ dồi dào cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn người bệnh tim bằng cách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế (bao gồm bột mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng, bánh quy, bánh nướng, mì sợi, mì ống,…).

4. Hạn chế chất béo không lành mạnh

Hạn chế ăn chất béo xấu, bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là một bước quan trọng để giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, cải thiện triệu chứng bệnh tim mạch. Bạn có thể cung cấp chất béo cho cơ thể bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn (như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương) và chất béo không bão hòa đa (được tìm thấy trong cá hồi, cá thu, hạt lanh, quả óc chó).

5. Chọn nguồn protein ít chất béo

Thịt nạc, thịt gia cầm (bỏ da), cá, trứng và các sản phẩm từ sữa ít béo là những nguồn cung cấp protein tốt mà bạn nên lựa chọn đưa vào thực đơn cho người bệnh bệnh tim. Ngoài ra, protein có nguồn gốc thực vật như đậu lăng, đậu hà lan, đậu nành,… cũng là nguồn protein tốt, ít chất béo và không chứa cholesterol, có thể thay thế cho thịt.

6. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều muối Natri có thể gây tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy, chế độ ăn cho người bệnh tim cần giảm lượng muối nêm vào thức ăn khi chế biến và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một người khỏe mạnh không nên dung nạp quá 2.300mg Natri (tương đương 5g muối ăn) mỗi ngày, riêng người bị bệnh tim mạch không dược nạp quá 1.500mg Natri (tương đương 3.5g muối ăn) mỗi ngày.

7. Lựa chọn đúng loại carbohydrate

Tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch còn hơn cả chất béo xấu. Do đó, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tim cần lưu ý lựa chọn đúng loại carbohydrate. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như bột yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa, khoai lang để bổ sung chất xơ và kiểm soát lượng đường trong máu.

8. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống đủ nước giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và ăn ít hơn. Không chỉ người bệnh tim mạch mà một người bình thường cũng cần nạp đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế chất lỏng.

9. Lên kế hoạch trước thực đơn hàng ngày

Sau khi đã nắm được các nguyên tắc về chế độ ăn uống tốt cho bệnh tim mạch, bạn có thể lên kế hoạch thực đơn và áp dụng vào thực tế. Khi lên thực đơn cho người bệnh tim, bạn nên thay đổi các loại thực phẩm tiêu thụ trong ngày và giữa các ngày trong tuần, thay đổi cách chế biến, để bữa ăn đa dạng, đồng thời giúp tăng cảm giác thèm ăn, không gây nhàm chán.

Ngoài ra, cách làm này cũng giúp đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách lên thực đơn cho người bệnh tim

Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim là việc làm cần thiết

7 loại thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho tim mạch bạn có thể tham khảo để thêm vào chế độ ăn cho người bệnh tim.

1. Cải bó xôi, cải xoăn

Cải bó xôi chứa rất nhiều phytochemical, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là folate, sắt và magie). Trong khi đó, cải xoăn ít calo nhưng chứa rất nhiều vitamin (K, A, C), folate, mangan, canxi và chất xơ. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho tim mạch. Vì vậy, bạn nên thêm chúng vào thực đơn cho người bệnh tim để giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

2. Măng tây

Măng tây là một nguồn folate tự nhiên, có thể giúp ngăn chặn một loại axit amin có tên là Homocysteine tích tụ ​​trong máu, nhờ đó hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ.

3. Đậu

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu lăng có thể giúp làm giảm đáng kể mức lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu. Chúng còn chứa nhiều chất xơ, protein và chất chống oxy hóa polyphenol có lợi cho tim và sức khỏe.

4. Quả bơ

Bơ rất giàu axit béo không bão hòa đơn, vitamin và phytochemical hoạt động như chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tim và các bộ phận khác của cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần nên ăn bơ 3 – 4 lần, một lần nửa quả là đủ.

5. Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,….rất giàu protein và axit béo omega-3 có lợi cho tim nhưng lại ít chất béo bão hòa. Vì vậy, những người bị bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên tăng lượng omega-3 bằng cách ăn cá, để làm giảm tình trạng nhịp tim bất thường và làm chậm sự phát triển của các mảng bám trong động mạch.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 lần các loại cá béo để tốt cho sức khỏe tim mạch.

6. Trứng

Trứng là thực phẩm giàu cholesterol nhưng cũng chứa rất nhiều axit amin tốt cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh tim mạch có nên ăn trứng hay không là chủ đề gây tranh cãi rất lớn. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn trứng có thể làm tăng Apolipoprotein A1 – thành phần của HDL – lipoprotein tỷ trọng cao, có nhiệm vụ vận chuyển mỡ dư thừa trong máu về gan.

Nhờ đó, ăn trứng làm tăng nồng độ HDL trong máu, giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, một tuần bạn chỉ nên ăn tối đa ăn 3 quả trứng.

7. Thịt gia cầm

Thực đơn cho người bệnh tim mạch nên hạn chế đến mức thấp nhất sự có mặt của các loại thịt đỏ và thịt mỡ. Thay vào đó nên sử dụng các thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, chim…) để thay thế. Khi chọn thịt, bạn nên ưu tiên loại thịt nạc có ít hơn 10% chất béo. Ngoài ra, bạn nên loại bỏ da để giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần ăn.

thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch nên sử dụng thịt gia cầm không da thay cho thịt đỏ

7 thực phẩm nên hạn chế xuất hiện trong chế độ ăn cho người bệnh tim

Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tim, ngoài quan tâm những loại thực phẩm tốt cho tim, bạn cũng cần hạn chế đưa các những loại thực phẩm có hại cho tim mạch vào trong chế độ ăn uống hằng ngày.

1. Thịt xông khói

Thịt xông khói chứa một lượng lớn calo, chất béo bão hòa và muối có thể làm tăng huyết áp và lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ khi sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm này cũng liên quan đến những vấn đề về tim mạch.

2. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh như pizza, xúc xích, sandwich, hamburger, mì tôm, khoai tây chiên… được xem là “kẻ thù” của bệnh tim mạch. Hàm lượng muối và chất béo bão hòa trong các loại đồ ăn này cực kỳ cao, chúng có thể làm tăng nhanh lượng cholesterol trong máu, gây bất lợi cho tim. Do đó, chế độ ăn uống tốt cho tim mạch thường không có sự hiện diện của thức ăn nhanh.

3. Bánh quy và bánh ngọt

Thành phần chính của bánh quy và bánh ngọt là bột mì trắng và đường nên có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một lượng lớn chất béo chuyển hóa, làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, thúc đẩy tiến triển các bệnh lý tim mạch.

4. Cơm trắng, bánh mì và mì ống

Cơm trắng, bánh mì, mì ống và các loại thức ăn làm từ bột mì trắng là những loại ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ chất xơ, chứa rất ít vitamin và khoáng chất lành mạnh. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành đường, lưu trữ dưới dạng chất béo. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây béo bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

Do đó, khi lên thực đơn cho người bệnh tim mạch bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế.

5. Rượu bia

Uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, làm tăng huyết áp, tăng chất béo trung tính trong máu khiến cho các vấn đề tim mạch tồi tệ hơn. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia nếu đang mắc các bệnh tim mạch.

6. Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp như súp, cháo, cá, thịt… thường là sự lựa chọn của những bạn bận rộn, không có nhiều thời gian để nấu ăn. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp chứa hàm lượng natri và chất béo bão hòa khá cao, có thể đẩy cao con số huyết áp không có lợi cho người bệnh tim.

7. Các loại nước sốt

Thành phần chủ đạo trong những loại nước sốt đại đa số mọi người sử dụng như sốt mayonnaise, tương cà, sốt thịt nướng… là sữa, bơ, muối và đường, những “kẻ thù” của hệ tim mạch.

Thực phẩm nên hạn chế cho người bệnh tim

Nước ngọt, thức ăn nhanh là một trong những thực phẩm người bệnh tim mạch cần tránh

Ngoài những loại thực phẩm nêu trên, thực đơn cho người bệnh tim nên hạn chế thêm các loại thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến, đồ ăn chiên rán, kem, nước ngọt, bơ, dầu thực vật hydro hóa.

Xem thêm

6 cách hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch khoa học

Việc xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống tốt cho bệnh tim mạch là một yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ tuân thủ một chế độ ăn tốt cho tim mạch không là chưa đủ, bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt sang hướng tích cực, kết hợp bổ sung các dưỡng chất điều hòa mỡ máu để nâng cao sức khỏe tổng thể, hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn. Cụ thể:

1. Hoạt động thể chất thường xuyên

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với những bài tập như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… có thể giúp duy trì sự ổn định của huyết áp và nhịp tim, giảm Cholesterol trong máu.

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Theo một số nghiên cứu, thừa cân – béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp lên 12 lần, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường. Ngoài ra, thừa cân – béo phì còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như rối loạn lipid máu, tiểu đường,…

Do đó, nếu bạn đang có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên, vòng bụng lớn hơn 90cm đối với nam và 80cm đối với nữ, hãy tích cực luyện tập thể dục thể thao, thay đổi chế độ ăn uống để cân nặng trở về mức cân đối nếu muốn giữ trái tim khỏe mạnh.

3. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể tác động xấu đến tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian làm việc và sinh hoạt hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, đi dạo, đọc sách, ngủ đủ giấc,… để duy trì cơ thể ở trạng thái thoải mái.

4. Nói không với thuốc lá

Thành phần nicotin có trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ cho trái tim của mình khỏe mạnh, hãy từ bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay nếu có hút thuốc.

5. Kiểm soát huyết áp và đường huyết

Một trong những cách quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh là kiểm soát tốt huyết áp và giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Theo đó, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hay rối loạn mỡ máu, hãy điều trị bệnh sớm để tránh làm tổn thương tim.

Đồng thời, chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể, ngăn ngừa bệnh biến chứng.

6. Chủ động bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu

Theo các nghiên cứu, rối loạn mỡ máu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Rối loạn mỡ máu, làm tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol và hình thành mảng vữa xơ trong lòng mạch, gây hẹp và tắc các động mạch. Mặt khác, khi mảng xơ vữa bị vỡ ra sẽ thúc đẩy hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch đột ngột.

Việc xuất hiện mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng mạch khiến lưu lượng máu và oxy đến tim bị suy giảm, tạo áp lực lớn lên tim, dẫn đến những cơn đau ở ngực. Nguy hiểm hơn, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Do đó, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống tốt cho bệnh tim mạch, người bệnh nên bổ sung thêm những dưỡng chất đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng điều hòa mỡ máu, ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa trên thành động mạch để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch tốt hơn.

Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công hợp chất sinh học GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ. Hợp chất này được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong việc điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…) thông qua các tác động:

  • Điều hòa nồng độ men HMG-CoA reductase, làm giảm sự tổng hợp và tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm sự tổng hợp Cholesterol trong máu.
  • Giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Nhờ đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (Cholesterol “xấu”), đồng thời tăng số lượng HDL-c (Cholesterol “tốt”) trong máu nên giúp kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp.
  • Giúp giảm PCSK9 – một enzyme thủy phân protein chủ yếu được sản xuất ở gan, có khả năng gây phân hủy các LDL-Receptor trên bề mặt tế bào.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, FAZ là sản phẩm đầu tiên chứa hợp chất sinh học GDL-5, được hàng triệu người tin tưởng sử dụng để khắc phục rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

faz- tinh chất cho người bệnh tim mạch

FAZ – Với thành phần GDL-5 chiết xuất 100% từ thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu, hỗ trợ cải thiện bệnh lý tim mạch an toàn, hiệu quả

Tóm lại, để có một trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch tiến triển, ngoài chú trọng đến thực đơn cho người bệnh tim, người bệnh nên chủ động bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu chuyên biệt như FAZ từ sớm để ổn định thành phần mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống.

09:31 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest