Mua Faz

Chẩn đoán xơ vữa động mạch và phương pháp xét nghiệm

Chẩn đoán xơ vữa động mạch thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cách duy nhất để phát hiện sự tồn tại của mảng xơ vữa trên thành mạch. Bằng các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí động mạch có dấu hiệu xơ vữa, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, giúp phòng tránh hiệu quả các biến chứng xơ vữa nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, phình mạch…

Chẩn đoán xơ vữa động mạch

Chẩn đoán xơ vữa động mạch sớm, điều trị kịp thời giúp phòng chống bệnh lý tim mạch

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng bám (cặn mỡ) được tạo thành từ cholesterol, chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin (một chất đông máu có trong huyết tương) bám dính trên thành động mạch, khiến kích thước lòng mạch bị thu hẹp lại.

Theo thời gian, mảng xơ vữa lớn dần có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến tình trạng gián đoạn (giảm hoặc ngưng trệ) tuần hoàn máu trong cơ thể. Đôi khi, các mảng bám xơ vữa vỡ ra, kết dính với tiểu cầu hình thành các cục máu đông, cản trở lưu thông máu.

Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở các động mạch lớn, có áp lực cao như:

  • Động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim): Khi mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch vành có thể tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim…
  • Động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não): Khi động mạch cảnh bị xơ vữa có thể tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu cục bộ (TIA) hoặc đột quỵ (nhồi máu não).
  • Động mạch ngoại vi (động mạch đưa máu đến các chi): Khi mảng xơ vữa ngăn cản dòng máu đến các chi sẽ làm cho tay hoặc chân tê cóng, giảm hoặc mất cảm giác/ vận động, đau tái đi tái lại lúc vận động, thậm chí hoại tử chi.
  • Động mạch thận (động mạch vận chuyển máu đến thận): Khi mảng xơ vữa làm chậm hoặc ngưng quá trình tiếp máu đến thận sẽ khiến chức năng lọc thải của thận suy giảm, dẫn đến suy thận cấp hoặc bệnh thận mạn tính.

Căn bệnh này tiến triển âm thầm, thế nên ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không biết đến sự hiện diện của mảng xơ vữa trong động mạch. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ để tầm soát xơ vữa động mạch là điều vô cùng cần thiết.

Xem thêm

Các yếu tố nguy cơ

Tại thành mạch máu có một lớp tế bào mỏng gọi là nội mô, đảm nhiệm vai trò giữ cho lòng mạch trơn tru, giúp máu lưu thông dễ dàng. Khi lớp nội mạc bị tổn thương, cholesterol xấu sẽ xâm nhập vào thành động mạch và cư ngụ tại đây. Theo thời gian, sự tích tụ cholesterol và một số chất khác trên thành mạch ngày càng lớn, cản trở dòng máu lưu thông trong lòng mạch, gọi là xơ vữa động mạch.

Đây là cơ chế hình thành mảng xơ vữa, còn nguyên nhân chính xác gây xơ vữa động mạch là gì vẫn chưa được xác định cụ thể. Giới chuyên gia chỉ đưa ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này bao gồm:

  • Rối loạn mỡ máu.
  • Huyết áp cao.
  • Béo phì.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
  • Hạn chế vận động thể chất.
  • Hút thuốc lá.

nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Trong đó, rối loạn mỡ máu (mất cân bằng các thành phần mỡ máu) được xem là yếu tố chính dẫn đến xơ vữa động mạch. Do đó, mọi người cần ý thức điều hòa mỡ máu từ sớm để giảm nguy cơ xơ vữa, phòng ngừa bệnh tim mạch.

Xem thêm

Chẩn đoán như thế nào?

Những người ở độ tuổi từ 40 đến 74 được khuyến nghị nên thăm khám xơ vữa động mạch 5 năm một lần. Bác sĩ có thể xác định mức độ rủi ro mắc bệnh của mỗi người bằng cách xem xét các yếu tố như:

  • Tuổi, giới tính và nhóm dân tộc.
  • Cân nặng và chiều cao.
  • Huyết áp và mức cholesterol.
  • Đang hoặc đã từng hút thuốc.
  • Gia đình có người bị bệnh tim mạch.

Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Quá trình thăm khám tổng quát sẽ giúp bác sĩ nhận biết một số dấu hiệu bất thường cảnh báo xơ vữa, bao gồm:

  • Mạch yếu.
  • Huyết áp giảm.
  • Vết thương chậm lành (do lưu thông máu kém).
  • Dùng ống nghe có thể nghe thấy tiếng máu chảy trong động mạch hoặc nhịp đập bất thường của tim.

Cuối cùng, một bài tập đánh giá về hoạt động của tim gọi là “nghiệm pháp gắng sức” sẽ được bác sĩ hướng dẫn người bệnh thực hiện. Bài tập này yêu cầu người bệnh đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp thể dục cố định, trong khi đó bác sĩ sẽ theo dõi hoạt động của tim để tìm ra những vấn đề khác thường ở tim chỉ xảy ra khi vận động thể chất.

Dựa vào kết quả từ các bước chẩn đoán lâm sàng ở trên, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để kết luận chính xác vị trí và mức độ xơ vữa động mạch.

Xem thêm

Những xét nghiệm chẩn đoán xơ vữa động mạch phổ biến

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật xét nghiệm xơ vữa động mạch khác nhau. Tùy thuộc tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp.

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra lượng đường và cholesterol trong máu. Lượng đường và cholesterol cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Một số trường hợp, bác sĩ có thể làm xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) để kiểm tra sự tồn tại của một loại protein do gan sản xuất được đưa vào máu để phản ứng với tình trạng viêm trong động mạch. Biểu hiện của viêm cũng cho thấy, thành mạch máu đang bị xơ vữa.

2. Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG)

Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) là một xét nghiệm đơn giản và không gây đau. Trong quá trình đo điện tâm đồ, các cảm biến (điện cực) được gắn vào ngực, cánh tay hoặc chân và kết nối với một máy để hiển thị hoặc in kết quả.

xét nghiệm chẩn đoán xơ vữa động mạch phổ biến

Điện tâm đồ là xét nghiệm xơ vữa động mạch đơn giản và không đau

Xét nghiệm này cho biết nhịp tim đập có ổn định, chậm hoặc nhanh hơn bình thường hay không. Bên cạnh đó, kết quả điện tâm đồ còn cho thấy những dấu hiệu gợi ý tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu có dấu hiệu tuần hoàn máu giảm, rất có thể có sự cản trở của mảng xơ vữa.

3. So sánh huyết áp ở cổ chân và cánh tay

Phương pháp so sánh huyết áp động mạch ở vùng mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay giúp chẩn đoán xơ vữa động mạch ngoại vi. Sự khác biệt giữa số đo huyết áp của mắt cá chân và cánh tay có thể là do động mạch ngoại vi (động mạch dẫn đến các chi) bị thu hẹp bởi mảng xơ vữa, dẫn đến hiện tượng khác biệt huyết áp ở vùng có mạch máu bị hẹp.

4. Chụp X-quang ngực

Trong hầu hết ca chẩn đoán bệnh tim mạch đều sử dụng phương pháp chụp X-quang ngực. Hình ảnh X-quang thu lại tư thế nghiêng và tư thế trước-sau giúp gợi ý bóng tim, hình dạng và kích thước của tâm nhĩ, tâm thất và hệ mạch phổi..

5. Đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành

Kỹ thuật này sử dụng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra hình ảnh chi tiết của tim. Qua đây, bác sĩ có thể thấy được sự lắng đọng canxi trong thành động mạch. Sự tích tụ của canxi hoặc vôi hóa thành động mạch là một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch hay bệnh mạch vành.

Xét nghiệm đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành không sử dụng thuốc cản quang và chỉ mất khoảng 10-15 phút để hoàn thành. Mặc dù ít rủi ro, nhưng lượng bức xạ từ một lần kiểm tra canxi mạch vành tương đương lượng bức xạ chúng ta tiếp xúc ngoài tự nhiên trong hơn một năm. Chính vì vậy, đối với chị em đang mang thai cần thông báo với kỹ thuật viên để được tư vấn có nên thực hiện loại xét nghiệm này hay không.

6. Thông tim và chụp mạch vành

Một ống mềm, dài và mỏng gọi là ống thông sẽ được đưa thẳng vào mạch máu ở bẹn hoặc cổ tay và dẫn đến tim. Kỹ thuật viên tiêm thuốc nhuộm (chất cản quang) vào ống thông đến động mạch vành.

Chất cản quang giúp các động mạch hiển thị rõ nét trên hệ thống hình ảnh xóa nền. Qua đây, bác sĩ có thể thấy rõ vị trí động mạch vành bị thu hẹp và tắc nghẽn do sự có mặt của mảng xơ vữa.

Tương tự với xét nghiệm xơ vữa động mạch bằng kỹ thuật đo mức độ vôi hóa mạch vành, phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá liệu mạch vành có bị vôi hóa hay không, từ đó dự đoán vấn đề về tim trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ thuật đo mức độ vôi hóa mạch vành không sử dụng chất cản quang như thông tim và chụp mạch vành, nên độ an toàn cao hơn nhưng kết quả lại kém chính xác hơn.

7. Siêu âm Doppler

Kỹ thuật viên sử dụng một thiết bị siêu âm đặc biệt (siêu âm Doppler) để đo kích thước mạch máu và vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau của mạch máu dọc theo động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch ở tay và chân... Các phép đo này sẽ cho thấy tốc độ chảy của dòng máu trong động mạch, đồng thời cũng cho thấy kích thước và tính chất của mảng xơ vữa nếu có. Nếu máu lưu thông chậm, nguy cơ xơ vữa động mạch rất cao.

8. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Đây là công nghệ chẩn đoán hạt nhân tiên tiến, giúp đánh giá lưu lượng máu chảy qua các mạch máu nhỏ của tim. Hình ảnh chụp PET có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh vi mạch vành. Vì sử dụng chất phóng xạ trong quá trình chẩn đoán, nên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng được khuyến cáo không nên thực hiện xét nghiệm này.

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Chụp cắt lớp phát xạ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xơ vữa ở vi mạch

9. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng nhằm thu lại hình ảnh của động mạch chủ bụng. Nhìn vào hình ảnh này có thể thấy rõ tình trạng phình động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong động mạch chủ bụng.

Kết quả của các xét nghiệm là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra kết luận xơ vữa động mạch chính xác nhất cho người bệnh. Để được tiến hành xét nghiệm nhanh chóng bằng những công nghệ hiện đại nhất, người bệnh nên chẩn đoán xơ vữa động mạch tại bệnh viện uy tín.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch tại nhà như thế nào?

Xơ vữa động mạch không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn khởi phát, thế nên việc chẩn đoán tại nhà gần như không khả thi. Mặc dù vậy, một số phép đo liên quan đến cơ thể đã được chứng minh là tương ứng với nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim, bao gồm:

  • Huyết áp.
  • Mức cholesterol trong máu.
  • Mức đường huyết.
  • Chỉ số khối cơ thể.
  • Vòng eo.

(1) CHỈ SỐ BẤT THƯỜNG PHẢN ÁNH NGUY CƠ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

  • Huyết áp: Áp lực máu tâm thu > 140mmHg và/hoặc tâm trương > 90mmHg.
  • Cholesterol trong máu: Cholesterol toàn phần > 6.2 mmol/l, LDL cholesterol > 4.1 mmol/l, HDL cholesterol <1.03 mmol/l, Triglyceride > 2.3 mmol/l.
  • Đường huyết: >126mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc >180mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1-2 giờ sau ăn.
  • Chỉ số khối cơ thể: Từ 25 - 29.9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì.
  • Vòng eo: >89cm (35 inch) đối với nữ giới và 102cm (40 inch) đối với nam giới.

Nếu các phép đo cho kết quả như bảng (1), mọi người cần cảnh giác với nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều quan trọng cần biết là vào thời điểm các triệu chứng dưới đây xuất hiện, có thể mảng xơ vữa đã gây tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng:

  • Đau thắt ngực khi hoạt động mạnh, kèm theo khó thở hoặc mệt mỏi.
  • Khó nói và yếu một bên cơ thể.
  • Đau cơ bắp chân khi đi bộ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dự đoán nguy cơ các biến cố tim mạch do xơ vữa tại nhà thông qua thang điểm SCORE2.

Cách phòng ngừa

Xơ vữa động mạch khó chẩn đoán tại nhà bởi bệnh diễn tiến âm thầm. Hầu hết trường hợp phát hiện bị xơ vữa động mạch là khi xảy ra các biến chứng tim mạch. Vậy nên, đối với bệnh lý nguy hiểm này, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng ngừa để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe càng sớm càng tốt.

Bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì các phép đo (mỡ máu, huyết áp, đường huyết, chỉ số khối cơ thể, vòng eo) trong phạm vi an toàn, chúng ta có thể tránh được hơn 80% rủi ro xơ vữa động mạch. Những điều cần làm ngay hôm nay để ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng

Trong đó, nên tập trung vào trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt và các loại đậu. Đồng thời, nên hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tinh bột tinh chế và rượu.

  • Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất giúp cơ bắp sử dụng oxy hiệu quả hơn cũng như cải thiện lưu thông máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới. Lợi ích này có thể làm giảm huyết áp cao - một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

Hướng dẫn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ chỉ ra rằng, người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút hoặc cường độ 75 phút mỗi tuần với những bộ môn lý tưởng như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy…

  • Bỏ thuốc lá

Những hóa chất độc hại trong thuốc lá làm tăng tình trạng viêm trong động mạch, gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và khiến cho các tiểu cầu trong máu dễ đông lại (hình thành cục máu đông). Nếu muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch, cần bỏ thuốc lá sớm nhất có thể. Đối với người hút thuốc lâu năm, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chiến lược bỏ thuốc lá thích hợp.

  • Bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu

Cùng với lối sống khoa học, mọi người nên bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có khả năng điều hòa mỡ máu như tinh chất GDL-5 trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe FAZ để tăng hiệu quả phòng và cải thiện xơ vữa động mạch.

GDL-5 được chiết suất dựa trên công nghệ sinh học phân tử hiện đại với tác dụng điều tiết men HMG-CoA reductase, làm giảm sự tổng hợp Cholesterol. Hơn nữa, tinh chất thiên nhiên này còn kích thích các thụ thể LDL-cholesterol trên màng tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá Cholesterol giúp tế bào sử dụng Cholesterol hiệu quả. Nhờ đó, giảm số lượng LDL-cholesterol dư thừa và gia tăng HDL-cholesterol trong máu, hỗ trợ điều hòa mỡ máu, ổn định và cân bằng các thành phần mỡ máu. Đây là cơ chế quan trọng trong chiến lược phòng chống rối loạn mỡ máu (mỡ máu cao) từ gốc.

Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên

FAZ giúp điều hòa mỡ máu hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả từ gốc

Duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp bổ sung dưỡng chất điều hòa mỡ máu trong FAZ và theo dõi sát sao các chỉ số ở bảng 1 giúp phòng chống xơ vữa động mạch cùng các biến chứng tim mạch hiệu quả.

Xem thêm

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Chính vì không thể biết chắc chắn bản thân có bị xơ vữa động hay không, thế nên cách duy nhất để phát hiện kịp thời căn bệnh này đó là thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, khi nhận thấy các triệu chứng như đau ngực (đau thắt ngực), đau chân hoặc tê chân, mọi người cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Đây là biểu hiện có tình trạng giảm lưu thông máu liên quan đến mảng xơ vữa.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch sớm có thể ngăn chặn bệnh trở nặng, phòng chống hiệu quả biến cố tim mạch. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh - mọi người nên chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng cách ăn đủ chất, tập thể dục điều độ, bỏ thuốc lá và tăng cường dưỡng chất điều hòa mỡ máu để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

FAZ - Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz phòng ngừa xơ vữa động mạch

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen - Giao toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889


Lộ mặt 3 "thủ phạm" gây các bệnh tim mạch
Huyết áp cao, mỡ máu cao và đái tháo đường là 3 thủ phạm gây ra các biến cố tim mạch. Đây được xem là 3 "sát thủ thầm lặng" chính cần phải chủ động phát hiện và cải thiện sớm.  
Chi tiết
Người cao huyết áp ăn gì, tránh gì?
Một thực đơn với thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.
Chi tiết
Cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có gần 1,3 tỷ...
Chi tiết
Chế độ ăn uống "ngũ sắc" phòng ngừa bệnh tim mạch
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát sức khỏe cho trái tim, phòng ngừa và cải thiện các bệnh tim mạch thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chi tiết
Thủ phạm gây những cơn đau thắt ngực
Động mạch vành có chức năng đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Ở người bình thường và trẻ tuổi, mặt trong của động mạch nhẵn nhụi, đồng nhất một màu vàng nhạt. Khi xơ vữa động mạch...
Chi tiết

FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch

chương trình khách hàng thân thiết faz 2023