Cục máu đông: Nguyên nhân hình thành, triệu chứng và phòng ngừa
Bình thường máu trong cơ thể luôn ở thể lỏng để di chuyển khắp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ nuôi sống cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi dòng máu có thể đặc lại và vón cục - giống như trong quá trình chữa lành vết thương rồi chúng sẽ tự tiêu biến. Tuy nhiên, cục máu đông hình thành trong mạch máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cục máu đông cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan chính như tim, phổi… có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cục máu đông là gì?
Cục máu đông là tình trạng máu chuyển từ thể lỏng sang gel hoặc bán rắn. Tiểu cầu và huyết tương (thành phần của máu) sẽ cùng tham gia vào quá trình ngưng chảy và hình thành nên cục máu đông tại vị trí bị tổn thương.
Việc xuất hiện cục đông máu là bình thường nếu chúng giúp bảo vệ vết thương bên ngoài da, nhưng các cục máu đông có thể nguy hiểm khi chúng xuất hiện bên trong mạch máu và không tự tan ra.
Cục máu đông liên tục tăng dần kích thước nếu không có giải pháp làm tan huyết khối
Nguyên nhân và quá trình hình thành cục máu đông
Các cục máu đông hình thành trong mạch máu còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là:
- Do cơ thể có vết thương hở, dòng máu sẽ tập hợp và đông lại để làm lành vết thương. Cụ thể, khi bạn bị một vết cắt đủ sâu đâm thủng thành mạch máu, các tế bào máu (tiểu cầu) được “triệu tập” rồi lao đến vùng bị tổn thương. Protein hoặc huyết tương có trong chất lỏng của máu kết dính với các tiểu cầu này khiến máu chuyển từ thể lỏng sang gel hoặc bán rắn để ngăn máu chảy ra ngoài. Sau khi cơ thể bạn chữa lành vết thương, cục máu đông sẽ tự tiêu biến.
- Một nguyên nhân phổ biến hình thành cục máu đông được bắt nguồn từ các mảng xơ vữa. Khi cholesterol dư thừa lắng đọng trong lòng mạch và hình thành mảng vữa xơ, các mảng này có thể dày lên theo thời gian hoặc bị nứt, vỡ ra đột ngột và bắt đầu quá trình kết tập tiểu cầu, hình thành cục máu đông. Cục máu đông lúc này có thể hình thành ngay tại mảng xơ vữa bị nứt ra hoặc trôi theo dòng máu tới một động mạch nhỏ hơn, gây tắc động mạch đột ngột.
Cholesterol cao được biết chính là nguyên nhân tạo ra các mảng xơ vữa bám trong động mạch.
- Ngoài ra, cơ thể cũng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông khi có các yếu tố bệnh lý như rung tâm nhĩ, tiểu đường, béo phì, điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone… hoặc có thể là biến chứng sau khi mắc Covid-19. Theo các chuyên gia, các cytokine gây viêm khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm thay đổi chức năng của tiểu cầu, khiến chúng tăng vận động và dễ hình thành cục máu đông. Thống kê tại Trung Quốc và Hà Lan chỉ ra, có khoảng 30% bệnh nhân Covid-19 nặng gặp các biến chứng tắc mạch máu như nhồi máu cơ tim cấp tính, thiếu máu cục bộ cấp tính, tắc mạch phổi, đột quỵ…
Các triệu chứng thường gặp khi bị cục máu đông
Khi các mảng xơ vữa vỡ ra và tạo thành cục máu đông, lúc này các cục máu đông không tự tan ra mà ngày càng tăng dần kích thước và dễ dẫn đến tắc mạch, gây thiếu máu, nhồi máu. Bạn có thể phát hiện bước đầu cục máu đông đang tồn tại trong mạch máu ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thông qua một số biểu hiện.
1. Cục máu đông trong chân/tay
Khi cục máu đông “tạm trú” trong tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân, đây được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng này rất nguy hiểm vì cục máu đông có thể di chuyển đến tim hoặc phổi. Một số biểu hiện khi cục máu đông ở tay/ chân:
- Sưng: Xảy ra trên bề mặt da khi có cục máu đông hình thành bên dưới, đôi khi là toàn bộ chân hoặc cánh tay có thể phồng lên.
- Thay đổi màu sắc: Đột ngột nhìn thấy da xuất hiện những vùng màu đỏ hoặc xanh cũng là một dấu hiệu cảnh báo chân/ tay đang có cục máu đông “ẩn náu” trong da.
- Đau đớn: Khi cục máu đông to hơn và làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, có thể sẽ gây ra cảm giác đau. Cơn đau diễn tiến từ âm ỉ đến đau dữ dội, đôi lúc là cơn đau nhói ở chân, thậm chí ở cánh tay.
- Bề mặt da nóng ấm: Da xung quanh các khu vực có cục máu đông tích tụ thường ấm hơn các vùng da khác.
- Khó thở: Nếu điều này xảy ra, có thể huyết khối đã di chuyển từ cánh tay hoặc chân đến phổi. Nghiêm trọng hơn là khiến người bệnh bị ho nặng, đau ở ngực, chóng mặt và thậm chí là ho ra máu.
- Chân bị chuột rút: Nếu cục máu đông ở bắp chân hoặc cẳng chân, bạn có thể cảm thấy mình bị chuột rút.
- Phù nề rỗ ngoại vi: Huyết khối tĩnh mạch có thể gây tích nước (phù nề) ở tay hoặc chân. Vì vậy, vùng da bị phù nề khi ấn vào có thể gây ra hiện tượng lúm đồng tiền hoặc rỗ xuất hiện trong vài giây.
- Các tĩnh mạch tại chân và tay bị sưng, đau khi chạm vào.
Huyết khối biểu hiện rõ rệt tại vùng cơ thể bị chấn thương và làm thay đổi màu da tại vị trí đó.
2. Cục máu đông trong tim/ phổi
- Cục máu đông trong tim sẽ gây ra các triệu chứng của cơn đau tim như đau tức ngực, đổ mồ hôi, đau lan xuống cánh tay trái, nghiêm trọng hơn là gây ra khó thở.
- Cục máu đông trong phổi bắt nguồn từ việc một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân có mảng xơ vữa bị vỡ ra và di chuyển đến phổi.
Trong y khoa, tình trạng này được gọi là thuyên tắc phổi (PE), một tình trạng cực kỳ nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh:
- Cảm thấy khó thở hoặc khó thở
- Đau ngực và ho dữ dội
- Đổ mồ hôi kèm theo cảm thấy chóng mặt.
Cục máu đông là mối hiểm họa to lớn cho sức khỏe, đặc biệt là có thể gây nhồi máu cơ tim
3. Cục máu đông trong bụng
Xuất hiện cục máu đông trong bụng là do xuất huyết từ ruột. Nguyên nhân xuất hiện ổ bụng được tìm thấy là do viêm túi thừa, bệnh gan, hoặc do dùng thuốc tránh thai quá liều.
Nếu bạn gặp các vấn đề dưới đây, có thể bụng bạn đã có cục máu đông:
- Buồn nôn
- Đau dữ dội ở bụng, có thể nặng hơn sau khi ăn
- Bệnh tiêu chảy
- Phân có máu
- Luôn có cảm giác đầy hơi
4. Cục máu đông trong não
Cục máu đông trong não thường hình thành do hiện tượng lắng đọng của cholesterol lên thành mạch máu, sau đó hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông và di chuyển lên não. Ngoài ra, khi đầu bị va chạm mạnh hoặc chấn thương gây ra xuất huyết trong cũng làm hình thành cục máu đông.
Theo dõi các triệu chứng sau sẽ giúp người bệnh phát hiện cục máu động sớm hơn:
- Xuất hiện vấn đề với tầm nhìn hoặc giọng nói
- Đột ngột xuất hiện cơn động kinh
- Cảm giác yếu đuối toàn cơ thể
5. Cục máu đông trong thận
Dòng máu đi qua thận giúp thận đảm nhận chức năng lọc độc chất, chất thải không tốt từ trong cơ thể ra ngoài. Vì vậy nếu trong thận có cục máu đông có thể ngăn cản quá trình đào thải tạo chất ra khỏi cơ thể. Điều này kéo theo hệ quả nghiêm trọng là gây ra cao huyết áp và suy thận.
Điều này rất nguy hiểm, vì vậy hãy chú ý các triệu chứng sau:
- Đau không rõ lý do ở bên bụng, chân hoặc đùi
- Có máu trong nước tiểu
- Sốt cao, buồn nôn
- Huyết áp cao và khó thở
- Đột ngột phù nề bàn chân.
Các loại cục máu đông thường gặp
Những cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch có xu hướng phát triển chậm. Đó là lý do tại sao nhiều người không biết mình có cục máu đông cho đến khi nó phát triển và gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, có ba loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch: Huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE).
1. Huyết khối tĩnh mạch nông
Đây là một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch gần với bề mặt da. Thông thường chúng không bị phân hủy và di chuyển theo đường máu, nhưng bị cục máu đông có thể gây đau đớn và cần được điều trị.
2. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Đây còn được gọi là “huyết khối tĩnh mạch”. Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính, sâu trong cơ thể và thường xảy ra ở cẳng chân, đùi hoặc xương chậu. Nhưng nó cũng có thể hình thành ở các bộ phận khác của cơ thể như cánh tay, não, ruột, gan hoặc thận.
3. Thuyên tắc phổi (PE)
Nếu không được điều trị, DVT có thể chuyển thành thuyên tắc phổi (PE). Thuyên tắc phổi do cục máu đông là một tình trạng nguy hiểm, cần được can thiệp y tế nhanh chóng. Đây là trường hợp do DVT bị đứt ra và di chuyển theo dòng máu lên chân của rồi đến phổi và bị mắc kẹt lại. Thuyên tắc phổi có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa, giảm nguy cơ cục máu đông hình thành
Những người có cục máu đông thường sẽ không nhận thấy bất thường của cơ thể, trừ khi có biểu hiện ra bên ngoài. Vì lý do đó, điều quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày chính là ngăn ngừa hội chứng máu đông, cũng như giảm các biến chứng nguy hiểm của cục máu đông gây ra cho sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về những gì nên và không nên để phòng ngừa đông máu:
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân khởi phát cho sự hình thành cục máu đông. Bởi thực tế, có đến 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp rối loạn mỡ máu - là một trong những yếu tố nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông.
Thêm nữa, cân nặng dư thừa có liên quan với áp lực bên trong bụng tăng lên, khiến cơ thể nặng nề, ít hoạt động hơn và gây ra các viêm nhiễm lâu dài trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
2. Vận động thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là cách duy trì thể trạng khỏe mạnh và cũng giúp giảm cơ hội phát triển cục máu đông. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên nếu cơ thể không vận động hoặc bất động trong một thời gian dài, nên áp dụng các bài tập luyện từ nhẹ đến trung bình, từ đó giữ được ý chí tập luyện lâu dài hơn so với bắt đầu bằng các bài tập thể dục cường độ cao.
Nếu bạn chưa chắc chắn mức độ hoạt động nào là phù hợp nhất cho mình, bạn có thể tham khảo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Thể dục thể thao vừa giúp giảm cân vừa phòng ngừa mỡ máu - nguyên nhân tạo ra cục máu đông khi có mảng xơ vữa trong động mạch bị vỡ
3. Uống đủ nước
Mất nước được cho là làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Do đó, mỗi ngày bạn cần cung cấp ít nhất 2 lít nước cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ phát triển cục máu đông thì có thể cần nhiều nước hơn nữa.
Một mẹo giúp kiểm tra cơ thể xem có bị thiếu nước hay không là quan sát màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc không màu là bình thường, ngược lại nước tiểu có màu đậm như cam, nâu… nghĩa là bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể. Cung cấp nước đầy đủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
4. Bỏ thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá - ngay cả khi bạn sử dụng một điếu thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Có rất nhiều công cụ để giúp bạn bỏ thuốc lá. Nếu bạn không chắc phương pháp nào phù hợp với mình, hãy trao đổi với chuyên gia y tế về các lựa chọn của bạn.
5. Tránh ngồi lâu một tư thế
Nếu do tính chất công việc ngồi nhiều, di chuyển trên xe hoặc máy bay đường dài buộc bạn phải giữ yên một tư thế trong thời gian dài, thì bạn nên chủ động thay đổi tư thế hoặc đứng dậy thường xuyên hơn.
Đứng dậy và đi lại sau mỗi 1-2 giờ ngồi yên.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh dành lời khuyên cho bạn để tránh hình thành cục máu đông, đó là:
- Tập duỗi chân khi ngồi
- Chuyển động bàn chân bằng cách nâng và hạ gót chân của bạn trong khi vẫn giữ các ngón chân trên sàn
- Thực hiện siết chặt rồi thả lỏng cơ chân giúp lưu thông máu tốt hơn.
6. Theo dõi mức độ natri
Natri có trong muối nên được đưa vào cơ thể thông qua các món ăn và thức uống. Mặc dù natri là một chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt, nhưng khi dư thừa natri sẽ làm tăng huyết áp, gây tổn thương mạch máu và động mạch. Đồng thời, hàm lượng natri quá cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, suy tim và bệnh thận.
Những người bị huyết áp cao nên tiêu thụ ít hơn 7 gam natri mỗi ngày
Chú ý đến mức natri tiêu thụ mỗi ngày là “chìa khóa” để giảm tỷ lệ hình thành cục máu đông. Nồng độ natri quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến các vấn đề về cục máu đông, vì vậy nên khám sức khỏe thường xuyên để được bác sĩ từ vấn mức natri cần cho nhu cầu cơ thể của bạn.
7. Cân nhắc chọn vớ nén cục máu đông
Vớ nén giống như tất chân hoặc quần tất, nhưng chúng được làm từ một một loại vải đàn hồi được thiết kế để ôm khít quanh mắt cá chân, chân và đùi và chức năng là nén cục máu đông. Áp lực do vớ nén tạo ra sẽ đẩy chất lỏng lên chân, giúp máu lưu thông tự do từ chân về tim. Vớ nén không chỉ cải thiện lưu lượng máu mà còn giảm sưng và đau. Vớ nén đặc biệt được khuyên dùng để ngăn ngừa DVT vì áp lực ngăn máu đọng lại và đông máu.
8. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc là biện pháp ngăn hình thành cục máu đông, làm tan cục máu đông hiện có hoặc ngăn không cho chúng phát triển thêm. Các nhóm thuốc được chỉ định bao gồm: thuốc làm loãng máu, thuốc ức chế thrombin và thuốc làm tan huyết khối.
Thuốc làm loãng máu là loại thuốc có tác dụng ngăn hình thành cục máu đông. Thuốc này cũng ngăn các cục máu đông phát triển kích thước ngày một lớn hơn. Các cục máu đông trong động mạch, tĩnh mạch và tim có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và tắc nghẽn. Một số loại thuốc có thể kể đến như:
- Apixaban (Eliquis)
- Dabigatran (Pradaxa)
- Edoxaban (Savaysa)
- Heparin
- Rivaroxaban (Xarelto)
- Warfarin (Coumadin)
Một số loại thuốc ngăn các tiểu cầu truyền tín hiệu cho nhau kết dính vào nhau, bao gồm:
- Aspirin
- Clopidogrel (Plavix)
- Dipyridamole (Persantine)
- Prasugrel (Effient)
- Ticagrelor (Brilinta)
- Ticlopidine (Ticlid)
Các loại thuốc làm tan huyết khối được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng là alteplase, streptokinase và tenecteplase sẽ kích hoạt protein phá vỡ các sợi fibrin.
Một số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE) có thể sẽ được can thiệp phẫu thuật bằng cách gắn một bộ lọc bên trong tĩnh mạch hỗ trợ đưa máu về tim. Bộ lọc này có tác dụng trong việc ngăn chặn các cục máu đông di chuyển đến phổi. Hay biện pháp loại bỏ cục máu đông cơ học, còn được gọi là tiêu huyết khối cơ học, có thể được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ.
Lưu ý, việc lựa chọn phương pháp nào, sử dụng liều lượng thuốc, thành phần ra sao… thì bệnh nhân cần được bác sĩ điều trị chỉ định cụ thể theo từng yếu tố nguy cơ phát triển cục máu đông.
9. Hoạt chất thiên nhiên hỗ trợ ngăn hình thành cục máu đông
Bên cạnh các loại thuốc điều trị giúp ngăn/ làm tan cục máu đông, xu hướng hiện đại hiện nay là kết hợp sử dụng các hoạt chất thiên nhiên có khả năng điều hòa mỡ máu, giảm hình thành mảng xơ vữa - yếu tố làm tăng hình thành cục máu đông phổ biến hiện nay.
Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra tinh chất GDL-5 - tên khoa học của một nhóm Cosanol (Policosanol) hiện có trong sản phẩm FAZ. Đây là một hợp chất sinh học có nguồn gốc thiên nhiên, được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử đặc biệt giữ lại 5 thành phần: Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol, Hexacosanol. Tinh chất quý trong FAZ có tác dụng vượt trội với việc điều hòa mỡ máu, chống ngưng kết tiểu cầu, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông trong mạch máu.
Nhờ khả năng điều hòa mỡ máu vượt trội, FAZ giúp hỗ trợ ngăn ngừa hình thành xơ vữa và cục máu đông trong lòng mạch
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, GDL-5 giúp giảm ngưng kết tiểu cầu 14.5% với Arachidonic acid, giảm 24.1% nguy cơ ngưng kết tiểu cầu với ADP và giảm 41.1% với Collagen. Với tác dụng điều hòa mỡ máu, GDL-5 cũng đã được minh chứng tác dụng rõ rệt khi giảm đáng kể các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-c (Cholesterol xấu), Triglyceride và tăng HDL-c (Cholesterol tốt).
Theo các chuyên gia, từ sau tuổi 30, nhiều người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông khi mắc các bệnh lý như mỡ máu cao, tăng huyết áp, sỏi mật, béo phì, tiểu đường, nhồi máu cơ tim… FAZ với tinh chất GDL-5 thiên nhiên quý giá, an toàn cho cơ thể, rất phù hợp khi dùng để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cho những người có các bệnh lý trên, kể cả những bệnh nhân hậu nhiễm Covid-19.
FAZ - Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH
Thành phần và công dụng:
FAZ với thành phần thiên nhiên GDL-5 (Policosanol) hỗ trợ điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó giúp hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, đặc biệt giảm LDL-C (Cholesterol “xấu”), giảm triglyceride
- Giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.
* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889
FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch
ECOGREEN chủ động chăm sóc sức khỏe
Bạn muốn nhận thông tin từ các chuyên gia để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp tư vấn sức khỏe chuyên khoa
Nhằm giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, Tăng huyết áp, Thiếu máu - Nhồi máu cơ tim, …
Hoạt động Cộng đồng
Faz hân hạnh tài trợ Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 năm 2014
Sự kiện này đã thu hút hơn 2.000 đại biểu tham dự, đánh dấu sự phát triển của ngành Tim mạch Việt Nam...