Mua Faz

Thiếu máu cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

Tim có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bơm máu đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo chức năng này, cơ tim cũng cần được cung cấp dinh dưỡng và oxy đầy đủ thông qua hệ thống mạch vành. Khi nguồn cung cấp này bị gián đoạn, tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra sẽ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, khiến tim bị hoại tử và tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Vậy do đâu mà cơ tim bị thiếu máu? Làm thế nào để nhận biết tình trạng thiếu máu cơ tim đang đe dọa sức khỏe? Bài viết sau sẽ là lời giải đáp!

Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng xảy ra khi lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết để thực hiện hoạt động co bóp tống máu. Lượng máu đến tim giảm có thể do sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần động mạch vành, gây rối loạn chức năng mạch máu ở các nhánh nhỏ của động mạch. Tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra thường xuyên khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc quá phấn khích.

Theo thời gian, nếu cơ tim không được cung cấp đủ máu dẫn đến diễn tiến nặng, gây tổn thương cơ tim và làm suy giảm chức năng tim. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim và gây tử vong đột ngột.

thiếu máu cơ timThiếu máu cơ tim là “con đường ngắn nhất” dẫn đến nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim thường tiến triển từ từ, theo quá trình hình thành mảng xơ vữa. Theo các chuyên gia Tim mạch, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Dựa vào cách thức tác động, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

1. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thiếu máu cơ tim

- Do tình trạng xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim. Khi các mảng vữa xơ tích tụ ngày càng dày trong lòng động mạch vành sẽ khiến lòng mạch bị thu hẹp lại, lưu lượng máu đi nuôi tim bị suy giảm và gây tình trạng thiếu máu.

Điều đáng nói, rối loạn mỡ máu (đặc biệt là tăng cholesterol “xấu” LDL-c và triglyceride) là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa, làm hẹp các động mạch cung cấp máu nuôi tim. Chuyên gia lý giải, khi LDL-c bị dư thừa trong máu sẽ di chuyển và chui vào lớp dưới nội mạc. Tại đây, các đại thực bào (chuyển dạng từ các bạch cầu đơn nhân trong dòng máu) sẽ đến và “ăn” các LDL-c và trở thành các tế bào bọt tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên, tạo nên các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ timXơ vữa động mạch là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

- Sự xuất hiện các cục máu đông: Cục máu đông hình thành khi các mảng xơ vữa bị vỡ, lớp dưới nội mạc được lộ ra và tiếp xúc với tiểu cầu, kích hoạt quá trình ngưng kết tiểu cầu và tạo cục máu đông. Những cục máu đông này di chuyển trong mạch máu sẽ làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tim và làm giảm lượng máu được bơm đến tim, khiến cơ tim bị thiếu máu đột ngột và khởi phát cơn nhồi máu.

- Co thắt động mạch vành: Một số ít trường hợp, nguyên nhân thiếu máu cơ tim là do co thắt động mạch vành. Cụ thể, sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành sẽ làm suy giảm lượng máu và ngăn chặn dòng chảy của máu cung cấp đến cơ tim.

2.  Nguyên nhân gián tiếp

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên, thiếu máu cơ tim còn có thể do một số nguyên nhân gián tiếp như:

- Tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xơ vữa động mạch và tổn thương đến các động mạch vành của tim.

- Ít vận động thể lực: Điều này dễ dẫn đến tăng lượng mỡ, cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ bị thiếu máu cục bộ cơ tim.

- Béo phì, bị bệnh tiểu đường: Yếu tố hàng đầu khiến cholesterol trong máu tăng cao.

- Hút thuốc: Đây là một trong những nguyên nhân hình thành xơ vữa động mạch và gây thiếu máu cơ tim.

nguyên nhân gián tiếp: tăng huyêt ápTăng huyết áp là một trong những yếu tố làm xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến thiếu máu cơ tim

Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim

Hầu hết thiếu máu cơ tim ở giai đoạn đầu tiến triển âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn, lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, người bệnh có thể trải qua một số triệu chứng dưới đây:

1. Triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Vị trí đau thường là vùng ngực trái trước tim và sau đó có thể lan ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay trái. Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện dưới 2 dạng:

• Đau thắt ngực ổn định:

Cơn đau thắt ngực này xuất hiện rõ rệt nhất khi gắng sức (nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim tăng lên) như gắng chơi thể thao, gắng sức khiêng vác vật nặng…. Cơn đau có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch.

• Đau thắt ngực không ổn định:

Đau thắt ngực xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc trong lúc ngủ. Tình trạng đau này không liên quan đến hoạt động gắng sức và sử dụng thuốc giãn mạch cũng không đáp ứng.

Các chuyên gia Tim mạch chia sẻ thêm, tình trạng đau thắt ngực không ổn định nguy hiểm hơn so với đau thắt ngực ổn định và đây là nguyên nhân chính gây ra cơn nhồi máu cơ tim, cướp đi sinh mạng của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ timĐau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung

2.  Triệu chứng thiếu máu cơ tim không điển hình

- Ăn uống không tiêu, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn

- Thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Khó thở, cảm giác ngột ngạt, thở hụt hơi như thiếu oxy để thở

- Tim đập nhanh, người bệnh có cảm giác hồi hộp, bồn chồn và đôi khi cảm giác có tiếng phi ngựa trong lồng ngực.

Cảnh báo dấu hiệu nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim

Có thể nói rằng, thiếu máu cơ tim là “con đường ngắn nhất” dẫn đến nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm thông qua một số thay đổi của cơ thể như:

- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Tâm trạng bồn chồn, lo âu có thể xuất hiện trong vài tuần và có thể tăng dần trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

- Xuất hiện cơn đau lưng, vai, đau hàm, tê cánh tay hoặc ngứa ran, sưng phù cánh tay.

- Đau ngực, chóng mặt, hoa mắt đôi khi giảm nhận thức, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ.

- Rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng…

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, người bệnh sẽ phải đứng trước nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng như:

- Nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Cụ thể, khi mảng xơ vữa bị bong ra, hình thành các cục huyết huyết khối sẽ gây nghẽn mạch.  Khi huyết khối đủ lớn sẽ làm các động mạch hoặc nhánh bị tắc nghẽn đột ngột gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?Các mảng xơ vữa bị bong ra, hình thành các cục huyết huyết khối sẽ gây nghẽn mạch

- Rối loạn nhịp tim: Biến chứng đáng sợ nhất là rung tâm nhĩ và rung tâm thất. 2 biến chứng này dễ gây ra suy tim, đột tử tim, đột quỵ.

- Đột quỵ: Các cục máu đông hình thành nhiều có thể di chuyển lên não và có thể ngăn máu về não, gây chết mô não và biến chứng tàn tật hoặc tử vong.

- Suy tim: Đây là hệ quả tất yếu khi tim không đủ năng lượng nhưng vẫn nỗ lực để cung cấp máu cho cơ thể.

Cách chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu cơ tim ở mức độ nhẹ hay nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Bệnh nhân thiếu máu cơ tim thường bị rối loạn chuyển hóa. Do đó, người bệnh cần xét nghiệm đường huyết khi đói, kiểm tra mỡ máu, men gan… Đặc biệt, xét nghiệm máu để đo cholesterol, triglycerid và các yếu tố khác.
  •  Điện tâm đồ: Bác sĩ sẽ gắn các điện cực để ghi lại hoạt động điện của tim bạn. Nhờ đó, bác sĩ chẩn đoán sớm những biến đổi biểu hiện trên điện tim cũng như các rối loạn nhịp tim.
  •  Chụp cắt lớp vi tính (MSCT): Kỹ thuật này sử dụng thuốc cản quang giúp bác sĩ tính điểm vôi hóa mạch vành nhờ đó có thể thấy hình ảnh mạch vành.
  •  Dấu ấn sinh học (Troponin): Phương pháp này giúp phân biệt được hội chứng động mạch vành cấp và các bệnh lý về tim khác.
  •  Siêu âm Doppler tim: Siêu âm tim bằng phương pháp Doppler giúp xác định bất thường vận động vùng nghi do bệnh mạch vàng và đánh giá phân suất tống máu thất trái để xác định nguy cơ và đánh giá chức năng của tâm trương thất trái.

Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim

1. Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định trong điều trị thiếu máu cơ tim cho người bệnh. Một số thuốc và nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Aspirin.
  • Nhóm nitrat.
  • Nhóm chẹn beta.
  • Nhóm chẹn kênh canxi.
  • Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi).
  • Ranolazine (Ranexa).

**Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và loại thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Phương pháp điều trị thiếu máu cơ timDùng thuốc để điều trị thiếu máu cơ tim cần phải tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và loại thuốc

2.  Phẫu thuật

Khi bệnh nhân thiếu máu cơ tim nghiêm trọng mà việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật can thiệp bao gồm:

- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Đây là phương pháp sử dụng một đoạn mạch từ bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một cành ghép, cho phép máu lưu thông xung quanh phần động mạch vành bị tắc.

- Nong và đặt stent: Bác sĩ sử dụng một ống thông mỏng vào phần hẹp trong động mạch. Sau đó, sử dụng một sợi dây, một bóng nhỏ để luồn vào khu vực hẹp và bơm căng để mở rộng động mạch. Cùng với một cuộn dây lưới thép nhỏ (gọi là stent) được đưa vào để giữ cho động mạch luôn mở giúp máu lưu thông tốt hơn.

- Phương pháp điều trị cơ học hiện đại: Với phương pháp này được áp dụng khi tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng hơn và khi đã sử dụng các phương pháp khác không hiệu quả.

3.  Thay đổi lối sống

Lối sống khoa học là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe. Thay đổi những thói quen xấu và xây dựng lối sống lạnh mạnh không những giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Cụ thể:

- Từ bỏ thuốc lá

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau quả, trái cây trong thực đơn hàng ngày; Hạn chế ăn nhiều chất béo bão hòa...

- Kiểm soát các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp.

- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

- Vận động cơ thể thường xuyên

- Giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi

HỖ TRỢ CẢI THIỆN BỆNH THIẾU MÁU CƠ TIM BẰNG HOẠT CHẤT THIÊN NHIÊN

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim là do xơ vữa động mạch và cholesterol là nguyên nhân chính làm xuất hiện các mảng xơ vữa. Tuy nhiên, chỉ có 20% lượng cholesterol là từ các bữa ăn hằng ngày, còn đến 80% là do cơ thể tự tổng hợp. Do đó, dù không dung nạp nhiều thực phẩm giàu cholesterol nhưng mỗi người vẫn có nguy cơ rối loạn mỡ máu và gây xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim nhồi máu cơ tim.

Những năm gần đây, giải pháp điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu bằng GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) được các nhà khoa học Mỹ chứng minh giúp làm chậm tiến triển mảng xơ vữa và làm giảm sự phát triển bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Cụ thể, GDL-5 làm tăng sự hình thành các LDL-Receptor tế bào, tăng gắn kết các LDL-c vào Receptor, từ đó cải thiện việc vận chuyển LDL-c vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá Cholesterol giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (Cholesterol “xấu”), đồng thời tăng hoạt động HDL-c (Cholesterol “tốt”) trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu.

faz hỗ trợ cải thiện bằng hoạt chất thiên nhiê

Để cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh bạn có thể bổ sung sản phẩm FAZ của Mỹ, đây là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có chứa GDL-5, được chứng minh tác dụng hỗ trợ điều hòa mỡ máu, cải thiện các bệnh lý tim mạch, hỗ trợ kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lâu dài với liều dùng đơn giản, chỉ 1 viên mỗi ngày.

faz hỗ trợ kiểm soát bệnh tim mạch

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen - Giao toàn quốc

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim

Không khó để phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim. Các chuyên gia chỉ ra “các gạch đầu dòng” mà bạn cần thuộc lòng để chủ động phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý về tim khác:

- Tầm soát tim mạch định kỳ

- Không hút thuốc lá và tránh ra khói thuốc lá

- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và giảm cân nếu đang thừa cân

- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức và đều đặn

- Xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây, hoa quả và hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà muối...

- Kiểm soát đường huyết và lipid máu

- Ngủ đủ giấc (7-8h mỗi ngày)

- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích

Chế độ ăn uống dành cho người thiếu máu cơ tim

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là yếu tố góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu cơ tim gồm các thực phẩm giàu vitamin axit folic và sắt. Cụ thể:

- Cải bó xôi: Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

- Củ cải đường: Củ cải đường có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu giúp cung cấp oxy cho các bộ phận của cơ thể.

- Bơ đậu phộng: Đây cũng là thực phẩm giàu chất sắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.

- Cà chua: Trong cà chua chứa nhiều vitamin C và lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng.

- Trái lựu: Đây là loại trái cây giàu chất sắt và vitamin C, nhờ đó giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và hỗ trợ điều trị triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi.

- Đậu nành: Là nguồn cung cấp sắt và các vitamin tuyệt vời cho cơ thể.

- Cá biển: Một số loại cá như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển như sò, hàu cũng chứa rất nhiều sắt

- Mật ong: Không chỉ đem lại lợi ích làm đẹp cho cơ thể mà còn giàu chất sắt, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

Chế độ ăn uống dành cho người thiếu máu cơ timĂn uống khoa học và lành mạnh là cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hữu hiệu

Bên cạnh các siêu thực phẩm tốt cho người thiếu máu cơ tim, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

- Ăn ít thịt đỏ: Thay vì ăn các loại thịt đỏ, người bệnh nên chọn các nguồn protein khác như cá, thịt gia cầm không da và đậu.

- Hạn chế muối: Ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ứ nước và làm tăng huyết áp. Để giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi và ăn ít các thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.

- Hạn chế đồ ngọt và chất béo bão hòa: Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì. Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai, gạo lứt và hạn chế đường từ đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas. Đặc biệt, không ăn nhiều thức ăn làm tăng cholesterol trong máu như óc, nội tạng động vật, da gia cầm, lòng đỏ trứng, sữa…

Thiếu máu cơ tim nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thiếu máu cơ tim người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý về tim khác bạn nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh đặc biệt bổ sung sản phẩm FAZ – GIÚP ĐIỀU HÒA MỠ MÁU, HỖ TRỢ KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH.

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen - Giao toàn quốc


Lộ mặt 3 "thủ phạm" gây các bệnh tim mạch
Huyết áp cao, mỡ máu cao và đái tháo đường là 3 thủ phạm gây ra các biến cố tim mạch. Đây được xem là 3 "sát thủ thầm lặng" chính cần phải chủ động phát hiện và cải thiện sớm.  
Chi tiết
Người cao huyết áp ăn gì, tránh gì?
Một thực đơn với thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.
Chi tiết
Cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có gần 1,3 tỷ...
Chi tiết
Chế độ ăn uống "ngũ sắc" phòng ngừa bệnh tim mạch
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát sức khỏe cho trái tim, phòng ngừa và cải thiện các bệnh tim mạch thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chi tiết
Thủ phạm gây những cơn đau thắt ngực
Động mạch vành có chức năng đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Ở người bình thường và trẻ tuổi, mặt trong của động mạch nhẵn nhụi, đồng nhất một màu vàng nhạt. Khi xơ vữa động mạch...
Chi tiết

FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch

chương trình khách hàng thân thiết faz 2023