Mua Faz

Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra lời cảnh báo, hàng năm các bệnh lý tim mạch cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người (chiếm đến 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, việc cần làm là tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý kịp thời từ các chuyên gia FAZ qua bài chia sẻ dưới đây.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị tắc nghẽn đột ngột, gây tổn thương tế bào cơ tim dẫn đến hoại tử cơ tim.

Sự tắc nghẽn này xảy ra do sự tích tụ các mảng bám lâu ngày trong lòng mạch (chủ yếu từ chất béo, cholesterol và một số chất khác) gây xơ vữa động mạch, làm chít hẹp dòng chảy nuôi tim và từ đó, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Các chuyên gia chia sẻ, đây là bệnh lý có nguy cơ tử vong rất cao với 25% bệnh nhân nhồi máu cơ tim chết trong giai đoạn cấp tính, và nhiều người thường tử vong trước khi được cấp cứu. Mặc khác, nếu bệnh nhân được nhập việc điều trị kịp thời cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Loạn nhịp tim, rung thất, thuyên tắc mạch máu, viêm màng ngoài tim, suy tim… Trong đó rung thất là biến chứng nhồi máu cơ tim cấp tính nguy hiểm nhất và có thể gây đột tử.

Nhồi máu cơ tim là tình huống cấp cứu khẩn cấp mà thời gian sống sót được tính trên từng giây. “Thời gian vàng” để cứu cơ tim là trong giờ đầu ngay sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tình trạng tắc nghẽn máu kéo dài trên 3 giờ thì hầu như cơ tim đã tổn thương khó phục hồi, có nguy cơ hoại tử cao dù được tái thông mạch vành.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Các mảng xơ vữa tích tụ ở động mạch chính là tiền đề của cơn nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp tính

Nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim cấp tính là do xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra khi có một mảng xơ vữa ở động mạch bị nứt vỡ và nó thu hút các tiểu cầu bám dính xung quanh và hình thành cục máu đông, gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi tim và khiến cơ tim bị thiếu máu. Các tổn thương không phục hồi bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tắc nghẽn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Điều đáng nói tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Bên cạnh đó, thành mạch cũng trở nên xơ cứng, nội mô thô nhám, dễ hình thành cục máu đông.

Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride (một dạng chất béo mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày) cùng gia tăng, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều là và thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim và lâu dần dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. LDL-c (Cholesterol “xấu”) (chuyên chở cholesterol tới các tế bào của mô, gan, đại thực bào) dư thừa, lắng đọng trên bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch, tạo nên những mảng xơ vữa gây và hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Trong khi đó, loại cholesterol “tốt” là HDL-c lại có chức năng dọn dẹp cholesterol dư thừa trong lòng mạch, nhờ đó giúp giảm hình thành mảng xơ vữa, phòng nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, một số ít trường hợp như đặt stent nong mạch vành qua da (PCI) hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cũng có thể là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp. Cụ thể, cục máu đông có thể hình thành ở các vị trí đặt stent gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành.

Tìm hiểu nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp tính

Trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, lượng máu nuôi tim đã suy giảm. Tuy nhiên, do cơ tim chưa bị tổn thương, nên các biểu hiện không xuất hiện cụ thể, rầm rộ và thường khác nhau ở từng trường hợp.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim. Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài, ngay cả lúc nghỉ ngơi. Cụ thể, người bệnh đột ngột cảm thấy nặng ngực sau xương ức, cảm giác như có vật gì đè lên và kéo dài khoảng từ 5 đến 15 phút. Cơn đau ngực trong nhồi máu cơ tim thường dọc theo cánh tay lên vai, cổ và hàm dưới. Các thuốc giảm đau thông thường không giúp làm giảm đi triệu chứng.

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp tính

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim

Ngoài triệu chứng đau thắt ngực, 95% người may mắn sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim chia sẻ rằng họ cảm thấy một số triệu chứng bất thường khác trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Cụ thể:

- Mệt mỏi: Hầu hết người bệnh có hiện tượng mệt mỏi bất chợt mà trước đây không hề có. Nhiều người chia sẻ, bình thường học có thể đi bộ 25 phút nhưng đột nhiên lại cảm thấy khó thở và mệt mỏi.

- Lo lắng: Triệu chứng này xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

- Đau hoặc tê cánh tay: Triệu chứng này xuất hiện ở 86% trường hợp, cơn đau xuất hiện dữ dội, đôi khi ngứa ran và sưng phù cánh tay.

- Khó thở: Triệu chứng này xảy ra kể cả khi bạn làm những việc cực kỳ đơn giản như đi bộ, leo cầu thang và khó thở cũng lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Buồn nôn, nôn, khó tiêu: Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa.

Ngoài ra, còn có một triệu chứng không thường xuyên như: Đau lưng, vai, đau hàm; chóng mặt; nhức đầu; đổ mồ hôi lạnh; ngất xỉu, choáng váng; lú lẫn; buồn đi cầu…

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Từ sau 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu hình thành mảng xơ vữa và quá trình này có thể diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Người bị huyết áp cao có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn người bình thường

Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như:

- Người bị rối loạn mỡ máu (lipid máu)

- Bệnh nhân bị tăng huyết áp

- Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

- Đái tháo đường

- Người bị viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mãn tắc nghẽn

- Gắng sức quá mức

- Sau chấn thương, phẫu thuật…

- Người tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành

- Người bị viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, vẩy nến, xơ cứng bì…

- Người cao tuổi, nam giới mãn dục hoặc phụ nữ mãn kinh

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị nhồi máu cơ tim

Sống sót sau những cơn nhồi máu cơ tim là điều may mắn, tuy nhiên điều đáng lo ngại là người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đột tử cao trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm phát bệnh. Sau khoảng thời gian trên, nguy hiểm có thể giảm bớt nhưng nhồi máu vẫn để lại những di chứng về sau. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim có thể kể đến như:

Suy tim nặng hoặc sốc tim: Người bệnh khó thở, huyết áp tụt nhanh và cần được thở máy, thuốc vận mạch và dụng cụ hỗ trợ tim (bóng đối xung động mạch chủ),…

Rối loạn nhịp tim: Là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể nhanh hoặc chậm so với tốc độ trung bình nhưng nặng nhất là rung thất rồi đến cơn nhịp tim nhanh thất, làm tăng nguy cơ đột tử.

Suy tim cấp: Khoảng 2 tuần kể từ thời điểm phát bệnh sẽ dễ xảy ra di chứng suy tim, đặc biệt là trong trường hợp bệnh tái phát. Một số triệu chứng nhận biết gồm mạch yếu, đập nhanh, tụt huyết áp, vã nhiều mồ hôi.

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị nhồi máu cơ tim

Những biến chứng của nhồi máu cơ tim để lại có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh

Tai biến: Nhồi máu cơ tim căn bản là do hiện tượng đông máu gây ra. Nếu phần máu đông này di chuyển đến các cơ quan khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ tắc phổi và đột quỵ.

Vỡ tim: Theo thống kê, có đến 10% bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị vỡ tim sau thời gian phát bệnh khoảng 2 tuần. Nguyên nhân là do thất trái thường khiến máu tràn ra ngoài màng tim dẫn đến trụy tim và tử vong.

Hội chứng viêm màng tim: Chỉ có khoảng 3-4% bệnh nhân gặp phải biến chứng này. Biểu hiện thường gặp là những cơn đau vùng xương ức, cảm giác đau đặc biệt khi ho, vận động.

Ngoài ra, nhồi máu cơ tim cấp tính còn gây ra một số biến chứng khác như: Thiếu máu tới cơ tim, vách tim phình to, đau dây thần kinh, thủng cơ tim ở vách liên thất gây thông nối thất trái và thất phải, thủng vách tim ở thành tự do gây tràn máu màng tim hoặc vỡ tim….

Chẩn đoán và xử lý nhồi máu cơ tim cấp tính

Khi các dấu hiệu nhồi máu cơ tim lần lượt xuất hiện, các tế bào cơ tim bắt đầu tổn thương và khó phục hồi sau 30 phút và nguy cơ tử vong cao trong vòng 1 giờ. Hầu hết các phương pháp điều trị chỉ đạt hiệu quả từ 2-4h đầu tiên khởi phát cơn đột quỵ tim. Chính vì thế, sơ cứu đúng cách trong “thời gian vàng” này là yếu tố then chốt của sự sống còn và giảm di chứng cho người bệnh.

Các chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đúng cách:

- Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng quần áo, thắt lưng giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, cần trấn an bệnh nhân, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy căng thẳng.

- Gọi cấp cứu 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Lưu ý, không nên chờ xe cấp cứu đến vì tính mạng người bệnh tính trên từ giây, có thể chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.

- Trong khi chờ cấp cứu, có thể cho bệnh nhân nhai và nuốt một viên aspirin – có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm nguy cơ tổn thương tim. Lưu ý, không dùng aspirin nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp một số động tác sơ cứu sau:

 Ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi – CPR): Động tác này cần tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

Cách ép tim ngoài lồng ngực, để người bệnh nằm lên mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Tiếp đến, chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoang liên sườn 4-5 bên trái, ngay trên xương ức). Sau đó, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/ phút để tăng co bóp tim.

Hô hấp nhân tạo: Phương pháp cấp cứu này giúp người bệnh dễ thở hơn và hỗ trợ thở cho các trường hợp người bệnh bị ngưng thở hay ngưng thở ngắn.

Cách hô hấp nhân tạo: Đầu tiên, đặt bệnh nhân lên mặt phẳng, nới lỏng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, sau đó kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra sau. Tiếp đến, bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần cho đến khi người bệnh lấy lại nhịp thở bình thường.

 * Hết sức lưu ý: Bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu khi đã nắm rõ kỹ thuật và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này.

Cách điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng cấp cứu khẩn cấp. Cơ tim bị hoại tử vì không được cung cấp oxy do tắc nghẽn động mạch vành. Do đó, có thể làm giảm kích thước vùng nhồi máu cơ tim theo 2 cách: Làm tan cục máu đông để khôi phục lưu lượng máu đến nuôi tim và làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim. Cụ thể:

1. Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu

Một số phương pháp điều trị tái lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn trong nhồi máu cơ tim phổ biến hiện nay như:

  • Dùng thuốc: Hầu hết các loại thuốc điều trị đầu tiên cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim là thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-PA), có tác dụng làm tan huyết khối mạch vành và chống kết tập tiểu cầu nhanh và mạnh, đã được chứng minh có thể giảm 20% tỷ lệ tử vong cho người nhồi máu cơ tim. Thuốc này thường sử dụng khi bệnh nhân đến bệnh viện sớm và bệnh viện không có phòng thông tim.
  • Nong mạch vành & đặt stent:  Thường áp dụng với những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp mà điện tâm đồ có đoạn ST chênh lên hoặc block nhanh trái. Bác sĩ sẽ dùng 1 ống thông nhỏ, dài và mềm luồn vào động mạch quay hoặc động mạch đùi hướng vào tim, đi đến động mạch vành. Nhờ ống thông, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang giúp ghi lại hình ảnh mạch vành. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa stent, nong mạch máu rộng ra giúp dòng máu lưu thông dễ dàng. Phương pháp này thực hiện tốt nhất trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện hoặc 12h kể từ khi khởi phát cơn đau thắt ngực và cần được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Nếu thực hiện thành công, có thể giúp khôi phục đến 95% lượng máu lưu thông trong động mạch vành.

Cách điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Việc nong mạch vành, đặt stent thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị hẹp mạch vành trên 70%

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy 1 đoạn máu từ bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân nhằm làm cầu nối phía trước và phía sau vị trí mạch vành bị tắc hẹp. Phương pháp này chỉ được sử dụng can thiệp mạch vành qua da thất bại hoặc có các biến chứng xảy ra như thủng vách liên thất, hở van 2 lá nhiều hoặc rối loạn nhịp thất nghiêm trọng, hẹp mạch vành nặng và kéo dài không thể đặt stent…

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể giúp hạn chế vùng cơ tim bị tổn thương nếu được thực hiện gấp trong vòng 2-3 giờ kể từ khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng, ngoài ra, còn giúp giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

2. Hỗ trợ điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim

Các chuyên gia khoa tim mạch nhấn mạnh, sau cơn nhồi máu cơ tim nếu không có biện pháp, kế hoạch kiểm soát tốt bệnh mạch vành, bạn vẫn có nguy cơ cao bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim và để lại biến chứng trầm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị và chăm sóc lâu dài, cụ thể:

Thay đổi thói quen sống là yếu tố tiên quyết hàng đầu của bệnh nhân nhồi máu cơ tim:

- Duy trì tập luyện thể dục thể thao, các bài tập của người nhồi máu cơ tim phải được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn

- Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia, nước ngọt

 - Không nên ăn mặn, hạn chế ăn thịt mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên xào....

- Tăng cường nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt, ăn nhiều cá đặc biệt là cá biển

- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

- Người bệnh cần uống thuốc và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

- Điều trị tích cực các bệnh lý đi kèm như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu….

Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, hãy “học thuộc lòng” các biện pháp dưới đây từ các chuyên gia Tim mạch:

1. Chế độ ăn uống khoa học

- Tăng cường thực phẩm giàu Omega-3

Theo nhiều nghiên cứu, axit béo Omega-3 có khả năng giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời, Omega-3 còn có tác dụng chống loạn nhịp tim, cải thiện hệ thần kinh tự chủ và hạn chế hình thành các mảng xơ vữa. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên bổ sung Omega-3 vào khẩu phần ăn của mình bằng các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm; các loại hạt như hạt chia, đậu nành để có một trái tim khỏe mạnh.

- Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh

Các loại thực phẩm này giúp cơ thể tạo ra nhiều chất chống oxy hóa và axit nitric, góp phần giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện sự lưu thông máu và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch.

Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả

- Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là gạo lứt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 22% và nguy cơ đột quỵ lên tới 12%. Gạo lứt không chứa nhiều calo mà chứa chất lignan giúp hình thành các tế bào thực vật có chức năng hạn chế các bệnh tim mạch. Đồng thời, gạo lứt còn giúp điều hòa huyết áp, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

- Tránh các loại thức ăn có nhiều chất béo

Ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn chức năng trong lòng mạch từ 6-12h sau khi ăn, rối loạn này dễ dẫn đến co thắt tim. Nếu đã bị xơ vỡ mạch máu có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Do đó, bạn nên hạn chế các đồ ăn chiên rán, các món nấu đông, da gà vịt, thịt mỡ… Bên cạnh đó cũng không nên ăn mặn, các loại thức ăn chứa nhiều muối như dưa cà, dưa chua, mắm tôm, mắm tép…

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8h mỗi ngày và duy trì thời gian ngủ vào một thời gian cố định trước, tốt nhất là trước 23h

- Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vận động 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với các bộ môn như bơi, đi bộ, đi xe đạp… giúp giảm huyết áp, cholesterol và giữ cân nặng ở mức bình thường. Đồng thời, giảm giúp cải thiện nhịp tim, tăng mức hấp thụ oxi, duy trì quá trình lưu thông máu và hạn chế các nguy cơ đột quỵ, suy tim…

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Vận động thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

- Giải tỏa căng thẳng: Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp được các chuyên gia khuyến cáo. Để có được một tinh thần thoải mái, cũng như làm dịu sự căng thẳng, cải thiện tình trạng mất cân bằng trong hệ thần kinh, bạn có thể tập hít thở sâu, thiền hay tham gia một lớp học yoga.

- Từ bỏ thuốc lá: Tránh xa thuốc lá và khói thuốc là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và các bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu bước tiến hiện đại trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Các nhà khoa học đã chỉ ra có đến 80% cholesterol được cơ thể tự tổng hợp nên. Do đó, ngoài chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hạn chế lượng cholesterol dư thừa, thì việc điều hòa cholesterol nội sinh là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí European Heart chỉ ra: việc điều hòa tốt cholesterol trong máu giúp giảm 74% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất thiên nhiên GDL-5 (có tên khoa học là Policosanol), có khả năng vượt trội trong việc điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Đây là một hợp chất sinh học được phân lập và tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, với công nghệ chiết xuất đặc biệt giữ lại 5 thành phần quan trọng như Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol, Hexacosanol. GDL-5 giúp tăng hoạt hóa các LDL Receptor, thúc đẩy khả năng hấp thu, và xử lý lượng cholesterol “xấu” LDL-c một cách hiệu quả ở cấp độ tế bào và tăng số lượng cholesterol “tốt” HDL-c trong máu. Nhờ đó, GDL-5 giúp ngăn cholesterol bám vào thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông trong mạch máu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và tránh nguy cơ tái phát.

faz hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu cơ tim

FAZ với tinh chất GDL-5 thiên nhiên, được chứng minh đem lại hiệu quả điều hòa mỡ máu, nhờ đó phòng ngừa nhồi máu cơ tim từ sớm

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau 12 tuần sử dụng GDL-5, giúp giảm 10% cholesterol toàn phần, giảm 20% LDL-c và tăng 19.7% HDL-c. Đặc biệt, GDL-5 được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn cho cơ thể.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ duy nhất sản phẩm FAZ là có chứa tinh chất thiên nhiên GD-5. Chỉ với 1 viên mỗi ngày sau bữa tối, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học là bạn đã góp phần rất lớn trong việc giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và các bệnh lý nguy hiểm khác ở tim do bệnh rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol gây ra.

Chế độ ăn uống dành cho người bị nhồi máu cơ tim

Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phục hồi và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phục hồi và kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ mà người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn dưới đây:

- 1 tuần đầu tiên: Các món ăn cho người nhồi máu cơ tim cần được nghiền nhuyễn và chia nhỏ thành nhiều bữa (tối đa 6 bữa mỗi ngày) và ăn nhạt hoàn toàn. Thực phẩm nghiền nhuyễn giúp giảm gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ giảm muối giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước ở thận gây phù và tạo áp lực lên hệ tuần hoàn.

- Tuần thứ 2 đến tuần thứ 3: Chế độ ăn giống tuần đầu nhưng thức ăn không cần ăn thức ăn quá nhuyễn. Người bệnh có thể thêm chút muối (khoảng 3g/ ngày). Đồng thời, mỗi ngày không uống không quá 1 lít chất lỏng gồm nước lọc, nước canh, súp, trà…

- Tuần thứ 4: Thức ăn có thể cắt nhỏ thành từng miếng, lượng muối tăng khoảng 5 – 6g/ ngày, chất lỏng quy định khoảng 1,1 lít. Đồng thời, lượng chất béo, chất đạm cũng tăng dần.

1. Nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

- Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích rất giàu axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin K, nitrat giúp ổn định huyết áp, cải thiện chức năng hệ mạch máu.

- Ngũ cốc nguyên hạt hư yến mạch, lúa mì, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch,... đây là nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp tâm thu.

Chế độ ăn uống dành cho người bị nhồi máu cơ tim

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp tâm thu.

- Các loại quả mọng như cam, dâu tây, việt quất, mâm xôi: Chứa nhiều chất oxy hóa, chống lại các tác nhân gây viêm và stress…

- Trái bơ: Bổ sung nhiều chất béo tốt và kali giúp giảm giúp giảm cholesterol, ổn định huyết áp và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa - yếu tố nguy cơ hàng đầu về mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…

- Quả óc chó: Giàu chất xơ, khoáng chất như magie, đồng giúp giảm cholesterol xấu.

- Quả hạnh nhân: Chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp giảm xơ vữa động mạch, hỗ trợ kiểm soát mỡ máu.

- Cà chua: Cà chua chứa hàm lượng lycopen cao giúp tăng cholesterol tốt nhờ đó giảm nguy cơ tim mạch.

- Chocolate đen: Rất giàu flavonoid và chất chống oxy hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch khác.

- Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh...: Giàu chất xơ và omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp và giảm cholesterol xấu.

- Tỏi: Có khả năng tuyệt vời là trong việc ức chế hình thành cục máu đông nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ.

- Các loại dầu thực vật như dầu oliu, đậu nành giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe tim mạch.

2. Nhồi máu cơ tim nên kiêng gì?

- Chất béo trans và chất béo bão hòa

2 loại chất béo này là nguyên nhân chính hình thành nên các mảng xơ vữa. Chất béo trans và chất béo bão hòa có nhiều trong các món ăn vặt như bắp rang bơ, bơ thực vật, đồ đóng hộp và các loại thịt đỏ, thịt gà có da, thực phẩm chiên rán nhiều lần.

- Thực phẩm giàu cholesterol

 Người bệnh nhồi máu cơ tim không được dùng quá 300mg cholesterol/ ngày. Hàm lượng cholesterol cao có 5 nhóm thực phẩm sau:

  • Óc và nội tạng động vật như gan, lòng
  • Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburger
  • Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích
  • Các loại da gia cầm
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

- Thực phẩm giàu muối và đường

Cần duy trì chỉ số huyết áp và lượng đường trong máu ở mức giới hạn bình thường. Điều này rất quan trọng cho việc phục hồi cơ thể sau trận nhồi máu cơ tim. Lượng muối và đường tăng có thể dẫn đến tăng huyết áp và gây áp lực cho tim và thận. Theo khuyến cáo, không dùng quá 2.300mg muối hàng ngày, bạn nên hạn chế thấp hơn với mức 1.500mg.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó, phòng ngừa bệnh là việc làm cần ưu tiên. Bên cạnh, việc thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học bạn nên bổ sung 1 viên FAZ sau bữa ăn với tinh chất thiên nhiên GDL-5 để điều hòa mỡ máu, phòng ngừa hiệu quả nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác

 FAZ - Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz hỗ trợ kiểm soát bệnh tim mạch

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen - Giao toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần Policosanol thiên nhiên (GDL-5) có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, giúp hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889


Lộ mặt 3 "thủ phạm" gây các bệnh tim mạch
Huyết áp cao, mỡ máu cao và đái tháo đường là 3 thủ phạm gây ra các biến cố tim mạch. Đây được xem là 3 "sát thủ thầm lặng" chính cần phải chủ động phát hiện và cải thiện sớm.  
Chi tiết
Người cao huyết áp ăn gì, tránh gì?
Một thực đơn với thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.
Chi tiết
Cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có gần 1,3 tỷ...
Chi tiết
Chế độ ăn uống "ngũ sắc" phòng ngừa bệnh tim mạch
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát sức khỏe cho trái tim, phòng ngừa và cải thiện các bệnh tim mạch thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chi tiết
Thủ phạm gây những cơn đau thắt ngực
Động mạch vành có chức năng đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Ở người bình thường và trẻ tuổi, mặt trong của động mạch nhẵn nhụi, đồng nhất một màu vàng nhạt. Khi xơ vữa động mạch...
Chi tiết

FAZ - Điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp & các bệnh Tim mạch

chương trình khách hàng thân thiết faz 2023