Mua Faz

Mỡ máu cao là gì? Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm

03:16 02/11/2023

Tình trạng mỡ máu cao không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch ngoại biên,… Vậy mỡ máu cao là gì? Mỡ máu tăng cao do đâu? Lời giải đáp nằm trong phần nội dung dưới đây.

mỡ máu cao

Mỡ máu cao là bệnh gì?

Mỡ máu cao là tình trạng tăng cholesterol xấu (lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai thành phần này trong máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch.

Theo thông tin đăng tải trên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), gần 25 triệu người trưởng thành ở Mỹ có tổng mức cholesterol trên 240 mg/dL. Vì thế, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh giảm thức ăn có nhiều hàm lượng LDL-C và tăng sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol tốt (Lipoprotein tỷ trọng cao – HDL). [1]

HDL-C được gọi là cholesterol tốt vì khả năng vận chuyển cholesterol từ các mô và lòng mạch về gan, sau đó đào thải ra ngoài. LDL-C có hại vì vận chuyển cholesterol theo chiều ngược lại, làm đọng mỡ trong lòng mạch máu gây xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, cholesterol cũng là một thành phần rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận của cơ thể như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Cần lưu ý rằng, người gầy cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao nếu lười vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc lạm dụng rượu bia.

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ máu:

  • Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
  • LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
  • HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.
mỡ máu cao là gì

Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Triệu chứng mỡ máu cao là gì?

Tình trạng mỡ máu cao hầu như không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Thông thường, bệnh chỉ vô tình được phát hiện khi xét nghiệm máu định kỳ hoặc đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Trong một số trường hợp, người có mức mỡ máu rất cao có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp làm hình thành các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da.
  • Xuất hiện một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
  • Nổi các cục u ở góc trong của mắt.

Mỡ máu cao nếu không được điều trị sẽ tạo thành các mảng bám tích tụ bên trong mạch máu, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Tình trạng đột quỵ xảy ra do sự gián đoạn lưu lượng máu đến não (mạch máu bị tắc hoặc vỡ), khiến các chất dinh dưỡng và oxy không được cung cấp đến vùng não và tim để các cơ quan này hoạt động bình thường.

Nguyên nhân mỡ máu cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao như lối sống không khoa học, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao,… Tăng mỡ máu được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

Rối loạn mỡ máu nguyên phát thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nguyên nhân do:

  • Đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, LDL, triglyceride hoặc giảm thanh thải cholesterol, LDL, triglyceride.
  • Đột biến gen làm giảm tổng hợp HDL hoặc tăng thanh thải HDL.

Tăng mỡ máu nguyên phát có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành từ rất sớm.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát gây ra mỡ máu cao được chia thành yếu tố sau:

2.1 Yếu tố lối sống

  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga thay vì uống nước lọc.
  • Lười chơi thể dục thể thao và ít vận động.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc đồ uống có cồn khác.
  • Thừa cân, béo phì.
nguyên nhân mỡ máu cao

Ăn uống thiếu lành mạnh, thừa cân, béo phì là nguyên nhân mỡ máu cao

2.2 Yếu tố sức khỏe

Mắc một số bệnh lý nội khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng mỡ máu cao như bệnh thận (hội chứng thận hư, bệnh thận mạn tính), bệnh gan, bệnh nội tiết (suy giáp, hội chứng Cushing, đái tháo đường), lupus….

Ngoài ra, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây mỡ máu cao như thiazid, chẹn beta, retinoid, các thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen và progestin và glucocorticoid.

Biến chứng mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao sẽ dẫn đến sự tích tụ và hình thành các mảng bám bên trong mạch máu, được gọi là xơ vữa động mạch. Tình trạng này nếu để lâu và không được điều trị, mảng bám sẽ càng lớn, khiến các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Những người bị xơ vữa động mạch sẽ đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, tùy thuộc vào mạch máu nào bị tắc nghẽn.

1. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành, còn được gọi là thiếu máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Động mạch vành là mạch máu có chức năng cung cấp máu đến tim. Tim không nhận đủ máu do xơ vữa động mạch sẽ bị yếu đi và hoạt động rối loạn, thậm chí ngừng hoạt động. Bệnh động mạch vành là dạng bệnh tim phổ biến nhất ở Mỹ và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Bệnh động mạch vành có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ. Vì thế, người trẻ vẫn nên kiểm tra cholesterol định kỳ. Bởi mảng xơ vữa có thể âm thầm tích tụ trong động mạch vành theo thời gian, nhiều người trẻ không nhận ra điều này đang xảy ra cho đến khi có triệu chứng đau thắt ngực hoặc những dấu hiệu khác của cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh động mạch vành là một trong những biến chứng mỡ máu cao.

2. Bệnh động mạch cảnh

Các động mạch cảnh có chức năng mang máu từ tim lưu thông đến não. Bệnh động mạch cảnh là tình trạng các mảng xơ vữa làm thu hẹp các động mạch này, khiến não không nhận đủ máu giàu oxy, dẫn đến một cơn thiếu máu thoáng qua hoặc đột quỵ. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và nhận trợ giúp y tế kịp thời. Đây cũng là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến và nguy hiểm nhất.

3. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến các động mạch ở chân hoặc tay. Sở dĩ các động mạch ở tay và chân được gọi là “ngoại biên” bởi vì chúng cách xa trái tim và vùng trung tâm của cơ thể. PAD xuất hiện phổ biến ở chân hơn là ở cánh tay.

Bệnh thường không có triệu chứng và người bệnh chỉ cảm nhận được triệu chứng khi động mạch ngoại biên bị hẹp ít nhất 60%. Người bệnh có cảm giác đau, mỏi hoặc yếu ở chân khi vận động đi lại và giảm khi được nghỉ ngơi.

4. Tăng huyết áp

Mỡ máu cao và tăng huyết áp có mối liên hệ với nhau. Mảng bám cholesterol làm động mạch cứng và thu hẹp. Vì thế, tim phải chịu áp lực cao để bơm máu qua động mạch và kết quả là huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Người bị tăng huyết áp có các triệu chứng như nhức đầu, nặng đầu, mỏi gáy, chóng mặt, nóng phừng mặt,… Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra huyết áp thường xuyên, vì huyết áp thường tăng dần theo độ tuổi.

Phương pháp chẩn đoán

Lượng cholesterol xấu, cholesterol tốt và các chất béo khác trong máu có thể được xác định bằng cách xét nghiệm máu. Người bệnh được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm mỡ máu. Khoảng thời gian này thường bao gồm cả thời gian ngủ vào ban đêm. Mục đích của việc nhịn ăn là để đảm bảo tất cả thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn và không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Sau khi có kết quả xét nghiệm cholesterol, bác sĩ có thể đánh giá được người bệnh có nguy cơ đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch trong vòng 10 năm tới hay không. Bác sĩ sẽ xem xét chỉ số cholesterol, BMI, tuổi, giới tính, lịch sử gia đình và các yếu tố nguy cơ có thể điều trị được như như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Phương pháp điều trị

Người mắc mỡ máu cao cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bỏ hút thuốc lá, ngưng uống bia rượu và tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Sau một vài tháng, nếu mức mỡ máu vẫn không giảm, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm cholesterol.

1. Thay đổi lối sống

Người bệnh có thể bắt đầu thay đổi lối sống bằng việc xây dựng một thực đơn ăn uống ít chất béo bão hòa và cân bằng dinh dưỡng để giảm mức cholesterol xấu. Người bệnh cần tránh hoặc cắt giảm tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, bánh ngọt, xúc xích, pho mát, kem dừa,… Thay vào đó là các loại thực phẩm nhiều axit béo omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ,… với mức độ vừa phải, khoa học.

2. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Các loại thuốc hạ mỡ máu khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp nhất cho bạn.

  • Statin: Statin là loại thuốc chính được chỉ định cho người mỡ máu cao, nhóm thuốc này ngăn gan sản xuất LDL-cholesterol. Loại thuốc này chỉ được kê đơn cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao vì cần phải dùng thuốc suốt đời. Sau khi ngừng thuốc, mức mỡ máu sẽ bắt đầu tăng trở lại.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế cơ thể hấp thu cholesterol từ thực phẩm ăn uống hàng ngày.
  • Chất cô lập axit mật: Thuốc chứa chất cô lập axit mật giúp làm giảm cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu và ngăn không cho nó được tái hấp thu trong ruột non.
  • Fibrates: Các loại thuốc nhóm fibrates có tác dụng giảm lượng triglyceride trong máu.
  • Ezetimibe: Ezetimibe là một loại thuốc có tác dụng ngăn hấp thu cholesterol từ thức ăn và dịch mật trong ruột vào máu. Bác sĩ có thể chỉ định dùng ezetimibe kết hợp với statin nếu mức cholesterol không giảm khi chỉ dùng statin. Ezetimibe cũng được dùng thay thế nếu người bệnh không thể dùng statin. Ezetimibe hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Bổ sung hoạt chất thiên nhiên giúp điều hòa mỡ máu

Để điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và giảm nguy cơ các biến cố tim mạch, ngoài thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh mỡ máu cao do các yếu tố nội sinh nên bổ sung các thêm các dưỡng chất giúp kiểm soát mỡ máu một cách an toàn.

Mới đây, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm FAZ chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 (Policosanol) có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA và tăng hoạt hóa Receptor tế bào. Nhờ đó, giúp hỗ trợ giảm Cholesterol toàn phần, giảm Triglyceride, giảm Cholesterol xấu, đồng thời tăng Cholesterol tốt, hỗ trợ điều hòa mỡ máu. Đồng thời, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Ngoài thành phần GDL-5 thiên nhiên, FAZ còn chứa các tinh chất quý sau:

  • Red Yeast Rice Powder: Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và sự hình thành cục máu đông, cải thiện tình trạng tăng mỡ máu và tăng huyết áp.
  • Gynostemma Extract: Hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, ngăn ngừa cục máu đông, bệnh xơ vữa động mạch và các tình trạng tim mạch khác.
  • Apple Cider Vinegar Extract: Hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu cao, rối loạn mỡ máu và phòng tránh bệnh tim mạch.

Rối loạn mỡ máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vì thế, điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu là vấn đề cần thiết ở cả người cao tuổi lẫn trẻ tuổi.

Biện pháp phòng ngừa bệnh mỡ máu cao

Để ngăn ngừa mỡ máu tăng cao, mỗi người trong chúng ta ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục, không hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý. Đừng quên kiểm tra mỡ máu mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các yếu tố nguy cơ khác.

1. Chế độ ăn uống khoa học

Bạn cần thay chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa và chất xơ. Các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu, bơ và dầu thực vật giúp làm giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol.

Bạn cần ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây mọng nước để ngăn ngừa tăng mỡ máu. Vì trong rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đặc biệt rất tốt trong việc hỗ trợ giảm mỡ máu. Một số thực phẩm thực phẩm khác có thể giúp làm giảm cholesterol là gừng, hành tây, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ,…

  • Bơ: Bơ chứa nhiều axit béo không bão hòa, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
  • Cam quýt: Cam quýt là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate trong ruột. Ngoài ra, cam quýt cũng chứa hesperidin, một chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp.
  • Táo và lê: Táo và lê là hai loại trái cây phổ biến và dễ tìm. Chúng không chứa chất béo, cholesterol, natri, và có lượng calo thấp. Táo và lê cung cấp nhiều chất xơ không hòa tan, như pectin và lignin, giúp kết dính và loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể. Bạn có thể ăn táo và lê nguyên vẹn hoặc làm salad trộn với sữa chua.
  • Quả mọng: Quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho… đều có hàm lượng chất xơ cao và giàu các chất chống oxy hóa như anthocyanin, resveratrol, vitamin C… Các chất này giúp bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm cholesterol trong máu.

Bạn nên ưu tiên ăn thịt trắng thay vì thì đỏ, chẳng hạn như ăn từ 2-3 bữa cá mỗi tuần thay thịt, điều này đặc biệt tốt đối với người cao tuổi. Hãy sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong nấu ăn hàng ngày.

Bạn có thể hạn chế sự tăng lượng cholesterol và triglycerid trong máu bằng cách tránh ăn các món chiên xào, những món ăn có nội tạng động vật như óc, tim, thận, gan. Các loại thịt đỏ nhiều chất béo, da của các loại gia cầm như vịt, gà, ngan cũng cần cắt giảm để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao.

Xem thêm: Mỡ máu cao uống gì tốt? 16 loại nước nên uống cải thiện mỡ máu

Cà phê sữa, bánh ngọt, nước ngọt, chè, trà sữa… là món ăn yêu thích của nhiều người trẻ. Tuy nhiên, nếu ăn ngọt thường xuyên, khiến cơ thể tiêu thụ đường quá mức sẽ ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể.

Ăn nhiều thực phẩm chứa đường sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt, tăng nồng độ cholesterol xấu và triglyceride trong máu. Vì thế, bạn cần điều chỉnh các loại thức ăn này một cách phù hợp.

phòng ngừa mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao có thể phòng ngừa bằng cách ăn uống khoa học

2. Hoạt động thể chất thường xuyên

Bạn nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao với cường độ trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Những môn thể thao bạn có thể lựa chọn như:

  • Chạy bộ: Chạy bộ đều đặn mỗi tuần có thể giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh mỡ máu cao hiệu quả.. Tuy nhiên, chạy bộ chỉ có thể áp dụng cho những người không có các vấn đề về xương khớp.
  • Đi bộ nhanh: Đi bộ nhanh và chạy bộ đều mang đến lợi ích giúp bạn giảm nguy cơ tăng mỡ máu và huyết áp cao. Đặc biệt, đi bộ nhanh là một hình thức tập luyện phù hợp với những người lớn tuổi.
  • Đạp xe: Đạp xe giúp đốt cháy năng lượng một cách nhanh chóng, nhưng ít gây áp lực đến khớp so với hoạt động chạy bộ. Vì thế, những người đang gặp vấn đề liên quan đến xương khớp có thể đạp xe để ngăn ngừa mỡ máu cao và nâng cao sức khỏe.
  • Bơi lội: Bơi lội giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, phân phối chất béo và LDL-cholesterol tốt hơn. Đây cũng là một môn thể thao giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress hiệu quả.
  • Nâng tạ: Nâng tạ là bài tập đối kháng, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý khác. Bạn nên nâng tạ từ 15 đến 20 phút mỗi lần, từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
  • Yoga: Yoga là bài tập giúp giảm stress, cân bằng hormone và góp phần giảm cholesterol trong máu. Bạn nên thực hiện yoga từ 30 đến 60 phút mỗi lần, từ 3 đến 5 lần mỗi tuần.

2. Bỏ thuốc lá

Để phòng ngừa mỡ máu cao và bệnh tim mạch bạn cần từ bỏ việc hút thuốc lá ngay từ hôm nay. Bởi thuốc lá không chỉ gây tổn thương các mạch máu, làm giảm HDL-cholesterol và tăng LDL-cholesterol mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của sức khỏe. Một người bỏ hút thuốc hoàn toàn trong 15 năm, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc.

Hút thuốc càng nhiều thì lượng mỡ được đào thải càng ít, dẫn đến xuất hiện mỡ thừa trong máu, tích tụ tại mạch máu ở tim, ngăn dòng chảy của máu và cục máu đông xuất hiện gây nhồi máu, đột quỵ.

3. Hạn chế rượu bia

Theo Bộ Y tế, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn nên bạn cần hạn chế tối đa. Khi phải uống, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn mỗi ngày, nữ giới không uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương với một cốc bia 330ml hoặc một ly rượu vang 100ml (13,5%).

Uống quá nhiều rượu làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Uống rượu bia còn dễ dẫn đến béo phì, một trong những nguyên nhân chính làm tăng lipid trong máu. Vì vậy, bạn cần tránh rượu bia để phòng ngừa mỡ máu cao.

4. Duy trì cân nặng phù hợp

Một người có chỉ số BMI trong phạm vi béo phì đồng nghĩa với việc cơ thể đang thừa chất béo. Tình trạng này sẽ làm chậm quá trình loại bỏ LDL-cholesterol khỏi máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do đó, duy trì cân nặng ở mức bình thường, đảm bảo chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 24,9 là điều hết sức quan trọng.

Mỡ máu cao thường tiến triển trong âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần xét nghiệm mỡ máu và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.

07:56 01/04/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest