Mua Faz

8 nguyên nhân mỡ máu cao và đối tượng dễ mắc

06:26 24/11/2023

Mỡ máu cao đang trở thành căn bệnh thời đại, có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân mỡ máu cao đến từ đâu, những ai dễ gặp phải, làm gì để cải thiện hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

nguyên nhân mỡ máu cao

Mỡ máu cao là bệnh gì?

Mỡ máu cao là tình trạng một hoặc nhiều thành phần mỡ trong máu cao hơn bình thường, như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và chất béo trung tính (triglycerides). Khi các thành phần này gia tăng quá mức, có thể gây nên tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch.

Để biết được mỡ máu của bản thân có bất thường hay không, bạn có thể đối chiếu với bảng trị số sau:

Loại mỡ máu Trị số bình thường Trị số không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần Dưới 200 mg/dL

(<5,2 mmol/L)

Trên 240 mg/dL

(> 6,2 mmol/L)

LDL-c Dưới 130 mg/dL

(<3,3 mmol/L)

Trên 160 mg/dL

(> 4,1 mmol/L)

Triglyceride Dưới 150 mg/dL

(<1,7 mmol/L)

Trên 200 mg/dL

(> 2,3 mmol/L)

HDL-c Trên 50 mg/dL

(> 1,3 mmol/L)

Dưới 40 mg/dL

(< 1 mmol/L)

8 nguyên nhân mỡ máu cao thường gặp

Có 2 nhóm nguyên nhân mỡ máu cao chính: nguyên nhân nguyên phát (do yếu tố di truyền) và nguyên nhân thứ phát (do lối sống).

1. Nguyên nhân nguyên phát

Đột biến gen có thể di truyền làm rối loạn chuyển hóa chất béo và là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao trong gia đình. Người bị mỡ máu cao di truyền thường có nguy cơ mắc bệnh tim từ nhỏ và nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mỡ máu cao khi có yếu tố di truyền. Do đó, nếu có người thân có tiền sử bị rối loạn mỡ máu, bạn nên chú ý kiểm tra các chỉ số cholesterol đều đặn, trung bình 6 tháng – 1 năm/lần.

2. Nguyên nhân thứ phát

Các nhóm nguyên nhân bệnh mỡ máu cao thứ phát thường gặp:

2.1 Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa

  • Một chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol “xấu” trong máu (LDL-c). Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều ở thịt đỏ, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa và một lượng nhỏ đến từ thực vật như cọ, dừa, cacao, các loại cây dầu…
  • Chất béo chuyển hóa là viết tắt của các axit béo trans. Chất béo này xuất phát từ các loại dầu thực vật và bị hydro hóa trong quá trình chế biến thức ăn. Nó được xếp vào nhóm chất béo “xấu” vì làm giảm hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL-c), tăng cholesterol “xấu” (LDL-c) và triglycerides. Bên cạnh đó, việc loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi cơ thể còn khó hơn chất béo bão hòa.
nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao

Chất béo chuyển hóa gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 3 lần so với chất béo bão hòa

2.2 Thiếu vận động

Khi cơ thể ít vận động, nồng độ cholesterol “xấu” tăng làm thành động mạch tích tụ mỡ, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

2.3 Hút thuốc lá

Hút thuốc lá chính là nguyên nhân làm giảm HDL-c, đồng thời tăng LDL-c. Khí CO và độc chất nicotine trong thuốc lá kết hợp với nhau gây tổn thương nội mạc, làm giảm khả năng đào thải lượng mỡ thừa trong máu. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ mỡ máu cao ở những người nghiện thuốc lá lâu năm. Ngoài ra, lượng mỡ thừa tích tụ trong mạch máu còn tạo điều kiện hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch.

2.4 Thuốc men

Một số loại thuốc khi sử dụng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể như: thiazid, retinoid, các thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen và progestin và glucocorticoid. [1]

2.5 Bị thừa cân, béo phì

Người bị thừa cân, béo phì thường có thành phần mỡ trong máu vượt mức bình thường. Chế độ ăn nạp nhiều calo nhưng ít vận động làm mỡ “nội tạng” quanh bụng tăng, khiến cholesterol “xấu” (LDL-c) tăng theo, gây nguy cơ xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

2.6 Tuổi và giới tính

Khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa, trong đó có giảm chức năng điều hòa cholesterol. Nữ giới có độ tuổi từ 15 – 45 thường có tỷ lệ triglyceride thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen có sự thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa chất béo (triglyceride tăng cao). Từ đó, tác động trực tiếp lên các mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

2.7 Tình trạng sức khỏe

Một số bệnh lý như đái tháo đường, suy tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây mỡ máu cao.

  • Người bị bệnh đái tháo đường do có sự thiếu hụt insulin trong máu hoặc do tình trạng đề kháng insulin khiến mức LDL-c tăng cao.
  • Khi bệnh nhân bị suy giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, làm nồng độ cholesterol và triglyceride tăng.

Triệu chứng mỡ máu cao

Hầu hết tình trạng mỡ máu cao phát triển “âm thầm”, người bệnh thường không có triệu chứng cụ thể. Thông thường, mỡ máu cao được phát hiện nhờ xét nghiệm máu hoặc đến khi người bệnh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, tăng huyết áp…

Một số ít trường hợp có lượng mỡ máu quá cao vượt mức cho phép có thể gây ra những dấu hiệu bất thường như:

  • Xuất hiện nốt phồng to hoặc nổi ban vàng dưới da: Hiện tượng này được hình thành do sự tích tụ chất béo dưới da hoặc vùng xung quanh gân và khớp (chủ yếu ở vùng khuỷu tay, lưng, bắp đùi, gót chân).
  • Xuất hiện cơn đau thắt ngực không thường xuyên: Những cơn đau này thường xảy ra trong thời gian ngắn. Khi được nghỉ ngơi, cơn đau thắt ngực sẽ thuyên giảm nhưng dễ tái phát khi làm việc quá sức. Thậm chí nó còn gây đau lan tỏa đến các cơ quan khác của cơ thể như: cổ, hàm, hai bên cánh tay, vùng dạ dày hoặc vùng sau lưng.
  • Có dấu hiệu đục rìa giác mạc: Mắt có một vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh quanh giác mạc mắt.
nguyên nhân gây mỡ máu cao

Đục rìa giác mạc là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo mỡ máu tăng cao

Ngoài ra, khi lượng triglyceride cao, tụy có thể bị viêm gây đau bụng đột ngột, buồn nôn, nhức đầu mệt mỏi…

Xem thêm: 3 triệu chứng mỡ máu cao biểu hiện bên ngoài rất dễ nhận biết

Đối tượng nguy cơ gặp mỡ máu cao

Trước đây, tình trạng mỡ máu cao thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Nhưng gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh ở người có độ tuổi từ 35 – 44. Một số đối tượng có nguy cơ gặp rối loạn mỡ máu cao hơn người khác bao gồm:

  • Người có thói quen lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều.
  • Người ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo, thức ăn nhanh.
  • Người mắc hội chứng chuyển hóa: thừa cân, béo phì, tiểu đường, suy giáp,…
  • Người có người thân trong gia đình bị rối loạn mỡ máu
  • Phụ nữ mãn kinh.

HỖ TRỢ KIỂM SOÁT MỠ MÁU BẰNG TINH CHẤT THIÊN NHIÊN

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học có tên GDL- 5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol toàn phần, LDL-c và triglycerides trong máu một cách an toàn và hiệu quả.

Nhờ cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, GDL-5 giúp giữ lại các thành phần mỡ máu ở mức cần thiết và có lợi cho cơ thể, từ đó hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu lâm sàng năm 2019, sau 12 tuần sử dụng, GDL-5 giúp giảm 9.6% cholesterol toàn phần, giảm 21% LDL-c.

Tại Việt Nam, FAZ là sản phẩm duy nhất chứa tinh chất quý GDL-5, được nhiều chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ điều hòa mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng do mỡ máu cao gây nên.

Hiện FAZ đã có mặt ở hơn 25.000 nhà thuốc, người dùng có thể tìm mua FAZ ở nhà thuốc gần nhất. Trường hợp muốn mua hàng online, bạn có thể truy cập website ecogreen.com.vn, cửa hàng chính thức trên các kênh thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee hoặc gọi đến hotline (028) 7307 6089.

faz hỗ trợ tình trạng mỡ máu cao

Các nguyên nhân mỡ máu cao nếu không được cải thiện có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ mỡ máu cao, mỗi người cần phải duy trì lối sống khoa học, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều hòa mỡ máu. Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các chỉ số mỡ máu và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

06:26 24/11/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest