Mua Faz

4 quan niệm sai lầm về rối loạn mỡ máu

Cholesterol là một chất gây hại cho cơ thể, rối loạn mỡ máu là bệnh của người già và người thừa cân, rối loạn mỡ máu không nguy hiểm… là những hiểu sai phổ biến về rối loạn mỡ máu.

Cholesterol luôn có hại cho cơ thể?

Hiện nay, nhiều người quan niệm cholesterol là một chất có hại. Tuy nhiên, điều này là không chính xác.

Theo các chuyên gia, cholesterol là một chất béo có trong máu, thành phần không thể thiếu để tạo nên màng tế bào, đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa. Cơ thể cần cholesterol để sản xuất ra một số hormone, axit mật và vitamin D. Cholesterol cần thiết cho các hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống… Cholesterol chỉ gây hại khi hàm lượng cholesterol trong máu vượt ngưỡng cần thiết của cơ thể.

Cholesterol luôn có hại cho cơ thể?

Cholesterol có hại khi nồng độ của chúng trong máu tăng cao, gây các mảng xơ vữa trong lòng mạch

Cholesterol không tan trong nước nên được vận chuyển bởi các hạt lipoprotein, bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL-c) và mật độ cao (HDL-c). Trong đó, LDL- cholesterol được coi là “cholesterol xấu” vì khi dư thừa, chúng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Còn HDL- cholesterol được mệnh danh là “cholesterol tốt” vì chúng dọn dẹp cholesterol dư thừa và mang nó trở lại gan. Sau đó, gan sẽ thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Lượng HDL-cholesterol cao trong mức bình thường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Người trẻ không bị rối loạn mỡ máu?

Nếu như trước đây, rối loạn mỡ máu thường xuất hiện ở người cao tuổi thì hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 26% người trong độ tuổi 25 – 74 bị rối loạn mỡ máu. Một nghiên cứu ở Thái Bình vào năm 2020 cho thấy, có đến 56,1% người trên 30 tuổi bị rối loạn mỡ máu. Tại Mỹ, gần 94 triệu người từ 20 tuổi trở lên có chỉ số cholesterol toàn phần cao hơn 200mg/dL.

Những lý do phổ biến khiến bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng gia tăng ở người trẻ là do lối sống thừa dinh dưỡng lại thiếu vận động, ăn quá nhiều chất đạm, chất béo nhưng lại thiếu hụt chất xơ và vitamin, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá…

Người trẻ không bị rối loạn mỡ máu?

Lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây rối loạn mỡ máu ở người trẻ

Rối loạn mỡ máu không xảy ra ở người gầy?

Theo các chuyên gia, chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng sức khỏe là không chính xác. Gầy và mỡ trong máu là hai thông số độc lập với nhau. Mặc dù tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở người thừa cân, béo phì rất cao nhưng điều này không có nghĩa căn bệnh này “miễn nhiễm” với người gầy.

Người gầy vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt mỡ, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,…

Ngoài ra, cholesterol trong cơ thể được hình thành từ 2 nguồn: 20% từ thực phẩm và 80% do cơ thể tự tổng hợp. Một số người mặc dù không thừa cân, thậm chí là gầy, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhưng LDL-Receptor tế bào bị suy yếu, không tiếp nhận cholesterol và chuyển cholesterol vào trong tế bào cho các mô và cơ quan sử dụng thì vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu.

Rối loạn mỡ máu không có gì nguy hiểm?

Vì rối loạn mỡ máu diễn tiến trong âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo trước nên nhiều người có tâm lý chủ quan, cho rằng bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, rối loạn mỡ máu lại là “sát thủ thầm lặng” của nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có 11.000 Việt người tử vong do đột quỵ. Trong đó, 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol.

Do đó, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong do rối loạn mỡ máu gây ra là điều hết sức cấp thiết.

Rối loạn mỡ máu không có gì nguy hiểm?

Nhồi máu cơ tim là một biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh: luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày; thực hiện chế độ ăn uống khoa học (hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, giàu cholesterol như nội tạng động vật, các chất bột đường; thay vào đó nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,…); bỏ thuốc lá; không lạm dụng rượu, bia; dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng;…

Song song với lối sống khoa học, người bệnh nên bổ sung thêm các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng tăng hoạt hóa receptor tế bào, giúp kiểm soát mỡ máu một cách an toàn, nhất là người bệnh rối loạn mỡ máu do các yếu tố nội sinh.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và tinh chiết thành công tinh chất thiên nhiên GDL-5 (policosanol, được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ), có khả năng điều hòa cholesterol một cách tự nhiên, cải thiện hoạt động của các receptor tế bào. Từ đó, làm giảm đáng kể số lượng LDL – cholesterol “xấu”, tăng số lượng HDL – cholesterol “tốt” trong máu, giúp điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm do mỡ máu tăng cao.

box faz

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc

13:57 23/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest