Người bị mỡ máu cao kiêng ăn gì? 9 loại thực phẩm nên tránh
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu cao. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học là việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng này. Vậy mỡ máu cao kiêng ăn gì? Lưu ý tránh những thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng mỡ cao xấu hơn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến mỡ máu như thế nào?
Rối loạn mỡ máu (thường được gọi là mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của lượng lipid trong máu gồm: Tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-Cholesterol, tăng triglyceride, giảm HDL-Cholesterol.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao như béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia, nhưng chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh được xem là nguyên nhân chính.
Có khoảng 20% cholesterol trong cơ thể được hấp thu từ thức ăn, và chỉ có thức ăn từ nguồn gốc động vật mới có chứa cholesterol. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa cholesterol cao như thịt đỏ, bơ, phô mai, nội tạng động vật, thức ăn chiên ngập dầu mỡ, sữa béo… khiến cơ thể dễ bị rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) và dẫn đến sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và gây nhồi máu cơ tim. Một chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa cholesterol là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao
Người bị mỡ máu cao kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc và các loại hạt, sản phẩm từ đậu nành… Người bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì là điều nhiều người quan tâm, nên cần tránh các thực phẩm làm tăng cholesterol xấu gồm các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường.
1. Thịt đỏ
Mỡ máu không nên ăn gì? Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, thịt dê… thường chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thực phẩm có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn như thịt gà bỏ da, ức gà tây, cá, đậu. Tuy nhiên, người bệnh không được ăn quá 85g mỗi khẩu phần ăn.

Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Người mỡ máu cao nên kiêng các loại thịt đỏ
2. Thức ăn chế biến sẵn
Người mỡ máu cao không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, thịt hộp… Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều calo, dầu mỡ, chất béo đã bị chuyển hóa và có hàm lượng triglyceride cao, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
3. Đồ chiên rán
Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán… chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ triglyceride, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, người bệnh nên tránh xa đồ ăn chiên rán và thay thế bằng đồ ăn được chế biến bằng cách hấp, luộc.
4. Phô mai
Cholesterol trong phô mai nhiều hơn so với cholesterol trong các loại bánh kẹo, khiến LDL-Cholesterol và huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, người bị mỡ máu cao nên hạn chế các loại phô mai, kem từ phô mai.

Mỡ máu cao kiêng ăn gì? nên hạn chế các loại phô mai, kem từ phô mai
5. Bơ và bơ thực vật
Mặc dù bơ thực vật không có cholesterol và chứa nhiều chất béo không bão hòa. Tuy nhiên, trong quá trình hydro hóa dầu ăn, phần lớn các chất béo không bão hòa sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
6. Dầu cọ và dầu dừa
Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Mặc dù có nguồn gốc thực vật nhưng dầu cọ và dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Do đó, tiêu thụ nhiều dầu cọ và dầu dừa có thể làm tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL-Cholesterol.
7. Thực phẩm chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp… chứa hàm lượng đường cao, làm tăng nguy cơ chuyển hóa thành các triglyceride, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Xem thêm: Mỡ máu cao uống gì tốt? 16 loại nước nên uống cải thiện mỡ máu
8. Nội tạng động vật
Người bị mỡ máu không nên ăn gì? Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng đây lại là món ăn người bệnh mỡ máu cao cần tránh. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ quá 200mg cholesterol mỗi ngày. [1]
Tuy nhiên, các loại nội tạng động vật như: gan, tim, phèo… đều chứa cholesterol cao. Cứ 100g gan của các loại động vật chứa hơn 500mg cholesterol, vượt xa so với lượng cholesterol khuyến cáo hằng ngày. Do đó, người mỡ máu cao nên tránh xa các loại nội tạng động vật.

Các loại gan động vật chứa nhiều cholesterol người mỡ máu cao nên tránh xa
9. Sữa béo
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, chất béo bão hòa trong các loại sữa như: sữa bò tươi sữa nguyên chất, sữa dê, sữa chua nguyên kem làm tăng cholesterol xấu, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Do đó, người bệnh mỡ máu cao có thể thay bằng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa gạo.
Làm gì để cải thiện tình trạng mỡ máu cao?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, người rối loạn mỡ máu nên tham khảo một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh sau:
1. Vận động thường xuyên
Vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần ngoài đốt cháy mỡ thừa còn giúp làm tăng mức HDL-c, giảm mức cholesterol toàn phần, LDL-c và chất béo trung tính. Một số bài tập phù hợp với người bị mỡ máu máu cao như aerobic, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, nhảy dây…
2. Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá
Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng LDL-C và giảm HDL-C đáng kể. Do đó, người bệnh mỡ máu cao nên hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá và tránh đứng gần những người đang hút thuốc để khỏi hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động).

Người bệnh mỡ máu cao nên từ bỏ thuốc lá và tránh thuốc lá thụ động
3. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
4. Điều hòa mỡ máu an toàn, hiệu quả với dưỡng chất từ thiên nhiên
Song song với việc duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh có thể bổ sung thêm các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng kiểm soát mỡ máu, giảm cholesterol. Từ đó, cải thiện tình trạng mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch và bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất thiên nhiên GDL-5 (policosanol) tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, có khả năng hỗ trợ cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên.
Nhờ đó, GDL-5 giúp làm giảm đáng kể số lượng LDL-C và gia tăng số lượng của HDL-C trong máu, góp phần điều hòa mỡ máu hiệu quả, an toàn. Nghiên cứu lâm sàng nhiều nước trên thế giới cho thấy, sau 12 tuần sử dụng GDL-5, giúp giảm 10% cholesterol toàn phần, giảm 20% LDL-c và tăng 19.7% HDL-c.
Hiện nay, FAZ là một trong những sản phẩm hiếm hoi có chứa GDL-5, được tinh chiết và sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Mỹ giữ lại được 5 thành phần quý: Octacosanol, Triacosanol, Nonacosanol, Heptacosanol và Hexacosanol giúp phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ:
- Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, giảm triglyceride, từ đó giúp cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ do mỡ máu cao.
- Kiểm soát và làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Bổ sung 1 viên FAZ mỗi ngày giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu, phòng bệnh tim mạch hiệu quả, an toàn.
Nắm được thông tin mỡ máu cao kiêng ăn gì và những biện pháp giúp điều hòa mỡ máu, có thể giúp người bệnh cải thiện được tình trạng mỡ máu cao và bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, đừng quên bổ sung 1 viên FAZ mỗi ngày.



- UCSF Health. (2023, May 8). Cholesterol content of foods. ucsfhealth.org. https://www.ucsfhealth.org/education/cholesterol-content-of-foods
- Harvard Health. (2023, June 22). 4 foods not to eat if you have high cholesterol. https://www.health.harvard.edu/heart-health/4-foods-not-to-eat-if-you-have-high-cholesterol